Bộ thuật ngữ về năng lượng hạt nhân Việt-Trung-Anh


Cuốn “Tuyển tập các thuật ngữ cơ bản về năng lượng hạt nhân” này được lập ra vào tháng 3 năm 1991 dưới hình thức là tài liệu đọc bổ sung tại Hội thảo phòng chống thảm họa năng lượng hạt nhân do Cơ quan nghiên cứu phát triển năng lượng nguyên tử Nhật Bản tổ chức. Tài liệu giới thiệu và giải thích các vấn đề cơ bản về năng lượng hạt nhân và các từ chuyên ngành liên quan đến phòng chống thảm họa hạt nhân. Dịch Thuật SMS mời các bạn cùng tham khảo

Click chọn nhóm chữ cái phù hợp rồi nhấn Ctrl+F để tìm thấy từ cần tra cứu.


[restabs alignment=”osc-tabs-left” pills=”nav-pills” responsive=”true” icon=”true” text=”More”]

 

 

[restab title=”ABCDEFG” active=”active”]

Bộ thuật ngữ về năng lượng hạt nhân Việt-Trung-Anh

An toàn bức xạ/an toàn phóng xạ (radiation protection, radiological protection  放射線防護)

 

Là việc bảo toàn môi trường khi sử dụng năng lượng nguyên tử và tia phóng xạ, và bảo vệ con người, v.v… khỏi các ảnh hưởng có hại của tia phóng xạ, v.v….

 

nh hưởng (Hiệu ứng) cơ thể (somatic effect  身体的影響)

 

Là những ảnh hưởng biểu hiện ra bên ngoài cơ thể của người bị nhiễm xạ. Tùy thuộc vào thời gian từ khi bị phơi nhiễm cho đến khi có biểu hiện bên ngoài, ảnh hưởng (hiệu ứng) cơ thể

được chia thành ảnh hưởng cấp tính và ảnh hưởng (hiệu ứng) trễ.

 

Ảnh hưởng cấp tính là ảnh hưởng thể hiện ra bên ngoài sau khoảng vài chục ngày kể từ khi bị tiếp xúc với một lượng bức xạ lớn. Có thể thấy rõ nhất dựa vào những triệu chứng lâm sàng. Triệu chứng khác nhau ở mỗi người nhưng thông thường nếu bị nhiễm xạ toàn thân với liều lượng từ 250 mSv trở lên thì lượng bạch cầu sẽ giảm xuống, từ 1.000~1.500 mSv bắt đầu xuất hiện các triệu chứng. Trong vòng 30 ngày sau khi nhiễm xạ, 50% số người sẽ tử vong nếu lượng bức xạ là 4.000mSv, và 100% tử vong nếu lượng bức xạ là 7.000mSv.

 

Những ảnh hưởng cấp tính như thế này sẽ không biểu hiện ra bên ngoài nếu lượng bức xạ thấp hơn mức độ xác định, còn gọi là ngưỡng an toàn. Mức độ nặng nhẹ gây ra trên cơ thể người phụ thuộc vào lượng bức xạ và được phân thành hai loại: ảnh hưởng xác định và ảnh hưởng (hiệu ứng) ngẫu nhiên. Ngoài ra, lượng bức xạ gây tử vong cho con người bởi ảnh hưởng cấp tính được gọi là liều tử vong.

 

Ảnh hưởng chậm phát sau khi trải qua thời gian ủ bệnh từ vài năm đến vài chục năm sẽ biểu hiện ra bên ngoài với các triệu chứng của bệnh ung thư, bệnh máu trắng hoặc đục thủy tinh thể… Không phải ai bị nhiễm phóng xạ cũng mắc bệnh ung thư và máu trắng, xác suất phát sinh những căn bệnh như ung thư ở một nhóm người bị phơi nhiễm được cho là tỷ lệ với liều lượng bức xạ. Và những ảnh hưởng như thế này được gọi là ảnh hưởng mang tính xác suất. Về việc có hay không ngưỡng an toàn ở ảnh hưởng mang tính xác suất vẫn chưa được chứng minh rõ ràng, tuy nhiên theo Uỷ ban Quốc tế về an toàn bức xạ hạt nhân (ICRP) suy đoán rằng

không có ngưỡng an toàn đối với ảnh hưởng mang tính xác suất này nhằm mục đích khuyến cáo mọi người không nên đánh giá quá thấp ảnh hưởng của nó.

 

Những triệu chứng của ảnh hưởng xuất hiện sau khi bị phơi nhiễm và liều lượng gây ảnh

hưởng:

 

Lượng bức xạ

 

(mSv)

 

Triệu chứng

Dưới 250 Về mặt giám định y khoa, chưa công nhận có triệu

 

 

 

250 Ngưỡng an toàn mà bạch cầu giảm xuống tạm thời.
500 Bạch cầu giảm xuống tạm thời và sắp phục hồi.
 

1.000

Nôn mửa, thổ tả, toàn thân mệt mỏi, bạch huyết cầu

giảm mạnh.

 

1.500

50% số người có triệu chứng xây xẩm (giống như bị

say rượu 2, 3 ngày).

2.000 5% số người  bị tử vong.
4.000 50% số người bị tử vong trong vòng 30 ngày.
6.000 90% số người bị tử vong trong vòng 2 tuần.
7.000 100% số người bị tử vong.

(Khi bị phơi nhiễm toàn thân tạm thời tia gama hoặc tia X)

nh hưởng (Hiệu ứng) mang tính di truyền (hereditary effect, generic effect  遺伝的影響) Là ảnh hưởng (hiệu ứng) mang tính di truyền xảy ra ở đời sau do nhiễm xạ từ đời cha mẹ để

lại. Tỷ lệ (số người) phát sinh ảnh hưởng này tỷ lệ thuận với lượng bức xạ tiếp nhận và mật độ tiếp xúc của con người. Các điều tra về nạn nhân nhiễm xạ bom nguyên tử vẫn chưa xác định được những ảnh hưởng (hiệu ứng) mang tính di truyền trên con người. Từ kết quả thí nghiệm được thực hiện trên động vật, người ta ước tính được rằng: có khoảng 4/100.000 trường hợp những dị tật nặng di truyền lại cho thế hệ sau khi cha hoặc mẹ có độ phơi nhiễm khoảng 10 mSv. Theo báo cáo của Ủy ban khoa học liên hợp quốc (năm 1982), ngay cả với những trường hợp không phải do nhiễm xạ thì cứ 100 trẻ em sinh ra có 10,5 trẻ bị dị tật nặng do di truyền nào đó (tỷ lệ phát sinh tự nhiên là 10,5%). Bên cạnh đó, người ta ước tính được rằng với liều lượng

1.000 mSv thì tỷ lệ phát sinh ảnh hưởng (hiệu ứng) mang tính di truyền sẽ tăng gấp đôi so với tỷ lệ phát sinh tự nhiên. (->ảnh hưởng xách định và ảnh hưởng không xác định)

 

nh hưởng (Hiệu ứng) ngẫu nhiên và ảnh hưởng tất định (tất nhiên) (Stochastic effect and

Deterministic effect  確率的影響と確定的影響)

 

Giống với ảnh hưởng (hiệu ứng) mang tính di truyền và ung thư, ảnh hưởng (hiệu ứng) ngẫu nhiên là một trong số các ảnh hưởng của tia phóng xạ đối với cơ thể người tăng lên khi tỷ lệ phát sinh (tỷ lệ số người bị ung thư trong số những người bị nhiễm bức xạ) của các ảnh hưởng

 

 

 

này tăng lên theo sự gia tăng của lượng bức xạ tiếp nhận. Mức độ ảnh hưởng được xem là không tồn tại trong lượng tia tiếp nhận. Trong trường hợp này, trên phương diện an toàn bức xạ/an toàn phóng xạ, không có ngưỡng an toàn bức xạ (lượng tia không gây ra ảnh hưởng trong phạm vi lượng tia thấp hơn so với quy định) là một giả thiết an toàn. Trong kết quả điều tra các nạn nhân của bom nguyên tử ở Hiroshima và Nagasaki, sự gia tăng ảnh hưởng (hiệu ứng) mang tính di truyền bởi bức xạ vẫn chưa được công nhận. Ngoài ra, sự gia tăng tỷ lệ phát sinh bệnh ung thư khi lượng bức xạ ở mức thấp hơn 0,2 Sv cũng chưa được công nhận. (→ Ảnh hưởng (hiệu ứng) mang tính di truyền)

 

Mức độ ảnh hưởng nặng hơn do sự gia tăng của lượng tia tiếp nhận ứng với từng ngưỡng giới hạn và gây ra những tác động như rụng tóc, vô sinh, v.v… gọi là ảnh hưởng xác định và chỉ những người tiếp xúc với tia phóng xạ mới được gọi là có ảnh hưởngs. (→ Ảnh hưởng (Hiệu

ứng) cơ thể)

 

 

Ảnh hưởng tia phóng xạ lên cơ thể người

 

 

 

 

 

 

Ảnh hưởng

cơ thể

Ảnh hưởng thời kỳ đầu

 

 

 

 

 

Ảnh hưởng phát chậm

Rụng tóc,vô

sinh, v.v…

 

 

 

Bệnh bạch tạng

 

 

Ảnh

hưởng xác

định

 

Có ngưỡng giới hạn

 

 

Bệnh ung thư,

máu trắng

 

 

Tác động xác

định

 

Ảnh hưởng mang tinh di truyền

Tác động di truyền

( Giả thiết không có

ngưỡng giới hạn )

 

 

 

 

nh hưởng (Hiệu ứng) trễ (late effect (latent effect)  晩発的影響) (→身体的影響) (→ Ảnh hưởng (Hiệu ứng đến cơ thể)

 

Áp lực biên (pressure boundary 圧カバウンダリ)

 

Lò nước nhẹ là hệ thống máy cần hấp thu một lượng áp lực lớn cho hệ thống làm mát chính khi vận hành. Cấu tạo lò nước sôi (BWR) bao gồm thùng lò phản ứng, hệ thống ống dẫn, bơm tuần hoàn, van, v.v… ; ở lò áp lực được cấu thành có bổ sung thêm những thiết bị như là tăng áp,

một phần của thiết bị tạo hơi nước, v.v.… vó vai trò cực kỳ quan trọng trong việc duy trì an toàn do những sự cố có thể phát sinh ở quá trình làm đầy nước trở lại khi chúng bị hư.

 

Ba luật cơ bản của năng lượng nguyên tử (three fundamental rules of atomic energy  原子力

 

 

 

三原則) (→原子力基本法)(→ Luật cơ bản về năng lượng nguyên tử)

 

Bảo vệ thực thể (vật liệu và cơ sở hạt nhân) (physical protection  核物質防護) (of nuclear material and facilities)

 

Là công tác ngăn ngừa nhiên liệu hạt nhân bị đánh cắp ở kho dự trữ hay trong quá trình vận chuyển, ngăn ngừa các thiết bị vận chuyển và cơ sở vật chất bảo quản nhiên liệu hạt nhân, vận chuyển nhiên liệu hạt nhân bị hư tổn, hoặc những chế độ liên quan đến cách thức thực hiện những hoạt động này. Hiện tại đã xây dựng được cách thức theo quy định trong luật về các quy chế liên quan nguồn nguyên liệu hạt nhân, chất làm nhiên liệu hạt nhân và lò phản ứng theo “điều ước liên quan đến vấn đề bảo vệ thực thể (vật liệu và cơ sở hạt nhân)” quốc tế. Điều ước có hiệu lực vào năm 1987, năm 1988 Nhật cũng tham gia ký kết hiệp ước này. Về cơ sở vật chất, đã xây dựng biện pháp chống xâm nhập 3 tầng dựa vào số lượng và chủng loại nhiên liệu hạt nhân. Bên cạnh đó, các biện pháp bảo vệ thích hợp dựa trên số lượng và chủng loại nhiên liệu hạt nhân trong quá trình vận chuyển cũng đã được xây dựng. Plutonium và urani 235 có khối lượng từ 15 gram trở lên là đối tượng áp dụng của bảo vệ thực thể (vật liệu và cơ sở hạt nhân).

 

Becqrell (Becqrell  ベクレル) (→放射能の単位) (→Đơn vị hoạt độ phóng xạ)

 

Bệnh viện chuyên khoa về rủi ro bức xạ (designated hospitals for radiation hazards  放射線 障害専門病院)

 

Ngoài Cơ quan Nghiên cứu tổng hợp y học phóng xạ, bệnh viện chuyên khoa về rủi ro bức

xạ là các bệnh viện đại học hay các cơ quan y tế nhà nước có các chuyên gia về sự cố tia phóng xạ.

 

Biện pháp an toàn bức xạ (radiation protection countermeasures   防護対策) (→被ばく防 護対策) (→ Các biện pháp bảo vệ chiếu xạ)

 

Biện pháp bảo vệ cho những nhân viên ngăn ngừa thảm họa (protection measures for disaster prevention workers  防災業務関係者の防護措置)

 

Khi được dự báo xảy ra phơi nhiễm bức xạ do vật liệu phóng xạ phóng ra, những người làm công tác phòng ngừa thảm họa phải thực hiện các biện pháp như đeo liều kếcá nhân, dụng cụ bảo vệ cần thiết, đeo mặt nạ bảo vệ, uống sẵn thuốc iodine ngăn ngừa phơi nhiễm phóng xạ, v.v…. Ủy ban an toàn bức xạ Nhật Bản quy định các chỉ số tới hạn ngăn ngừa thảm họa năng lượng nguyên tử như dưới đây làm chỉ tiêu phòng ngừa bức xạ lên những người làm công tác phòng ngừa thảm họa có liên quan đến biện pháp ứng phó tai nạn khẩn cấp và phục hồi sau tai nạn.

 

(1) Liều hiệu dụng: 50mSv

(2) Tuy nhiên, liều hiệu dụng là 100mSV trong trường hợp những người thực hiện các công

 

 

 

việc khẩn cấp tại hiện trường sự cố thực hiện các công việc ứng cứu khẩn cấp bắt buộc và ngăn chặn tình trạng tai nạn lan rộng. Ngoài ra, tùy theo nội dung công việc và khi cần thiết, liều lượng tương đương đối với thủy tinh thể của mắt là 300mSv, và đối với da là 1mSv.

Các chỉ tiêu này được quy định dựa trên quan điểm bảo vệ trong các công việc khẩn cấp của

Cơ quan Quốc tế (ICRP, IAEA) và pháp lệnh liên quan đến Nhân viên bức xạ của Nhật Bản.

 

Biện pháp y tế khi khẩn cấp (emergency medical services (measures) 緊急時医療措置)

 

Đội cứu hộ địa phương, đội y tế do Trụ sở chính ứng phó thảm họa của đoàn thể công cộng địa phương thành lập thực hiện cấp cứu, khử nhiễm từ vật liệu phóng xạ, chẩn đoán (sàng lọc) phơi nhiễm phóng xạ, v.v…. Ngoài ra, chuyển người nghi nhiễm phóng xạ đến bệnh viện hoặc bác

sỹ chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị đúng chuyên môn. (→ quy chế khi khẩn cấp)

 

nh điều áp (pressurizer  加圧器)

 

Sử dụng bình điều áp tại một bộ phận của hệ sơ cấp để tăng áp cho hệ trong lõi của lò áp lực sao cho chất làm mát sơ cấp của hệ thống chính không bị đun sôi. Bình điều áp hoạt động như nồi áp suất nên phần dưới của bình được nối với bình chịu áp lực phản ứng, và giữ áp suất hơi

nước bão hòa luôn ở mức cao hơn khoảng 20℃ so với nhiệt độ ra của nước làm mát trong lõi lò

phản ứng. (-> lò áp lực)

 

nh ngƣng (condenser  復水器)

 

Bình ngưng có nhiệm vụ ngưng tụ hơi nước làm quay tua-bin máy phát điện trở lại trạng thái

nước ban đầu. Nước được đưa đến lò phản ứng hạt nhân hay bình sinh hơi.

 

Ngoài ra, khi bình ngưng tiến gần đến trạng thái chân không sẽ đóng vai trò nâng cao hiệu suất phát điện do sai số áp lực với đầu vào tua-bin lớn lên. Trong bình ngưng có nhiều ống cho nước biển làm lạnh đi qua, hơi nước được làm lạnh nhờ lượng lớn nước biển này sẽ quay lại trang thái nước ban đầu. Nước biển lấy nhiệt từ hơi nước làm nhiệt độ tăng lên khoảng 70C so với nhiệt độ ban đầu, sau đó được thải ra. Nước này được gọi là nước thải nóng. (→ Nước thải nóng)

 

nh sinh hơi (steam generator  蒸気発生器)

 

Là thiết bị làm phát sinh hơi được sử dụng ở các lò phản ứng như lò áp lực. Đặc trưng của lò áp lực là truyền nhiệt của chất làm mát sơ cấp có áp suất cao và nhiệt độ cao cho nước làm mát phụ thông qua nồi hơi, sau đó làm sôi nước này để tạo ra hơi. Nồi hơi là một loại thiết bị trao đổi nhiệt, chất làm mát sơ cấp chảy bên trong rất nhiều các ống truyền nhiệt nhỏ, làm sôi nước làm mát thứ cấp chảy ở phía ngoài để tạo thành hơi. Hơi nước này sẽ làm quay tua bin và sinh ra điện. Các ống truyền nhiệt được làm bằng hợp kim niken, tuy nhiên do có hiện tượng ăn mòn và vỡ các ống truyền nhiệt thường hay xảy ra nên việc cải thiện vật liệu sử dụng và thiết

 

 

 

kế nồi hơi đang được thực hiện. (→ Lò áp lực)

 

Bó nhiên liệu (Fuel assembly 燃料集合体)

 

Là thể tổng hợp của các thanh nhiên liệu chứa nhiên liệu hạt nhân sử dụng tại lò phản ứng hạt nhân. Bó nhiên liệu của lò nước nhẹ là vật được lắp ráp từ hàng chục đến hàng trăm thanh nhiên liệu chứa nhiên liệu uran (viên nhiên liệu) có đường kính khoảng 1cm, dài khoảng 4m, được đóng rắn lại thành hình vuông với khoảng cách phù hợp sao cho nước làm lạnh có thể đi qua. (→ Nhiên liệu hạt nhân, tâm lò)

 

Bom nguyên tử (atomic bomb  原子爆弾)

 

Khi tập hợp urani 235 và plutonium 239 nguyên chất lại trên một lượng nhất định (lượng giới hạn) sẽ tạo ra phản ứng dây chuyền hạt nhân và tạo ra hiện tượng nổ lớn trong một thời gian cực ngắn. Bom nguyên tử vận dụng nguyên lý này để thực hiện cơ chế gây nổ hạt nhân bằng cách chuẩn bị sẵn một tỷ lệ urani và plutonium trên mức giới hạn vào trong vỏ đạn, sử dụng thuốc súng làm chất kích nổ, tập trung vào 1 chổ cho phát nổ hạt nhân. Lượng giới hạn quy định với urani 235 là khoảng 10 kg, plutonium 239 là khoảng 7kg. Bom khinh khí được tạo ra bằng cách tổng hợp hydro nặng, triti, v.v… xung quanh bằng sức nóng của bom nguyên tử từ đó tạo ra một vụ nổ lớn. (→Tính tự điều chỉnh)

 

Bơm tái tuần hoàn  vòng sơ cấp (primary loop recirculation pump  再循環ポンプ)

 

Là thiết bị đưa chất làm mát sơ cấp của lò nước sôi đến máy bơm phun (jet pump) và làm tuần hoàn bắt buộc. Lưu lượng nước được kiểm soát nhờ vào motor có thể thay đổi tốc độ, và có thể thay đổi công suất của lò phản ứng theo tỷ lệ của công suất với lưu lượng. Ở các lò phản ứng từ trước cho đến giờ, bình thường sẽ được thiết kế 2 bơm tái tuần hoàn, tuy nhiên ở lò nước sôi

thế hệ mới (ABWR) có tới 10 bơm tái tuần hoàn được thiết kế bên trong thùng lò phản ứng.

 

Bức xạ (radiation 放射線)

 

Là sóng điện từ năng lượng cao tạo thành từ các bức xạ ion hóa, nói cách khác, đây là tên

gọi chung của sóng điện từ có bước sóng cực ngắn và các hạt bay với tốc độ cao.

 

Bức xạ môi trƣờng (environmental radiation 環境放射線)

 

Gọi tia phóng xạ có trong tự nhiên và trong môi trường sinh hoạt của con người là bức xạ môi trường. Lượng tia phóng xạ mà con người tiếp nhận nhiều nhất là bức xạ tự nhiên, tiếp theo là bức xạ nhân tạo chẳng hạn như tia phóng xạ dùng trong y tế như tia X dùng để chẩn đoán bệnh, v.v…, tia phóng xạ phóng ra từ các trận bụi phóng xạ từ các cuộc thử nghiệm hạt nhân trong quá khứ, v.v….

 

Tia phóng xạ trở thành đối tượng của giám sát môi trường bức xạ tại cơ sở hạt nhân là tia

 

 

 

phóng xạ từ những vật liệu phóng xạ thoát ra ngoài từ các cơ sở này. (→giám sát môi trường)

 

Bức xạ nhân tạo  (artificial radiations (anthropogenic radiation)  人工放射線 )

 

Bức xạ nhân tạo là bức xạ được tạo ra từ máy tạo tia X, máy gia tốc, v.v… mà tiêu biểu là tia X dùng để chẩn đoán bệnh. Ngoài ra, những bức xạ phát ra từ những chất phóng xạ nhân tạo được tạo ra ở lò phản ứng hoặc máy gia tốc cũng là bức xạ nhân tạo. (→ Bức xạ tự nhiên)

 

Ví dụ, stronti 90, xêzi 137, i-ốt 131 được tạo ra dưới dạng một sản phẩm phân hạch bên trong lò phản ứng hạt nhân. Ngoài ra những bức xạ phát ra từ những chất phóng xạ nhân tạo được tạo ra ở lò phản ứng hoặc máy gia tốc cũng là bức xạ nhân tạo.

 

Bức xạ tự nhiên (natural radiations  自然放射線)

 

Bức xạ tự nhiên là bức xạ bao gồm tất cả các loại bức xạ có trong tự nhiên. Có những bức xạ phát sinh từ những vật liệu phóng xạ được tạo ra thông qua các phản ứng với các vật chất có trong khí quyển và tia vũ trụ có trong không gian, và cũng có những bức xạ phát sinh từ các vật liệu bức xạ như: Một lượng nhỏ Kalium, Thorium, Urani có ở nơi chúng ta đang sinh sống. Ngoài ra, trong cơ thể chúng ta luôn có một lượng nhất định những vật liệu phóng xạ như kalium 40 có trong thực phẩm. Theo như báo cáo của Ủy ban Khoa học Liên hiệp quốc về ảnh hưởng của phóng xạ nguyên tử (năm 1988), lượng bức xạ tự nhiên bình quân trên toàn thế giới

1 người trên 1 năm khoảng 1,1 mSv. Tỷ lệ chi tiết như sau: lượng bức xạ từ trái đất khoảng

0,4 %, từ tia vũ trụ là 0,35%, từ vật liệu phóng xạ có trong cơ thể là 0,35% mSv. Ngoài ra, nhiễm xạ do hít các chất khí như radon, v.v… có trong không khí khoảng 1,3 mSv (1 người trên 1 năm). Nếu cộng thêm lượng nhiễm xạ này, thì bình quân lượng nhiễm xạ 1 người trên 1 năm khoảng 2,4 mSv (Tham khảo hình ở trang kế tiếp). Tuy nhiên, lượng bức xạ từ trái đất và

lượng bức xạ do hít khí radon sẽ khác nhau tùy thuộc vào địa chất ở từng khu vực. Khác biệt về địa chất ảnh hưởng lớn đến lượng bức xạ. (→Tia vũ trụ)

 

Buồng ion hóa (Ionization chamber  電離箱)

 

Là thiết bị đo cường độ tia phóng xạ tạo ra thể khí sau khi đo lường lượng ion sinh ra bằng ion hóa bên trong thể khí đó. Bên trong hộp đã cho khí vào đặt 2 điện cực + và -, khi điện áp của dòng một chiều cao tạo ra điện trường thì cặp ion đã sinh ra dưới tác dụng ion hóa của tia

phóng xạ sẽ tập trung tại các điện cực, đây là cơ chế đo lường lượng tia phóng xạ bằng ampe kế

hoặc là điện kế. (→ Dụng cụ trắc đạt, liều kế bỏ túi)

 

Buồng phân hạch (fission chamber  フィッション・チェンバ) (→電離箱) (→ Buồng ion

hóa)

 

Các biện pháp bảo vệ chiếu xạ (exposure protection measures  被ばく防護対策)

 

Ba nguyên tắc cơ bản trong ngăn ngừa nhiễm xạ gồm cách ly khỏi nguồn phóng xạ đối với

 

 

 

chiếu xạ ngoài, che chắn và rút ngắn thời gian phơi nhiễm.

 

Dựa vào nguyên tắc này, với biện pháp an toàn bức xạ khi xảy ra sự cố tại cơ sở năng lượng nguyên tử, v.v… các biện pháp như cách ly xa khỏi nguồn phóng ra của vật liệu phóng xạ, v.v… hay biện pháp sơ tán, lánh nạn khẩn cấp có thể sử dụng khi cần thiết.

 

Với chiếu xạ trong thì các nguyên tắc như đóng kín vật liệu phóng xạ, không hít thở không khí có chứa vật liệu phóng xạ và không sử dụng thức ăn, uống đã bị ô nhiễm thường được áp dụng. Với người dân sinh sống ở khu vực lân cận, các biện pháp như nghiêm cấm, giới hạn sử dụng thức ăn, uống được áp dụng đồng thời với các nguyên tắc trên.

 

Các loại bức xạ (kinds of radiations  放射線の種類)Hạt nhân nguyên tử helium (tia alpha) sinh ra từ phân rã (phân hủy) hạt nhân nguyên tử, electron tốc độ cao (tia beta), sóng điện từ (tia gama), tia nơtron, v.v… là các tia phóng xạ. Những vật chất có trong thế giới tự nhiên bao

gồm tia phóng xạ từ các loại hạt nhân nguyên tử có độ phóng xạ tự nhiên có trong đất, hoặc các

loại hạt bay đến trái đất từ vũ trụ và các tia phóng xạ sinh ra từ các hạt đó gọi là bức xạ tự nhiên; vật chất sinh ra từ thiết bị tạo tia X, máy gia tốc, lò phản ứng hạt nhân, v.v… là bức xạ nhân tạo.

 

Có 3 loại là sóng điện từ, hạt có mang điện và hạt không mang điện khi phân loại các loại bức xạ rộng ra theo tính chất của bản thân tia phóng xạ thì phân thành 3 loại là: sóng điện từ, phần tử có sự nạp điện, phần tử không có sự nạp điện.

 

 

 

 

Cất giữ ở dạng khô (dry storage  乾式貯蔵)

 

Là một trong những phương thức dự trữ nhiên liệu đã sử dụng. Cho nhiên liệu vào trong các thùng trong môi trường có các khí đã làm khô như không khí, khí trơ, carbon dioxide, v.v… hay bảo quản/dự trữ trong các hố dưới lòng đất và kho dự trữ trong các tòa nhà, v.v…. Ngày

nay, dự trữ dạng ướt (dự trữ trong hồ nước) thường được sử dụng nhưng dự trữ dạng khô có chi phí vận chuyển rẻ hơn, ít phát sinh chất gây ô nhiễm, v.v… nên luôn được đánh giá tốt hơn trong trường hợp cần dự trữ dài hạn. Các nước khác ưa chuộng phương pháp này hơn.

 

Cesium-137 (cesium-137  セシウム137)

 

Cesium 137 là đồng vị phóng xạ của cesium có số nguyên tử là 55 (137Cs), có chu kỳ bán rã là 30 năm, giải phóng tia beta và tia gama. Về mặt hóa học, nếu Cesium-137 đi vào cơ thể qua đường ăn uống thì nó sẽ lan rộng khắp cơ thể và cũng bài tiết rất nhanh. Tính chất này gần giống với kalium. Từ khoảng vài chục đến vài trăm ngày, phân nửa lượng cesium sẽ được bài tiết khỏi cơ thể. Thông thường, sẽ giảm phân nửa trong khoảng 110 ngày (→Chu kỳ bán hủy sinh học). Được cho là một trong những chất tạo ra phân hạch hạt nhân, cesium có trong mưa phóng xạ do các thí nghiệm bơm nguyên tử hidro trước đây. Nhưng từ sau sự cố hạt nhân Chernobyl, Cesium-137 và Cesium-134 (chu kỳ bán rã 2 năm) trở thành những hạt nhân quy định chỉ tiêu về lượng chất phóng xạ có trong thực phẩm nhập khẩu.

 

Chất độc cháy đƣợc (burnable poison 可燃性毒物)

 

Là các chất hấp thụ notron đã thêm vào nhiên liệu, v.v… với mục đích kéo dài thời gian vận hành của lò phản ứng hạt nhân, hay làm quân bình sự phân bố dòng notron bên trong tâm lò. Cùng với quá trình đốt cháy nhiên liệu, chất này sẽ phản ứng với notron và mất đi nên được gọi là chất độc cháy được. Tiêu biểu là boron.

 

Chất làm chậm (moderator  減速材)

 

Là chất được dùng để làm giảm vận tốc của các nơtron nhanh giải phóng ra trong quá trình phân hạch (tốc độ trung bình khoảng 20.000km/giây) xuống thành nơtron nhiệt (tốc độ trung bình khoảng 2km/giây) để phản ứng phân hạch bên trong lò phản ứng hạt nhân hoạt động một cách hiệu quả. Những chất thường được dùng là nước nhẹ (nước thông thường), nước nặng, than chì, v.v… Tùy theo chủng loại chất làm chậm mà sẽ phân loại thành lò nước nhẹ,  lò phản ứng nước nặng, lò phản ứng khí than chì, v.v…

 

Chất làm mát sơ cấp (primary coolant  1 次冷却水)

 

Là nước của hệ thống làm mát sơ cấp, làm mát trực tiếp tâm lò phản ứng hạt nhân. Đối với các lò áp lực, tua-bin và lò phản ứng hạt nhân được kết nối với nhau thông qua bộ trao đổi nhiệt. Do đó, thuật ngữ ”chất làm mát sơ cấp” giúp phân biệt nước chảy qua hệ thống làm mát sơ cấp (hệ sơ cấp) bao gồm lò phản ứng hạt nhân với nước (hơi nước) chảy qua hệ thống làm mát thứ

 

 

 

cấp (hệ thứ cấp) bao gồm cả lò phản ứng hạt nhân và tua-bin. (-> lò áp lực)

dịch tiếng Anh  vật lý hạt nhân

 

Chất làm nhiên liệu hạt nhân (nuclear fuel material  核燃料物質)

 

Về mặt luật pháp, Chất làm nhiên liệu hạt nhân là urani tự nhiên, urani có nồng độ thấp hơn urani tự nhiên, thori và các hợp chất từ những nhiên liệu này có thể sử dụng làm nhiên liệu cho lò phản ứng hạt nhân và urani có nồng độ cao hơn urani tự nhiên, plutonium, urani 233 và các hợp chất từ những nhiên liệu này cũng như những hợp chất tạo thành từ sự kết hợp của 1 hoặc

2 chất trên. Tuy nhiên, loại trừ Chất làm nhiên liệu hạt nhân. Phạm vi của Chất làm nhiên liệu hạt nhân được sử dụng làm nhiên liệu lò phản ứng hạt nhân này là những nguyên nhiên liệu đãđược quy định trong luật.

 

Chất mang (carrier  担体)

 

Là những chất được bổ sung để làm ổn định cử động hóa học của chất mục tiêu có khối lượng rất nhỏ (đồng vị phóng xạ). Có trường hợp là chất mang đồng vị (isotopic carrier) và  chất mang không đồng vị (non-isotopic carrier).

 

Chất tải nhiệt (chất làm mát) (coolant  冷却材)

 

Là chất có nhiệm vụ loại nhiệt sinh ra từ bề mặt của ống cách ly nhiên liệu do phân hạch hạt nhân, chất này cần khó hấp thu nơtron, không bị biến chất do tác dụng của tia phóng xạ, v.v…. Ở dạng dung dịch thì có nước nhẹ, nước nặng, dung dịch natrium (lò phản ứng cao tốc), ở thể khí thì có khí CO2 , khí helium thường được sử dụng chủ yếu.

 

Chất thải crud (crud クラッド)

 

Là tên gọi chung của vật liệu phóng xạ ở trạng thái cặn nước sinh ra trong chất làm mát sơ cấp như lò nước nhẹ, v.v… Chủ yếu đây là chất tạo thành do hao mòn nước của nguyên liệu cấu tạo hệ sơ cấp. Nó co thành phần chính là oxit sắt và niken nhưng chất phát ra tia phóng xạ rất

mạnh là Coban 58 và Coban 60, v.v…. Những chất này khi bám vào bề mặt của ống làm mát sơ cấp chính là nguyên nhân gây chiếu xạ trong những lần kiểm tra định kỳ. Vì vậy, người ta thực hiện xử lý nước hay lựa chọn nguyên liệu để giảm thiểu sự tạo thành chất thải crud. (→Sản phẩm hoạt hóa)

 

Chất thải phóng xạ chứa hạt Alpha (alpha bearing waste  アルファ廃棄物)

 

Là thải phóng xạ có chứa vật liệu phóng xạ phát ra tia alpha vượt quá mức tiêu chuẩn cho phép. Ví dụ như chất thải bao gồm các nguyên tố actinit, v.v… có chu kỳ bán rã dài sinh ra từ quá trình tái xử lý nhiên liệu đã qua sử dụng. (-> chất thải mức độ cao)

 

Chất thải TRU (TRU waste (transuranium waste)  TRU 廃棄物)

 

Là thải phóng xạ bao gồm nguyên tố siêu urani tạo ra từ giai đoạn tái xử lý. Vì có chu kỳ bán rã

 

 

 

dài và có mang các loại hạt nhân nguyên tử phóng ra tia alpha nên không thể xử lý giống như xử lý chất thải cấp thấp. Vì thế, các kỹ thuật đóng rắn cố định và phương pháp tiêu hủy đang được nghiên cứu. Xử lý chất thải TRU gần giống với cách xử lý chất thải cấp cao cũng đang được xem xét. (→ Nguyên tố siêu urani)

 

Che chắn (sheltering 屋内退避)

 

Là biện pháp được thực hiện như là một biện pháp an toàn bức xạ đơn giản khi liều lượng đo được từ vật liệu phóng xạ hoặc tia phóng xạ được giải phóng ra bên ngoài do sự cố xảy ra ở cơ sở hạt nhân vượt quá mức độ đã được quy định. Trú ẩn trong nhà phát huy hiệu quả khi đóng chặt các cửa, không để không khí có chứa bức xạ bên ngoài lọt vào bên trong nhà.

 

Hiệu quả che chắn (tỷ lệ nhận bức xạ) khi trú ẩn trong nhà được đánh giá qua các thông số sau. Khi lượng bức xạ bên ngoài là 1 thì tỷ lệ nhận bức xạ đối với nhà bằng gỗ là 0,9, nhà xây bằng gạch đá là 0,6, tầng hầm của nhà gỗ là 0,6, tầng hầm của nhà xây bằng gạch đá là 0,4, nhà đúc bằng bê tông là dưới 0,2.

 

Trú ẩn trong nhà đúc bằng bê tông có thể làm giảm đáng kể việc nhiễm xạ toàn thân nhờ tác dụng che chắn và nhiễm xạ tuyến giáp nhờ kín khí. Vì vậy, về nguyên tắc người dân nên chọn lựa trước các tòa nhà công cộng trong phạm vi gần để trú ẩn, sau đó xem xét đến tình hình thời tiết khi xảy ra sự cố, số người có thể chứa được, v.v… để quyết định nơi thích hợp nhất.

 

Liều dự báo trú ẩn trong nhà và sơ tán

 

Liều lượng đo đạc (đơn vị: mSy)

 

 

 

 

 

Liều lượng gây nhiễm xạ

Liều lượng tác động của i-ốt bức xạ tới uyến giáp, v.v….

 

– Liều lượng tác động của urani hoặc plutonium đến phổi

hoặc xương cốt.

 

 

 

 

 

 

Nội dung biện pháp an toàn bức xạ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

10 – 50                    100 – 500

Người dân trú ẩn trong nhà của mình. Lưu ý đóng chặt các cửa ra vào, v.v…. Tuy nhiên, đối với các tia notron hoặc tia gama phóng ra trực tiếp từ cơ sở hạt nhân thì cần phải trú ẩn trong nhà đúc bằng bê tông hoặc sơ tán khi có chỉ thị từ trụ sở đối ứng sự cố hạt nhân tại địa phương.

 

 

 

Trên 50                   Trên 500            Người dân trú ẩn trong nhà đúc bằng bê tông, hoặc sơ tán theo hướng dẫn.

 

Che chắn (shielding (shield)  遮へい)

 

Để giảm lượng nhiễm xạ trên cơ thể người, ngăn ngừa tình trạng tiếp xúc bức xạ và tổn thương do bức xạ từ cơ sở hạt nhân hoặc các máy móc thiết bị, xung quanh nguồn phát sinh bức xạ được thiết kế tấm chắn hấp thụ tia phóng xạ và ngăn chặn bức xạ rò rỉ. Bê tông và chì được sử dụng chính cho việc chắn bức xạ của tia gama. Mặt khác, ngoài bê tông, nước có chứa nhiều hidro và các loại plastic được sử dụng để chắn bức xạ của nơtron. Vì tấm chắn ở phần thân của lò phản ứng bảo vệ cơ thể của nhân viên khỏi tác động của bức xạ, nên được gọi là tấm chắn sinh học.

 

Chiếu xạ cục bộ (extremity exposure 局部被ばく) (→外部被ばく)(→external exposure)

(→ Chiếu xạ ngoài)

 

Chiếu xạ ngoài (external exposure  外部被ばく)

 

Là tiếp nhận tia phóng xạ từ bên ngoài cơ thể. Cũng có thể gọi là chiếu xạ ngoài cơ thể. Trong chiếu xạ ngoài, khi toàn bộ cơ thể tiếp xúc với tia phóng xạ thì gọi là nhiễm xạ toàn thân, và chỉ một phần cơ thể tiếp xúc với tia phóng xạ thì gọi là nhiễm xạ cục bộ. Trong phòng ngừa

chiếu xạ ngoài việc tránh nhiễm xạ toàn thân do tia X, tia gama và nhiễm xạ phần da do tia beta là quan trọng nhất. (-> Chiếu xạ trong)

 

Chiếu xạ thực phẩm  (food irradiation  食品照射)

 

Là công nghệ chiếu tia phóng xạ nhằm lưu giữ thực phẩm trong một thời gian dài. Phương

pháp chiếu xạ này được sử dụng rất hiệu quả trong việc diệt khuẩn và ngăn ngừa thực phẩm

nảy mầm. Hiện nay, các nghiên cứu liên quan đến độ an toàn của công nghệ này đang được xúc tiến rộng rãi và đã được công nhận khi thực hiện trên khoai tây và hành tây. Ở Nhật, việc chiếu xạ tia gama lên khoai tây đang được thực hiện nhằm mục đích ngăn nảy mầm.

 

Chiếu xạ trong (Internal exposure  内部被ばく)

 

Khi vật liệu phóng xạ bị hấp thụ vào bên trong cơ thể sẽ gây ra phơi nhiễm bức xạ bên trong cơ thể. Do các loại hạt nhân nguyên tử phát ra tia alpha và tia beta có ảnh hưởng lớn đến quá trình phơi nhiễm nên gây ra tình trạng đặc biệt nghiêm trọng. Trao đổi chất và chu kỳ bán rã có ý nghĩa quan trọng trong trường hợp vật liệu phóng xạ đã hấp thụ vào bên trong cơ thể.

 

Chiếu xạ trong (internal exposure  体内被ばく)

 

Chu kỳ bán hủy sinh học (biological half-life  生物学的半減期)

 

Các chất phóng xạ khi đã vào bên trong cơ thể sinh vật sẽ giảm đi theo chu kỳ bán rã đặc trưng

 

 

 

của hạt nhân bên trong đó (chu kỳ bán rã mang tính vật lý). Đồng thời giảm đi do sự bài tiết và trao đổi chất của sinh vật sống. Thời gian mà lượng chất phóng xạ bên trong cơ thể sống giảm đi phân nửa được gọi là chu kỳ bán hủy sinh học. Chu kỳ bán hủy sinh học phụ thuộc vào mối quan hệ giữa tính chất hóa học của chất phóng xạ và mô sinh học. Ở Cesium-137 có trong thực phẩm nhập khẩu mặc dù có chu kỳ bán rã vật lý khoảng 30 năm nhưng chu kỳ bán hủy sinh

học lại rất ngắn, khoảng 110 ngày.

 

Chu kỳ bán rã (half-life 半減期)

 

Do bị phân rã nên số lượng nguyên tử của vật liệu phóng xạ giảm sút dần theo thời gian. Chu kỳ bán rã là thời gian số lượng nguyên tử của hạt nhân nguyên tử phóng xạ trọng tâm giảm đi một nửa. Do độ phóng xạ tỷ lệ thuận với số lượng nguyên tử nên tia phóng xạ sinh ra từ vật liệu phóng xạ cũng giảm đi một nửa khi cùng trải qua một khoảng thời gian bằng với chu kỳ bán rã.

 

Chu kỳ bán rã hoàn toàn không chịu ảnh hưởng từ thế giới bên ngoài như nhiệt độ theo loại hạt nhân, áp suất, v.v… Có chu kỳ bán rã ngắn bằng 1/triệu giây cho đến những chu kỳ bán rã dài trên 1 tỷ năm tùy theo loại hạt nhân nguyên tử. Mối liên hệ giữa quá trình sút giảm của vật liệu phóng xạ và thời gian được biểu thị bằng đường cong suy giảm độ phóng xạ.

 

Chu kỳ bán rã hiệu dụng    (effective half-life   実効半減期)

 

Chu kỳ bán rã hiệu dụng (effective half-life  有効半減期) (→実効半減期) (→ Chu kỳ bán rã hiệu dụng)

 

Trường hợp vật liệu phóng xạ có tồn tại trong cơ thể, ngoài việc lượng vật liệu phóng xạ có trong cơ thể suy giảm theo chu kỳ bán rã của hạt nhân đã có sẵn, nó cũng sẽ giảm đi do sự bài tiết và quá trình trao đổi chất của cơ thể. Vì vậy thời gian mà lượng vật liệu phóng xạ có trong cơ thể giảm còn phân nửa nhờ vào hai quá trình này được gọi là chu kỳ bán rã hiệu dụng (Te) hoặc chu kỳ bán rã hiệu dụng. Nếu chu kỳ bán rã vật lý của hạt nhân là Tr, chu kỳ bán hủy sinh học của nguyên tố là Tb thì ta sẽ có công thức: Te=Tr × Tb / (Tr + Tb). (→Chu kỳ bán hủy

sinh học)

 

Chu trình nhiên liệu hạt nhân (nuclear fuel cycle  核燃料サイクル)

 

Nhiên liệu urani của nhà máy phát điện nguyên tử là nhiên liệu hạt nhân đã qua công đoạn khai thác, tinh chế, chuyển đổi, làm giàu, tái chuyển đổi, nấu chảy và được sử dụng trong lò phản ứng hạt nhân. Khi đốt cháy (phân hạch hạt nhân) trong lò phản ứng hạt nhân trong một khoảng thời gian nhất định, tỷ lệ urani 235 sẽ giảm đi, sản phẩm phân hạch tăng nên khó đốt cháy hơn. Khi đó sẽ lấy urani ra dưới dạng nhiên liệu đã sử dụng, xử lý về mặt hóa học ở nhà máy tái xử lý sẽ thu được plutonium sinh ra từ quá trình chuyển đổi hạt nhân và urani chưa cháy hết. Có thể sử dụng urani thu được và plutonium làm nhiên liệu hạt nhân sau khi tái gia công. Quy

trình tuần hoàn của nhiên liệu hạt nhân như thế này được gọi là tái chế nhiên liệu hạt nhân hoặc

 

 

 

tái chế nhiên liệu nguyên tử. Quá trình xử lý/chưng cất thải phóng xạ sinh ra trong giai đoạn

trên cũng là một phần của tái chế nhiên liệu nguyên tử.

 

Chu trình nhiên liệu hạt nhân (nuclear fuel cycle  原子燃料サイクル) (→核燃料サイクル)

(→Tái chế nhiên liệu hạt nhân)

 

Chuyển đổi/Tái chuyển đổi (conversion, reconversion  転換・再転換)

 

Bằng cách tinh chế khoáng thạch sẽ thu được bột tán nhỏ màu vàng là oxit của urani thiên nhiên (U3O8) được gọi là bánh màu vàng. Tại đây, quá trình tạo urani hexalforua (UF6) dễ chuyển thành thể khí khi thực hiện phản ứng với fluorine gọi là chuyển đổi. Việc tạo Urani đioxit (UO2) bằng phản ứng oxy hóa khử nhằm tạo thành nhiên liệu hạt nhân từ urani hexalforua đã được tinh luyện tại nhà máy tinh luyện urani gọi là tái chuyển đổi.

 

Chuyển hóa   (transmutation   消滅処理)      (→phân ly nhóm – chuyển hóa)

 

Cơ quan năng lượng nguyên tử Nhật bản (JAEA) (Japan Atomic Energy Agency  日本原子 力研究開発機構(JAEA))

 

Là cơ quan nghiên cứu phát triển tổng hợp lớn nhất và duy nhất trong lĩnh vực nghiên cứu phát triển năng lượng nguyên tử của Nhật Bản. Cục được hợp nhất với Viện Nghiên cứu năng lượng Nhật Bản (JAERI) và Viện Phát triển tuần hoàn nhiện liệu hạt nhân (JNC) vào năm 2005.

 

Cơ quan năng lượng nguyên tử Quốc tế (IAEA) (International Atomic Energy Agency

(IAEA)  国際原子力機関)

 

Là một trong những cơ quan chuyên môn của Liên Hiệp Quốc, được thành lập năm 1957 nhằm mục đích cống hiến cho hòa bình và sự phát triển của thế giới thông qua việc sử dụng một cách hòa bình năng lượng nguyên tử. Công việc chủ yếu là trao đổi thông tin liên quan đến hợp tác kỹ thuật và đảm bảo an toàn về năng lượng nguyên tử, chu trình nguyên liệu hạt nhân, sử dụng đồng vị, v.v… Để làm được những việc này, Cục tổ chức các hội nghị chuyên đề quốc tế, các hội thảo; đào tạo kỹ sư, thực hiện viện trợ cho các nước đang phát triển, v.v… Từ sau khi thành lập Điều ước không phổ biến hạt nhân, thanh sát hạt nhân đảm bảo mục đích sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình được xem là nghiệp vụ chính của Cục. Số quốc gia tham gia Điều ước này là 123, Nhật là ủy viên thường trực.

 

Ngoài ra sau sự cố tại nhà máy phát điện Chernobyl năm 1986, đã bổ sung thêm những điều

ước “thông báo sớm”, “giúp đỡ lẫn nhau”. Cục cũng ban hành các tài liệu hướng dẫn mang tính quốc tế về phát điện nguyên tử và an toàn nguyên liệu hạt nhân. Trụ sở chính của IAEA đặt tại Vienna.

 

Coban 60 (cobalt-60  コバルト 60)

 

Coban 60 là nguyên tố kim loại giống với sắt có số nguyên tử 27, trong tự nhiên Coban là một

 

 

 

nguyên tố ổn định (59Co). Khi Coban 59 hấp thụ nơtron sẽ sinh ra đồng vị phóng xạ là Coban

60 (60Co), giải phóng tia beta và tia gama. Chu kỳ bán rã của nó là 5,3 năm. Vì có thể tạo ra một khối lượng lớn với giá rẻ dưới dạng nguồn bức xạ nhân tạo, nên Coban 60 được sử dụng rộng rãi ở các lĩnh vực như: y học, nông học, công học, v.v…

 

Bên trong lò phản ứng có chứa một lượng rất nhỏ Coban dưới dạng tạp chất trong Nickel – thành phần cấu tạo của thép không gỉ. Coban 60 được hình thành từ tạp chất này sẽ hòa tan vào bên trong nước.

 

Đảm bảo chất lượng (quality assurance  品質保証)

 

Các máy móc, thiết bị, linh kiện, vật liệu, v.v… sử dụng trong các cơ sở năng lượng nguyên tử được chế tạo chính xác theo bản chi tiết kỹ thuật và các thiết kế. Do đảm bảo phẩm chất bao gồm toàn bộ hoạt động nhằm mục đích xác nhận các tính năng nhất định của hệ thống nên đảm bảo phẩm chất không chỉ là kiểm tra cấu tạo vật liệu, phương pháp chế tạo, công đoạn chế tạo, tính năng sản phẩm, v.v… mà còn mang một nghĩa rộng hơn là quản lý chất lượng do phải tiến hành thẩm tra/xác nhận các văn bản như bản khái quát công việc, bản vẽ thiết kế, v.v… hay thực hiện thí nghiệm/lên kế hoạch kiểm tra, v.v….

 

Các cơ sở năng lượng nguyên tử lên kế hoạch đảm bảo phẩm chất, căn cứ theo đó tiến hành các hoạt động nhằm đảm bảo phẩm chất, đồng thời lưu trữ các ghi chép đảm bảo phẩm chất trong một thời gian nhất định, và có nghĩa vụ thành lập bộ phận chuyên môn độc lập kiểm tra đảm

bảo phẩm chất.

 

Dây chuyền thực phẩm (Chuỗi thực phẩm) (food chain 食物連鎖)

 

Bât kỳ sinh vật nào cũng phải ăn (hoặc hấp thụ chất dinh dưỡng) để tồn tại.Tuy nhiên nếu suy nghĩ chia theo 2 hướng là ăn và bị ăn thì sẽ hình thành một mối quan hệ chuỗi giữa các sinh vật, gọi là dây chuyền thực phẩm (chuỗi thực phẩm).

 

Ví dụ, các chất phóng xạ trong đại dương sau khi trải qua chuỗi thức ăn: sinh vật phù du → cá nhỏ → cá trung → cá lớn và cuối cùng được hấp thụ vào cơ thể người. Ngoài ra, chất phóng xạ được giải phóng trong không khí sẽ được thực vật hấp thụ, sau đó cũng sẽ được hấp thụ vào cơ thể người trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua gia súc. Nhiễm phóng xạ bởi phóng xạ môi trường được tính toán và đánh giá dựa trên nền tảng cơ bản của mối liên hệ này.

 

Đếm (count  カウント)

 

Là giá trị đếm được bằng máy đo bức xạ. Là số lần phát hiện ra tia phóng xạ bằng máy dò tìm, và là đơn vị thể hiện một cách tương đối lượng tia phóng xạ. Ngoài ra số đếm trong một đơn vị thời gian thể hiện độ mạnh tương ứng của tia phóng xạ. CPM (count per minute) thường được sử dụng để thể hiện số bức xạ đếm được trong 1 phút.

 

 

 

Detector bán dẫn (semiconductor detector  半導体検出器)

 

Là máy dò tia phóng xạ sử dụng chất bán dẫn như germanium, silicone, v.v…, có nguyên lý hoạt động giống buồng ion hóa, nhưng khác với trong buồng ion hóa bằng xung điện có bọc khí, detector bán dẫn dò tìm tia phóng xạ bằng cách lợi dụng tính chất tạo thành giữa điện tử và

lỗ trống khi tia phóng xạ va chạm với chất bán dẫn. Máy được dùng để đo lường năng lượng tia phóng xạ, v.v….

 

Detector nhấp nháy  (scintillation detector    シンチレーション検出器)

 

Điện tử (Electron 電子) (→原子、質量数) (→ Điện tử, số khối)

 

Điện tử vôn (Electron volt  電子ボルト(eV))

 

Là đơn vị thể hiện năng lượng của tia phóng xạ. Khi điện tử di động trong khoảng 1 Volt chênh lệnh điện thế trong chân không thì năng lượng vận hành thu được là 1 eV tương đương với

1,6×10-19 Jun (J). Vì năng lượng của đơn vị eV vô cùng nhỏ, nên trên thực tế, đơn vị sử dụng là

đơn vị kilo điện tử Volt (keV) gấp 1.000 lần và mega điện tử Volt (MeV) gấp 1.000.000 lần

Volt điện tử.

 

Điều chỉnh điện áp dưới tải (load follow operation    出力調整運転)

 

Vì không thể dự trữ điện nên phải thực hiện điều chỉnh tăng giảm lượng điện phát ra phù hợp với việc sử dụng điện luôn thay đổi. Việc điều chỉnh này được gọi là điều chỉnh điện áp dưới tải.

 

Hiện nay, việc điều chỉnh phát điện này được thực hiện ở nhà máy thủy điện và nhiệt điện, các nhà máy điện hạt nhân thì có ưu điểm về mặt kinh tế và độ ổn định khi cung cấp điện, có thể duy trì khả năng cung cấp điện và đảm bảo nguồn điện cung cấp luôn đầy đủ (gọi là tiêu chuẩn tải điện ở mức thấp nhất hoặc tải trọng cơ bản).

 

Trong tương lai, nếu như các cơ sở phát điện hạt nhân gia tăng, khi lượng sử dụng điện vào những ngày lễ, tết giảm xuống thì ở các nhà máy phát điện hạt nhân này cũng phải thực hiện điều chỉnh giảm cung cấp điện. Ở các nhà máy phát điện của Pháp, Mỹ, Đức… việc điều chỉnh phát điện được thực hiện thường xuyên.

 

Điều trần công khai (public hearing  公開ヒアリング)

 

Các cuộc điều trần công khai được tổ chức nhằm mục đích lắng nghe ý kiến và thắc mắc của người dân địa phương trong quá trình cấp phép thành lập các nhà máy điện hạt nhân và phản ảnh vào hoạt động thẩm tra an toàn.

 

Cuộc điều trần công khai lần thứ nhất do Bộ kinh tế công nghiệp chủ trì, được tổ chức trước Kỳ

họp điều chỉnh phát triển nguồn điện, lắng nghe ý kiến liên quan đến việc thành lập các cơ sở

 

 

 

phát điện của người dân địa phương. Cuộc điều trần lần thứ hai do Ủy ban an toàn bức xạ quốc tế (ICRP) chủ trì. Khi tiến hành double check việc thẩm tra an toàn do Bộ kinh tế công nghiệp thực hiện, cơ quan này tiếp thu ý kiến và thắc mắc của người dân địa phương về tính an toàn của các cơ sở, và bắt phản ánh vào double check.

 

Điều trị bằng bức xạ (xạ trị) (radiation therapy 放射線治療)

 

Là việc sử dụng tia phóng xạ của tia γ, tia điện tử năng lượng cao, tia proton, nơtron, hạt pi meson, v.v… để thực hiện điều trị y học các khối u hay ung thư, v.v….

Đồ chất thải phóng xạ ra biển (radioactive waste disposals at sea  海洋処分) (ocean disposal) Xử lý chất thải phóng xạ ra biển là việc đem đổ các chất thải có lượng phóng xạ thấp ở dạng

rắn sau khi xử lý làm cứng bằng xi măng các chất thải bao gồm cả chất thải có chứa chất phóng

xạ, v.v…. trong thùng phuy xuống vùng biển sâu. Nó còn được gọi là rác thải biển sâu. Hiện tại việc xử lý chất thải phóng xạ ra biển không đạt được sự đồng thuận của quốc tế và hiện đang bị tạm ngừng.

 

Độ cháy (Burn up 燃焼度)

 

Là giá trị thể hiện lượng nhiêu nhiên liệu đã bị đốt cháy trong một đơn vị nhiên liệu. Trong trường hợp là nhiên liệu hạt nhân, ví dụ như lượng năng lượng nhiệt sinh ra từ 1 tấn urani được biểu thị là MWd/tU (megawatt/ngày/tấn urani). Tại lò nước nhẹ trung bình lượng nhiên liệu tổng hợp bị đốt tối đa lên đến 40.000MWd/tU. 1MW bằng 1.000kW nên hiệu suất nhiệt của phát điện bằng năng lượng của 1MWd/T sẽ là 35%, khi đó ta có công thức tính lượng điện thu được trong 1 ngày là 1.000 x 0,35 x 24 = 8.400kWh.

 

Độ hụt khối lượng     (mass defect   質量欠損)

 

Thông thường, khối lượng của hạt nhân nguyên tử là tổng khối lượng của proton và nơtron tạo nên hạt nhân nguyên tử đó, tuy nhiên tổng khối lượng của chất tạo thành sẽ nhỏ hơn khối lượng của hạt nhân ban đầu. Sự hao hụt này được gọi là độ hụt khối lượng.

 

Theo như lý thuyết của Einstein, khối lượng hao hụt được tính theo công thức E=mc2. Trong

đó E là năng lượng thoát ra khi phân rã hạt nhân, m là độ hụt khối và c là vận tốc ánh sáng. Tóm lại, độ hụt khối là phần khối lượng bị hao hụt chuyển hóa thành năng lượng liên kết các hạt.

 

Đo lƣờng niên đại (Dating 年代測定)

 

Là việc đo lường niên đại của đá hay hóa thạch. Trong hầu hết vật chất đều tồn tại một lượng vi

lượng rất nhỏ các chất phóng xạ. Có thể ước tính được niên đại của vật chất bằng cách đo lượng của những vật liệu phóng xạ này. Phương pháp nổi tiếng nhất là phương pháp đo lường niên đại từ lượng cacbon phóng xạ (C14) có trong động thực vật thời cổ đại. Cacbon C14

 

 

 

thường được sinh ra từ bức xạ vũ trụ và nồng độ của C14 trong không khí từ thời cổ đại là cố định.

 

Ngoài ra, động thực vật sống hấp thu cacbon C14 ở dạng khí cacbonic hay cacbonat, và tỷ lệ của cacbon C14 và C12 thông thường trong cơ thể là cố định. Tuy nhiên, nếu động thực vật chấm dứt sự tồn tại của nó thì do không thể hấp thu thêm các loại cacbon trên nên chỉ có cacbon phóng xạ C14 tiếp tục giảm đi trong chu kỳ bán rã 5.730 năm. Vì lẽ đó chúng ta có thể suy đoán được niên đại từ thời điểm chấm dứt sự sinh tồn của động thực vật từ thời cổ đại khi do lường tỷ lệ cacbon phóng xạ C14 và C12 có trong cơ thể chúng.

 

Độ ổn định khí quyển (atmospheric stability  大気安定度)

 

Hướng gió và tốc độ độ gió là một trong những tham số khí tượng rất quan trọng được sử dụng để dự đoán độ khuếch tán của chất phóng xạ thải vào khí quyển. Khí quyển càng không ổn định thì càng dễ bị khuếch tán, tuy nhiên các địa điểm có lượng chất phóng xạ cao nhất thì tương đối gần nhau. Trong “Phương châm khí tượng liên quan đến phân tích tính an toàn của các cơ sở

hạt nhân hoạt động cung cấp điện” của Nhật, bên cạnh cách phân loại độ ổn định của khí quyển

theo Pasquill, độ ổn định của khí quyển cũng được phân loại theo 7 giai đoạn từ A~G, đồng thời mối quan hệ giữa khoảng cách dọc theo hướng gió và độ rộng khuếch tán sẽ được biểu diễn bằng biểu đồ ở từng giai đoạn.

 

Đội cứu hộ (relief party 救護班)

 

 

Là một phần trong Đội y tế, được thành lập ở khu vực lánh nạn dành cho người dân và cơ sở

công cộng xung quanh cơ sở hạt nhân khi xảy ra sự cố. Đội cứu hộ được chia thành nhiều

nhóm, ngoài việc chăm sóc người bị bệnh, bị thương, v.v…đội còn thực hiện cấp cứu, đo lường tình hình nhiễm xạ từ vật liệu phóng xạ, khử nhiễm. (→ đội y tế)

Đối sách phòng ngừa thảm họa sự cố hạt nhân (disaster prevention  measures for nuclear

emergency  原子力防災対策)

 

Hậu quả của việc rò rỉ phóng xạ hay chất phóng xạ có sự khác biệt rất lớn so với các thảm họa khác, do đó yêu cầu phải có kiến thức chuyên môn và kỹ thuật cũng như phải có những biện pháp phòng ngừa thích hợp. Vì vậy, để xây dựng đối sách phòng ngừa thảm họa năng lượng nguyên tử, bên cạnh việc xác lập cơ chế liên lạc  khẩn cấp kết nối cơ sở hạt nhân với quốc gia, với đoàn thể địa phương, cũng như việc nhanh chóng xin ý kiến và kêu gọi sự hợp tác của các nhà chuyên môn thì việc trang bị trước cho đoàn thể địa phương các thiết bị giám sát, nâng cao kiến thức và kỹ thuật của những người liên quan cũng được triển khai.

 

Đội y tế (medical party 医療班)

 

Là tổ chức thực hiện các hoạt động cấp cứu y tế, được thành lập tại Ban ứng phó đặc biệt với thảm họa năng lượng nguyên tử của các tỉnh/thành phố, quận/huyện. Với thành phần các bác sĩ, y tá, v.v…. đến từ các bệnh viện công, Hội chữ thập đỏ Nhật Bản, các sơ sở khám chữa bệnh,

 

 

 

đội còn nhận được sự hợp tác từ Hiệp hội y tế địa phương thực hiện các hoạt động cấp cứu y tế khẩn cấp tại địa phương xảy ra thảm họa hạt nhân. Cùng với việc hợp tác với các bệnh viện chuyên khoa về rủi ro bức xạ của Sở nghiên cứu tổng hợp y học bức xạ, v.v…  đội y tế cũng thực hiện phái cử chuyên gia và tham gia góp ý kiến cho các hoạt động khám và điều trị.

dịch thuật tiếng Anh  vật lý hạt nhân

 

Đơn vị bức xạ (units of radiation  放射線の単位)

 

Là đơn vị biểu diễn năng lượng của bản thân tia phóng xạ, chẳng hạn như electron volt (eV).

 

Ngoài ra, có 3 loại liều lượng thường được sử dụng gồm liều chiếu (C/kg) biểu diễn năng lượng không khí đã hấp thu, liều hấp thụ (Gy) biểu diễn năng lượng vật chất đã hấp thu, liều lượng (Sv) (liều lượng tương đương hoặc liều lượng thiết thực) biểu hiện ảnh hưởng lên cơ thể con người do liều hấp thụ đó dây ra.

 

Liều chiếu được biểu hiện bằng tổng lượng điện tích âm hay dương sinh ra trong 1 kg không

khí do hiệu ứng ion hóa của tia gama hoặc tia X, đơn vị là coulomb/kg (C/kg).

 

Liều hấp thụ biểu hiện lượng năng lượng đã hấp thu trên khối lượng đơn vị của vật chất được tia phóng xạ bức xạ; các loại bức xạ không liên quan đến loại vật chất và có cùng một đơn vị là Gray (Gy). 1Gy là liều hấp thụ khi 1Jul (J) năng lượng được hấp thu trong 1kg vật chất.

 

Liều lượng tương đương là đơn vị được tạo thành nhằm biểu hiện tác động lên cơ thể người bằng tiêu chuẩn đồng nhất, vì dù liều hấp thụ trong trường hợp tia phóng xạ va chạm với cơ thể người có đồng nhất thì các tác động theo năng lượng và các loại bức xạ cũng khác nhau. Đơn

vị là Sievert (Sv).

 

Do đơn vị Sievert quá lớn nên đơn vị 1/1.000 của Sievert là milisievert (mSv), hay 1/1.000.000 của Sievert là micro sievert (µSv) thường được sử dụng.

 

Mối quan hệ giữa liều lượng tương đương và liều hấp thụ:

 

Liều lượng tương đương = liều hấp thụ x hệ số tải trọng bức xạ.

 

Lấy hệ số tải trọng bức xạ của tia beta, tia gama, tia X là 1, tia nơtron từ 5 – 20 tùy năng lượng

và tia alpha là 20.

 

Ủy ban Bảo vệ Bức xạ Quốc tế (ICRP) sử dụng khái niệm liều hiệu dụng và là tích của hệ số trọng lượng cấu trúc của một cơ quan nhất định trong cơ thể người với liều lượng tương đương đã mà cơ quan đó đã hấp thu.

 

Quan điểm này cho dù bị bức xạ đều toàn thân hay bức xạ không đều thì sự nguy hiểm của mỗi cơ quan là giống nhau, trong trường hợp bức xạ không đều thì tính toán bằng tổng số của giá trị tích của liều lượng tương đương và hệ số trọng lượng cấu trúc và biểu thị bằng đơn vị gọi là

liều lượng thiết thực. Tính toán tương tự trong trường hợp bị phơi nhiễm đều toàn thân và biểu thị bằng liều lượng hữu dụng. (→ Liều lượng hữu dụng)

 

 

 

Đơn vị liên quan đến tia phóng xạ

 

Lượng Đơn vị Ý nghĩa Ghi chú
Năng lượng của tia phóng xạ Electron volt

 

(eV)

 

Năng lượng nhận được khi electron

đi qua chân không có độ chênh lệch về điện thế là 1V.

1eV=1,6×10-19J
Độ phóng xạ  

Becqrell

 

(Bq)

 

Biểu hiện tỷ lệ vật liệu phóng xạ phân rã phóng xạ, 1Bq là 1 lần phân rã trong thời gian 1 giây.s

Đơn vị cũ là curi

(Ci)

 

1Ci=3,7×1010Bq

Liều chiếu  

 

Coulomb/kg

 

(C/kg)

 

Đơn vị sử dụng cho tia X hay tia γ. Là lượng tia phóng xạ thể hiện dựa trên ion hóa không khí. Khả năng ion hóa là số coulomb của 1kg không khí.

Đơn vị cũ là

Roentgen (R)

 

1R=2,58×10-4C/kg

Liều hấp thụ  

 

Gray

 

(Gy)

 

Không liên quan đến loại tia phóng xạ hay vật chất, là lượng năng

lượng đã hấp thu trong khối lượng đơn vị của vật chất bị tia phóng xạ bức xạ. 1Gy = 1J/kg

Đơn vị cũ là rad

 

1rad=0,01Gy

Liều lượng tương

đương

 

 

 

 

 

 

Sievert

 

(Sv)

 

 

Liều lượng được dùng trong bảo vệ tia phóng xạ, đã có xét đến sự khác nhau của ảnh hưởng đối với cấu trúc cơ thể người từ các loại bức xạ hay năng lượng của tia phóng xạ.

 

Liều lượng tương đương = liều hấp thụ (Gy) x hệ số tải trọng bức xạ

 

Đơn vị cũ là rem

 

1rem=0,01Sv

 

 

 

Liều lượng hữu

dụng

 

 

 

 

 

 

 

 

Sievert

 

(Sv)

 

Ảnh hưởng của tia phóng xạ lên cơ thể người khác nhau tùy theo cấu tạo. Là lượng đánh giá sau khi tính tổng số ảnh hưởng (hiệu ứng) ngẫu nhiên lên nhiều loại cấu trúc khác nhau. Liều lượng hữu dụng từ đo

lường liều lượng chiếu xạ ngoài biểu hiện bằng 1cm liều lượng tương đương.

 

Liều lượng hữu dụng = Σ (liều lượng tương đương của các cấu tạo x hệ số trọng lượng cấu trúc)

Đơn vị hoạt độ phóng xạ (unit of radioactivity  放射能の単位)

 

Đơn vị hoạt độ phóng xạ được biểu diễn bằng số phân rã trong một đơn vị thời gian, Becqrell (Bq) hiện được sử dụng thay cho Curie (Ci) đã sử dụng từ trước đến nay. 1Bq cho biết 1 hạt nhân nguyên tử phân rã trong 1 giây.

 

1Ci là Đơn vị hoạt độ phóng xạ do 37 tỷ hạt nhân nguyên tử phân rã trong 1 giây, tương đương với hoạt độ phóng xạ của khoảng 1g radium. Nói cách khác là 3,7×1010 Bq.

 

Từ trước đến nay đơn vị picocurie (10-12Ci) thường được sử dụng trong giám sát môi trường, và 27 picocurie tương đương với 1Bq. (→ Đơn vị của tia phóng xạ)

 

Đơn vị hoạt độ phóng xạ

 

 

 

 

Hoạt độ

phóng xạ

 

Becqrell (Bq)

Phân rã 1 hạt nhân nguyên tử trong 1

giây

 

Đơn vị SI

 

 

Curie (Ci)

 

Phân rã 3,7×1010 hạt nhân nguyên tử

trong 1 giây

Đơn vị cũ

 

1Bq =

2,7×10-11Ci

Đơn vị khối lượng nguyên tử (atomic mass unit  原子質量単位)

 

Ký hiệu là u.

 

Là đơn vị dùng để biểu hiện khối lượng của hạt nhân nguyên tử, nơtron, proton, v.v…. Gọi 1/12 nguyên tử đồng vị cacbon 12C là 1 đơn vị khối lượng nguyên tử. Khối lượng của 1 hạt proton

 

 

 

 

hoặc 1 hạt nơtron hầu như tương đương nhau. 1u= 1,66054×10-27kg.

 

Đồng phân hạt nhân (nuclear isomer  核異性体)

 

Là hiện tượng số proton và số nơtron trong hạt nhân nguyên tử bằng nhau, nhưng do trạng thái

kích thích năng lượng khác nhau nên đặc tính hạt nhân đối với việc phân rã khác nhau.

 

Đồng vị (isotope  アイソトープ ) (→同位体) (Đồng vị)

 

Đồng vị (nguyên tố đồng vị) (Isotope  同位体 (同位元素))

 

Tồn tại nhiều nguyên tử có số khối khác nhau trong số các nguyên tử có cùng đồng vị. Các nguyên tử có lượng proton cấu tạo nên hạt nhân nguyên tử giống nhau, nhưng số nơtron khác nhau được gọi là đồng vị (nguyên tố đồng vị) (isotope). Ví dụ như trường hợp của hydrogen, phần lớn nguyên tử hạt nhân nguyên tử hydrogen có proton là 1 và không có nơtron, nhưng nếu tăng thêm 1 nơtron thì sẽ tạo thành hydro nặng và tăng thêm 2 nơtron sẽ tạo thành triti (triti). Theo đó, số khối sẽ khác nhau 1, 2, 3 khi số lượng nơtron Khác nhau. Những chất này được gọi là đồng vị (nguyên tố đồng vị) (isotope) của hydrogen. Tính chất hóa học của chúng gần như giống nhau.

 

Ở urani thiên nhiên cũng có các đồng vị như U234, U2354, U238, v.v…. Trong đồng vị, các đồng vị

phát ra tia phóng xạ gọi là đồng vị phóng xạ (radioisotope).

 

Nhìn chung, đồng vị cũng được gọi là nguyên tố đồng vị. Tỷ lệ của đồng vị có trong nguyên tố gọi là tỷ lệ tồn tại. Tỷ lệ tồn tại trong các nguyên tố tự nhiên ở mọi nơi trên trái đất là cố định. (→ Urani)

 

Đồng vị phóng xạ (radioisotope  放射性同位体)

 

Là các đồng vị có độ phóng xạ bên trong trong số các loại đồng vị. Ngoài ra còn gọi là đồng vị phóng xạ Radioisotope (RI). Ví dụ như kalium 39, 40, 41 là các đồng vị tồn tại trong thiên nhiên của kalium, tuy nhiên trong đó chỉ có kalium 40 là phát ra tia phóng xạ nên nó là đồng vị phóng xạ của kalium. (→ Đồng vị)

 

Đồng vị phóng xạ (radioisotope  ラジオアイソトープ) (→放射性同位体)(→ Đồng vị

phóng xạ)

 

Đột biến và nhiễm sắc thể dị thƣờng (Mutation and chromosome aberration  突然変異と染 色体異常)

 

Người ta cho rằng có khoảng 30.000 gen quyết định tính chất di truyền của con người và có nhiều gen xếp trên một nhiễm sắc thể. Nhiễm sắc thể được tạo thành từ sự kết hợp của nuleic acid (DNA) và protein theo một lượng nhất định tùy theo từng chủng loại sinh vật, trong tế bào

 

 

 

cơ thể người có 23 cặp (46 chiếc). Tế bào này sẽ phân tách, nhân lên và tạo thành cơ thể người.

 

Khi tế bào sinh dục (tinh trùng và trứng) kết hợp với nhau, gen sẽ được sao chép tương tự như gen của cha mẹ, nhưng vì một nguyên nhân nào đó xuất hiện các gen khác với gen của cha mẹ thì lúc này hiện tượng đột biến bất thường sẽ xảy ra, tạo ra một thế hệ có tính chất, hình dáng khác với cha mẹ của chúng. Có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến đột biến gen xảy ra, nhưng những ảnh hưởng do vật chất hóa học (hóa chất) hay bức xạ của tia phóng xạ gây ra, v.v… sẽ làm một phần gen của nhiễm sắc thể bị mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn, chuyển đoạn, v.v… (nhiễm sắc thể bất thường) hoặc cũng có thể do những biến đổi ở gen trắng gây ra.

 

Dự phòng đảm bảo an toàn (fail-safe フェイルセイフ)

 

Là thiết bị hay quan điểm về mặt thiết kế giúp các thiết bị được đảm bảo hoạt động an toàn ngay cả trong trường hợp toàn bộ thiết bị không thể hoạt động bình thường do một bộ phận của thiết bị bị hỏng hóc. Là một trong những quan điểm cơ bản trong thiết kế an toàn của lò phản ứng hạt nhân. Ví dụ như trường hợp lò phản ứng hạt nhân tự động dừng khẩn cấp khi mạch kiểm soát lò phản ứng hạt nhân bị dừng lại do sự cố mất điện chẳng hạn.

 

Dụng cụ bảo vệ (protection gear  防護具)

 

Dụng cụ bảo vệ phân biệt rõ giữa dụng cụ ngăn ngừa sự phơi nhiễm bên ngoài của tia phóng xạ với dụng cụ ngăn ngừa ô nhiễm hay hít vào qua các vật liệu phóng xạ. Dụng cụ đầu thường được sử dụng tại các cơ quan y tế hay viện nghiên cứu, v.v… những nơi chủ yếu sử dụng tia X hay các đồng vị phóng xạ đã đóng kín. Thường là quần áo, tạp dề, găng tay, mắt kính, v.v… có chất liệu có chứa chì. Dụng cụ bảo vệ thường được sử dụng tại các cơ sở năng lượng nguyên tử chủ yếu là các dụng cụ sau gồm các dụng cụ bảo hộ ngăn ngừa ô nhiễm bề mặt đặc biệt được chuẩn bị sẵn như trang phục làm việc, giày, mũ, găng tay cao su, v.v…. Mặt khác, còn có các loại dụng cụ được sử dụng theo mục đích và môi trường làm việc như mặt nạ bảo vệ có chức năng loại bụi phóng xạ cao, mặt nạ dưỡng khí đưa không khí từ bên ngoài vào, hoặc máy tạo oxy, v.v….

 

Dụng cụ trắc đạt (survey meter   サーベイメータ)

 

Là thiết bị dùng để đo lường mức độ ô nhiễm phóng xạ và tỷ lệ liều chiếu được gọi chung là máy đo lượng bức xạ cầm tay. Hiện có các loại máy đếm tia alpha, tia beta, tia gama (tia X), và tia nơtron. Thông thường có các loại phương thức phát hiện bức xạ như: buồng ion hóa, ống đếm chớp GM, máy đếm nhấp nháy, ống tính tỷ lệ, v.v.. . được phân loại sử dụng tùy thuộc vào các loại bức xạ và tỷ lệ liều lượng của bức xạ.

 

Dừng khẩn cấp (scram スクラム) (→原子炉緊急停止) (→Dừng lò khẩn cấp)

 

Dừng lò khẩn cấp (reactor scram  原子炉緊急停止)

 

Khi nhiệt độ, áp lực, số lượng hạt nơtron bên trong lò phản ứng hạt nhân trở nên bất thường,

 

 

 

thiết bị an toàn sẽ tác động làm cho hệ thống kiểm soát vận hành tự động và ngưng vận hành lò phản ứng. Đây gọi là dừng khẩn cấp (scram). Lò phản ứng dùng để phát điện được thiết lập sẵn các điều kiện scram, chỉ cần một trong những điều kiện đó xuất hiện sẽ dừng khẩn cấp ngay.

 

Trong trường hợp scram không được thực hiện bất chấp thước đo hiển thị bất thường thì nhân viên vận hành lò cũng có thể quyết định dừng lò khẩn cấp. Mặc dù tần suất dừng lò khẩn cấp theo kế hoạch của lò phản ứng hạt nhân ở Nhật cũng giống với các nước khác nhưng tần suất dừng lò ngoài dự kiến (dừng khẩn cấp tự động và dừng khẩn cấp theo sự điều khiển của con người) so với các nước khác thì rất thấp. Từ đó có thể phán đoán việc vận hành nhà máy điện hạt nhân của Nhật đã đạt được độ tin cậy cao theo tiêu chuẩn quốc tế.

 

Electronvolt (eV, đơn vị đo lƣờng năng lượng) (electron volt  エレクトロンボルト) (→電 子ボルト)(→Điện tử vôn)

 

Giá trị chuẩn tạm thời của các chất phóng xạ trong thực phẩm nhập khẩu (provisional standard values of radioactive materials in imported foods  輸入食品中の放射性物質の暫定 基準値)

 

Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi công cộng (Nhật Bản), ngay sau sự cố nguyên tử Chernobyl, đã quy định nồng độ hoạt độ phóng xạ của cesium 134 và cesium 137 dưới 370 Bq trong 1kg thực phẩm làm tiêu chuẩn đánh giá quy chế nhập khẩu (giới hạn tạm thời). Để tìm hiểu mức độ tuân thủ tiêu chuẩn này, toàn bộ số lượng thực phẩm nhập khẩu từ Bắc Âu hay Đông Âu có mức độ ô nhiễm cao phải được kiểm tra, và buộc gửi trả lại quốc gia xuất khẩu trong trường hợp phát hiện thực phẩm vượt quá giới hạn tạm thời qua lần kiểm tra này.

 

Giả định tất cả thực phẩm nhập khẩu đều bị ô nhiễm đến giới hạn này thì liều lượng hấp thụ thực phẩm được quy định là dưới 1/3 giới hạn liều lượng đối với con người. Lượng tia phóng xạ này nhỏ hơn chênh lệch khu vực của bức xạ tự nhiên tại Nhật Bản.

 

Tiêu chuẩn vật liệu phóng xạ trong thực phẩm của Nhật Bản và các quốc gia khác từ sau sự cố lò phản ứng hạt nhân Chernobyl

 

Tên quốc gia Loại hoạt độ phóng xạ Nhóm thực phẩm Bq/kg,l
Hoa Kỳ Cesium 134 + cesium 137 Tất cả thực phẩm 370
Thụy Điển Cesium 134 + Cesium 137 Thực phẩm thông thường 450
 

Phần Lan

 

Cesium 137

Sữa 1.000
Thịt bò và thịt lợn 1.000
Thụy Sĩ Cesium 134 + Cesium 137 Sữa 370

 

 

 

Thực phẩm khác 600
 

Cộng đồng

Châu Âu (EC)

 

 

Cesium 134 + Cesium 137

Sữa và thực phẩm cho trẻ sơ

sinh

 

370

Thực phẩm khác 600
 

Trung Quốc

 

Cesium 137

Sữa và thức uống 460
Hoa quả và rau củ 1.000
Nhật Bản Cesium 134 + Cesium 137 Tất cả thực phẩm 370

Giá trị liều lượng ràng buộc (dose constraint    線量拘束値)

 

Là giá trị giới hạn lượng phơi nhiễm mà con người tiếp nhận từ những nguồn bức xạ (bao gồm cả các thiết bị máy móc). Vì giá trị liều lượng ràng buộc là giá trị tương ứng với mỗi nguồn bức xạ và là một phần của giới hạn liều lượng, cho nên nó có giá trị nhỏ hơn giới hạn liều lượng.

 

Giám sát bức xạ  (radiation monitoring 放射線モニタリング)

 

Còn được gọi một cách đơn giản là giám sát. Bằng việc giám sát đo lường tia phóng xạ định kỳ hay liên tục nhằm mục đích an toàn bức xạ/an toàn phóng xạ, bao gồm cả giải thích kết quả đo lường nên quá trình này được gọi là giám sát tia phóng xạ. Giám sát tia phóng xạ được chia rõ thành hai mảng là giám sát môi trường và giám sát cá nhân (Nhân viên bức xạ). (→ Giám sát môi trường)

 

Giám sát/quan trắc (monitoring モニタリング) (→放射線モニタリング) (→ Giám sát tia

phóng xạ)

 

Giới hạn liều (dose limit  線量限度)

 

Là giá trị được quy định như là giá trị giới hạn trên về mức độ phơi nhiễm mà con người tiếp nhận. Theo khuyến cáo của ICRP, nhiễm xạ được chia thành các loại như nhiễm xạ đối với công nhân, nhiễm xạ công chúng và nhiễm xạ khẩn cấp. Tùy vào mỗi loại sẽ có giới hạn liều hiệu dụng và giới hạn liều tương đương khác nhau.

 

Giới hạn liều hiệu dụng (effective dose limit   実効線量限度)

 

Đối với nhân loại, việc sử dụng năng lượng nguyên tử và tia phóng xạ như thế nào để mang lại lợi ích đã trở thành điều kiện tiền đề. Giới hạn liều hiệu dụng là giá trị giới hạn trên của lượng nhiễm xạ đã được quy định, nhằm mục đích ngăn ngừa phát sinh ảnh hưởng cấp tính, và hạn chế những nguy cơ gây phát sinh bệnh ung thư hay những ảnh hưởng (hiệu ứng) mang tính di truyền xuống mức mà các cá nhân và tổ chức có thể chấp nhận được dựa trên quan điểm bảo vệ

 

 

 

con người không bị nhiễm xạ.

 

Luật pháp của Nhật quy định: ngoại trừ bức xạ tự nhiên và những tia phóng xạ sử dụng trong y học, đối với công nhân không nên vượt quá 100 mSv trong 5 năm. Bất kể năm nào trong vòng

5 năm đều không được vượt quá 50 mSv. Đối với công chúng, không được vượt quá 1 mSv

trong 1 năm.

 

Giới hạn sử dụng thực phẩm ăn uống (restriction of food intake  飲食物の摂取制限)

 

Khi nồng độ phóng xạ trong nước uống, rau củ, sữa, v.v…. được xác định cao hơn chỉ tiêu giới hạn sử dụng thực phẩm ăn uống cho phép thông qua hoạt động giám sát môi trường thì Trụ sở chính ứng phó thảm họa sẽ chỉ thị cho các chủ tịch quận (huyện)/phường (xã) để từ đó đưa ra các biện pháp nghiêm cấm cư dân trong khu vực nhất định sử dụng các loại thực phẩm ăn uống không an toàn bên ngoài. Khi lệnh giới hạn sử dụng thực phẩm ăn uống đã được ban hành,

quận (huyện)/phường (xã) có trách nhiệm cung cấp thực phẩm ăn uống cho người dân, và thực hiện các biện pháp như  nghiêm cấm thu hoạch và bán các sản phẩm nông nghiệp, chăn nuôi trong một khu vực và một thời gian nhất định.

 

Chỉ tiêu giới hạn sử dụng thực phẩm ăn uống

 

(nguồn: Phương hướng của Ủy ban an toàn năng lượng nguyên tử ban hành tháng 7 năm 2003)

 

Đối tượng I-ốt phóng xạ (hạt nhân đại diện của nhân tổng hợp:I-131)
Nước uống, sữa, chế phẩm từ

sữa

 

Trên 3×102 Bq/kg

Các loại rau củ (ngoại trừ

gốc, rễ, mềm cây)

 

Trên 2×103 Bq/kg

 

Đối tượng Phóng xạ cesium
Nước uống, sữa, chế phẩm từ

sữa

 

Trên 2×102 Bq/kg

Các loại rau củ, ngũ cốc

 

Thịt, trứng, cá, các loại khác

 

Trên 5×102 Bq/kg

 

Đối tượng Urani
Nước uống, sữa, chế phẩm từ

sữa

 

Trên 20 Bq/kg

 

 

 

Các loại rau củ, ngũ cốc

 

Thịt, trứng, cá, các loại khác

Trên 1×102 Bq/kg

 

 

 

 

Đối tượng Hạt nhân alpha từ nguyên tố urani và pluton
Nước uống, sữa, chế phẩm từ

sữa

 

Trên 1 Bq/kg

Các loại rau củ, ngũ cốc

 

Thịt, trứng, cá, các loại khác

 

Trên 10 Bq/kg

Graphite (graphite  黒鉛)

 

Là chất rắn có cấu tạo tinh thể chặt chẽ hình thành từ cacbon, ưu việt trong việc sử dụng làm chất làm chậm và thành phản xạ trong lò phản ứng hạt nhân, ngoài ra còn được dùng làm nguyên liệu. Lợi điểm là giá rẻ. Lò phản ứng hạt nhân đầu tiên trên thế giới được xây bằng gạch than chì. Ngoài ra, graphite cũng được dùng làm ruột bút chì.

 

Gray (Gy, đơn vị bức xạ theo hệ SI) (Gray グレイ)

 

Là đơn vị lượng tia phóng xạ (liều phóng xạ hấp thụ) vật chất hấp thụ. 1 gray (Gr) thể hiện

năng lượng hấp thụ của 1 Joule (J) tương ứng với 1 kg vật chất.

 

1 Gy là liều hấp thụ rất lớn. Đơn vị microgray (μGy) (1/1.000.000) hay nanogray (nGy) (1/1.000.000.000 ) thường được sử dụng hơn đơn vị gray.

 

[/restab]
[restab title=”HIJKLMNOP”]

Hạn chế tối đa ở mức thấp nhất (ALARA) (as low as reasonably achievable アララ)

 

Tinh thần “đặt hiệu quả kinh tế và an toàn xã hội lên hàng đầu, hạn chế tối đa những nguy hiểm rủi ro do nhiễm xạ gây ra“ từ khuyến cáo năm 1977 của Ủy ban bảo vệ bức xạ quốc tế quốc tế (ICRP)  đã trở thành khái niệm và cương lĩnh mang tính cơ bản và chuẩn mực đánh giá tính tối ưu trong an toàn bức xạ/an toàn phóng xạ. Rút gọn lại thành “as low as reasonably achievable”.

 

Hạt nhân (nucleon 核子)

 

Hạt nhân nguyên tử được cấu tạo bởi proton và nơtron.

 

Hạt nhân con cháu (daughter nuclide  娘核種)

 

Khi một loại hạt nhân phóng xạ A phân rã, sinh ra loại hạt nhân B khác thì B được gọi là hạt nhân con của A, A là hạt nhân mẹ của B. (→ Nuclit)

 

 

Hạt nhân nguyên tử (nucleus  原子核) (→原子、質量数) (→nguyên tử, số khối)

 

Hệ làm mát sơ cấp (primary cooling system  1 次冷却系) (→1 次系) (→ hệ sơ cấp)

 

Là hệ thống tuần hoàn các chất tải nhiệt làm mát trực tiếp cho nhiên liệu của tâm lò phản ứng hạt nhân. Tùy thuộc vào kiểu loại lò phản ứng hạt nhân mà chất tải nhiệt có thể lànước nhẹ (nước bình thường), nước nặng, khí carbon dioxide, natri, v.v…  (→ chất làm mát sơ cấp, lò phản ứng nhân notron nhanh)

 

Hệ làm mát vùng hoạt khẩn cấp (emergency core cooling system 非常用炉心冷却装置

(ECCS))

 

Là một trong các loại cơ sở vật chất an toàn cơ học được trang bị dựa trên những giả định về

các sự cố tổn thất, v.v… do đường ống chính của hệ làm mát sơ cấp trong lò phản ứng hạt nhân bị gián đoạn tạm thời. ECCS ngay lập tức đưa nước vào tâm lò, làm lạnh nhiên liệu hạt nhân đồng thời cũng được tạo thành từ một hệ thống đa máy độc lập. Ở kiểu nước sôi, ECCS được tạo thành từ các hệ thống như hệ thống phun tâm lò áp cao, hệ thống phun tâm lò áp thấp (từng loại nhiên liệu được đổ xuống bằng vòi phun), hệ thống rót vào áp thấp, hệ thống giảm áp tự động, v.v…, tại kiểu nước áp lực ECCS được trang bị hệ thống rót vào áp cao, hệ thống rót vào trữ áp, hệ thống rót vào áp thấp.

 

Ngoài ra, là một bộ phận của ECCS giúp giảm áp lực bên trong thùng lò phản ứng bằng cách làm lạnh hơi nước phun ra từ bình chịu áp lực phản ứng, hệ thống phun nước thùng chứa đóng vai trò xối rửa vật liệu phóng xạ di động bằng các giọt nước, có khả năng phun liên tục trong nhiều giờ giúp tuần hoàn nước trong hồ bên dưới lò phản ứng hạt nhân.

 

Hệ làm mát vùng hoạt khẩn cấp (emergency core cooling system 緊急炉心冷却装置) (→非 常用炉心冷却装置) (→ Hệ làm mát vùng hoạt khẩn cấp)

 

Hệ số làm giàu (Enrichment factor  濃縮係数)

 

Chúng ta biết rằng vật liệu phóng xạ trong môi trường thường tích trữ dần bên trong cơ thể sinh vật, tuy nhiên lượng vật liệu phóng xạ được làm giàu trong cơ thể là khác nhau tùy theo tính chất vật lý, hóa học hay, chủng loại sinh vật và cơ quan. Ngoài ra, sinh vật hấp thu vật liệu phóng xạ đồng thời cũng bài tiết nên lượng làm giàu của vật chất là có giới hạn. Giá trị tới hạn lớn nhất mà ở đó vật chất không làm giàu được nữa gọi là hệ số làm giàu. Hệ số làm giàu biểu thị tỷ lệ giữa nồng độ của vật chất (nguyên tố) bên trong cơ thể sinh vật và nồng độ vật chất

môi trường (nước, v.v…).

Hệ số tải trọng bức xạ (hệ số trọng số bức xạ) (radiation weighting factor  放射線荷重係数) Mặc dù lượng hấp thụ tia phóng xạ mà con người nhận được là giống nhau, nhưng mức độ ảnh

hưởng chẳng hạn như tỷ lệ mắc bệnh ung thư sẽ khác nhau tùy thuộc vào các loại bức xạ hay

năng lượng, v.v… Trường hợp lượng hấp thụ giống nhau và mức độ ảnh hưởng bởi tia gama là

 

 

 

1, thì hệ số thể hiện mức độ ảnh hưởng trong trường hợp tiếp xúc với tia phóng xạ nào đó được gọi là hệ số tải trọng.

 

Hệ số tải trọng bức xạ đối với tia X, tia gama, tia beta là 1, proton là 5, tia alpha là 20, tia

nơtron từ 5 – 20 tùy thuộc vào năng lượng. (→Đơn vị của tia phóng xạ)

 

Hệ tải nhiệt dư (residual heat removal system  残留熱除去系 )

 

Cho dù có dừng lò phản ứng thì bên trong nhiên liệu hạt nhân vẫn có tồn tại sản phẩm phân hạch và vẫn tiếp tục tạo ra bức xạ trong một khoảng thời gian khá lâu. Hệ thải nhiệt dư là hệ thống làm tuần hoàn nước làm mát và loại bỏ nhiệt dư, vẫn được vận hành thêm một khoảng thời gian sau khi lò phản ứng ngừng vận hành.

 

Hệ thống bảo vệ bức xạ (An toàn phóng xạ) (system of radiological protection  放射線防護 体制)

 

Là hệ thống do Ủy ban Bảo vệ Bức xạ Quốc tế (ICRP) quy định, nhằm an toàn bức xạ/an toàn phóng xạ và được tạo thành từ quá trình hợp lý hóa các hành động, thích ứng tối ưu việc bảo vệ, giới hạn liều lượng cá nhân.

 

Hệ thống đối phó khẩn cấp (emergency system 緊急時体制)

 

Trong trường hợp có những dấu hiệu xảy ra một tình huống khẩn cấp như vật liệu phóng xạ, tia phóng xạ rò rỉ ra bên ngoài nhà máy ở mức bất thường tại nhà máy điện nguyên tử thì Thủ tướng, đồng thời với việc ra thông báo tình trạng khẩn cấp về hạt nhân sẽ thành lập Trụ sở chính ứng phó thảm họa nguyên tử trong Phủ nội các mà bản thân giữ vai trò là Trưởng ban,

chỉ thị các biện pháp ứng cứu đến chính quyền địa phương trú ẩn trong nhà, lánh nạn, v.v…. Ngoài ra, nhà nước sẽ bố trí bộ phận ứng phó địa phương tại trung tâm bên ngoài cơ sở hạt nhân để cùng hợp tác với chính quyền địa phương, ban ngành liên quan, người điều hành cơ sở

hạt nhân tổ chức hội nghị bàn biện pháp cùng nhau ứng phó thảm họa hạt nhân một cách nhanh chóng và rõ ràng.

 

Tiêu chuẩn phán đoán lượng tia phóng xạ trong trường hợp nhà nước tuyên bố tình trạng khẩn cấp là trên mức 500μSv/hh trên diện tích sử dụng tại khu vực phụ cận phát hiện ra lượng tia phóng xạ này.

 

Hệ thống dự báo thông tin liều khẩn cấp cho môi trường (SPEEDI)  (system for prediction of environmental emergency dose information    緊急時迅速放射能影響予測ネットワーク システム)

 

Khi phát sinh sự cố lượng chất phóng xạ lớn bị thoát ra từ nhà máy điện hạt nhân, các tổ chức cộng đồng địa phương và quốc gia phải tiến hành những biện pháp an toàn bức xạ chính xác và khẩn cấp nhằm đảm bảo an toàn cho dân cư. SPEEDI là hệ thống đo lường và tính toán một cách nhanh chóng nồng độ có trong không khí của chất phóng xạ ở môi trường xung quanh,

 

 

 

liều lượng phóng xạ tương ứng, v.v… có cân nhắc đến các yếu tố về mặt địa thế, thông tin khí tượng, v.v… Ở hệ thống SPEEDI, dữ liệu  quan trắc và thông tin khí tượng của môi trường xung quanh nhà máy điện hạt nhân trên toàn nước Nhật được cập nhật liên tục, công tác thực hiện dự đoán và đánh giá di chuyển khuếch tán của những đám mây phóng xạ luôn được tiến hành nhằm phục vụ cho công tác đối ứng khẩn cấp.

Hệ thống kiềm chế áp lực (Hệ thống nén áp lực) pressure suppression system  圧力抑制系) Là hệ thống đảm bảo an toàn ngăn ngừa áp lực bên trong thùng chứa tăng cao do hơi nước và

nước của hệ thống làm mát thứ cấp bị rò rỉ vào bên trong thùng chứa lò phản ứng chính bởi

một sự cố nào đó. Ở lò nước sôi có trang bị máy bơm nước ở nhiệt độ thường tại phần đáy của thùng chứa để làm mát và ngưng tụ hơi nước bị rò rỉ, và trang bị một phòng lưu trữ nước đông cứng bên trong thùng chứa ở lò nước áp lực. Ngoài ra, còn có hệ thống phun làm mát bình chứa phun nước ở nhiệt độ thường.

dịch tài liệu tiếng Anh  vật lý hạt nhân

 

Hệ thống phun làm mát bình chứa(containment spray system 格納容器スプレー系) (→非 常用炉心冷却装置) (→thiết bị làm mát tâm lò sử dụng khẩn cấp)

 

Hệ thống quản lý liều phóng xạ (dose registration control system 線量登録管理制度)

 

Hệ thống quản lý liều phóng xạ được thiết lập nhằm thống nhất cách quản lý bức xạ đối với các cá nhân làm việc tại các cơ sở hạt nhân. Lượng nhiễm xạ của các cá nhân làm việc trong môi trường tiếp xúc bức xạ không những được đăng ký ở mỗi cơ sở nơi họ đang làm việc mà còn được đăng ký ở Trung tâm đăng ký trung ương quản lý liều lượng bức xạ, và được quản lý

giám sát để ngăn ngừa lượng nhiễm xạ vượt quá mức cho phép. Ngoài ra, các cá nhân làm việc trong môi trường tiếp xúc bức xạ luôn mang theo bên mình sổ theo dõi quản lý bức xạ và cập nhật đầy đủ thông tin về lượng phơi nhiễm. Vì vậy, tất cả thông tin về lượng nhiễm xạ vẫn được cập nhật thống nhất và đầy đủ cho dù có chuyển công việc hay môi trường làm việc. (Tham khảo hình vẽ ở trang kế tiếp)

 

Hệ thống tự điều chỉnh (self regulating system 自己制御性)

 

Bản thân lò phản ứng hạt nhân có đặc tính kiểm soát chuỗi phản ứng phân hạch. Vì vậy nếu công suất và nhiệt độ tâm lò của lò phản ứng tăng lên, phản ứng phân hạch hạt nhân sẽ được kiểm soát và công suất tăng của lò phản ứng được tự động điều chỉnh phù hợp. Đây được gọi là tính tự điều chỉnh của lò phản ứng hoặc còn được gọi là tính an toàn sẵn có.

 

Lò nước nhẹ có tính tự điều chỉnh nhờ vào i) hiệu ứng dopler, ii) hiệu ứng nhiệt độ chất làm chậm, iii) hiệu ứng hệ số rỗng.

 

Vì ở lò nước nhẹ sử dụng urani làm giàu có độ làm giàu (tỷ lệ 235U có trong đồng vị của urani) thấp khoảng 2~4%, cho nên phần lớn urani có trong nhiên liệu là 238U có đặc tính khó gây ra phân hạch hạt nhân. Khi công suất lò phản ứng, nhiệt độ của nhiên liệu tăng lên và chuyển động nhiệt của các nguyên tử uranium đạt mức cường độ cao, 238U sẽ hấp thu nơtron nhiều

 

 

 

hơn. Đây gọi là hiệu ứng dopler. Khi số nơtron gây ra phân hạch hạt nhân giảm xuống thì công suất sẽ giảm theo.

 

Các nơtron có tốc độ nhanh được tạo ra bởi quá trình phân hạch hạt nhân được làm chậm lại bởi chất làm chậm, trở thành nơtron có tốc độ chậm và làm phân hạch 235U. Khi công suất của lò phản ứng tăng, nhiệt độ của chất làm chậm tăng cao và giãn nở. Khi đó việc làm chậm nơtron để làm giảm mật độ này đi sẽ trở nên khó khăn. Vì vậy, trong quá trình làm chậm sẽ dễ dàng bị hấp thu bởi 238U. Đây gọi là hiệu ứng nhiệt độ chất làm chậm. Tỷ lệ của nơtron tham gia vào phân hạch hạt nhân giảm đi và công suất cũng giảm theo.

 

Trong các loại lò nước nhẹ, lò nước sôi vận hành máy phát điện tua-bin bằng hơi nước được tạo ra thông qua quá trình  làm sôi nước bằng năng lượng phát sinh từ quá trình phân hạch hạt nhân. Do đó sẽ phát sinh bọt khí bên trong lò phản ứng đều đặn. Khi công suất của lò phản ứng tăng, bọt khí cũng sẽ tăng theo. Vì vậy, khi mật độ chất làm chậm giảm, chuỗi phản ứng phân hạch hạt nhân sẽ được kiểm soát và làm cho công suất của lò phản ứng giảm xuống. Đây được

gọi là hiệu ứng hệ số rỗng.

 

 

Phân hạch

hạt nhân tăng

lên

Nhiệt độ tăng lên

 

 

 

 

 

Tỷ lệ hấp thu nơtron của uranium

238 giảm xuống

Nhiệt độ của nước thay đổi, quá trình làm chậm nơtron diễn biến tốt

  • Hiệu ứng hệ số rỗng của nguyên liệu làm chậm (hiệu ứng mật độ)

 

Mật độ nước giảm, quá trình làm chậm

  • Hiệu ứng dopler của nhiên liệu

 

Uranium 238 hấp thu nhiều

nơtron

 

 

 

Nhiệt độ giảm xuống

Phân hạch hạt nhân giảm xuống

 

 

Tính an toàn sẵn có của lò phản ứng (tính tự điều chỉnh)

 

 

Hiệp ước an toàn (safety agreement  安全協定)

 

Là “hiệp ước liên quan đến đảm bảo an toàn và bảo vệ môi trường” được ký kết giữa nhà đầu

tư xây dựng và chính quyền địa phương tại nơi xây dựng cơ sở năng lượng hạt nhân. Hoặc giữa Tỉnh/thành phố, quận/huyện, phường/xã với các công ty điện lực trong trường hợp là nhà máy điện nguyên tử. Nhiều trường hợp, để đảm bảo an toàn môi trường, Ủy ban giám sát môi

trường sẽ được thành lập tại chính quyền địa phương (Thành phố), và thực hiện xem xét, đánh giá dựa trên dữ liệu giám sát của chính quyền địa phương và dữ liệu đo lường của công ty điện lực. Ngoài ra, Hiệp ước an toàn cũng quy định trách nhiệm thông báo, liên lạc, v.v… cũng như các hoạt động điều tra liên quan trên quan điểm của người dân tại địa phương.

 

 

 

Hiệp ước không phổ biến vuc khí hạt nhân (Nonproliferation Treaty (NPT)  核不拡散条約)

 

Là điều ước quốc tế có hiệu lực vào năm 1970 trên tiêu chí ngăn chặn sự phát triển của vũ khí hạt nhân. Năm 1976 Nhật cũng ký kết hiệp ước này. Thông qua việc ký kết hiệp ước này, thay vì phải cam kết không được sở hữu và chế tạo vũ khí hạt nhân, các quốc gia không sở hữu vũ khí hạt nhân sẽ được hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi để phát triển hạt nhân sử dụng vì mục đích hòa bình. Để chứng minh cho việc chỉ sử dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình, các quốc gia này phải ký kết Hiệp ước thanh sát hạt nhân với Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA), và phải chịu sự thanh sát hạt nhân về nguồn nhiên liệu hạt nhân trong nước và các cơ sở hạ tầng liên quan của Cục năng lượng nguyên tử quốc tế IAEA. Mặt khác, các quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân (Liên Xô cũ, Anh, Mỹ, Trung Quốc, Đức)  phải cam kết không chuyển nhượng vũ khí hạt nhân, giúp chế tạo vũ khí hạt nhân, v.v… cho các quốc

gia không có vũ khí hạt nhân. Năm 1995 tại hội nghị tái xem xét về NPT mở rộng tại trụ sở

Liên hợp quốc đã quyết định kéo dài không kỳ hạn đối với hiệu lực của hiệp ước này. Các quốc gia thành viên tham gia cho đến hiện tại là 182 quốc gia (thời điểm tháng 10 năm 1995), trong đó chủ yếu là các nước thành viên không chính thức gồm Ấn Độ, Pakistan, Israel, Brazil và Argentina.

 

Hiệu ứng Cherenkov (Cherenkov effect   チェレンコフ効果)

 

Là hiện tượng khi các hạt tích điện xuyên qua các vật chất trong suốt, các hạt có tốc độ nhanh hơn tốc độ của tia sáng (giá trị đã chia tốc độ ánh sáng trong chân không cho tỷ lệ khúc xạ của vật chất đó) ở bên trong vật chất đó sẽ phát ra ánh sáng trắng xanh. Hiện tượng này được đặt theo tên của nhà khoa học Cherenkov ở Liên Xô cũ là người đã phát hiện ra nó vào năm 1934. Có thể nhìn thấy ánh sáng trắng xanh này trong chu vi của những vật chất phóng ra bức xạ cực mạnh như những nhiên liệu đã qua sử dụng được đặt trong nước.

 

Hiệu ứng rỗng (void effect  イド効果) (→自己制御性)(→Hệ thống tự điều chỉnh)

 

Hiệu ứng dopler (Doppler effect  ドップラー効果) (→自己制御性)(→ Hệ thống tự điều chỉnh)

 

Hiệu ứng hình ảnh (photographic effect    写真作用) (→放射線の性質) (→Tính chất của tia phóng xạ)

 

Hiệu ứng ion hóa (Ionization effect  電離作用)     (→放射線の性質, 電離) (→Tính chất của tia phóng xạ, ion hóa)

 

Hóa rắn bằng nhựa đường (bitumen solidification アスファルト固化)

 

Trộn dung dịch thải có tính phóng xạ đã được làm giàu bằng xử lý bay hơi, xử lý kết tủa, v.v… với nhựa đường rồi nung nóng. Sau đó rót vào thùng phi và làm đông cứng lại. So với phương pháp làm đông cứng xi măng thì cách làm này đạt được hiệu quả cao hơn.

 

 

 

Hoạt độ phóng xạ (radioactivity  放射能)

 

Là tính chất phát ra tia phóng xạ hay cường độ của hoạt độ phóng xạ, nói cách khác hoạt độ phóng xạ là lượng của vật liệu phóng xạ (Becqrell). Gọi vật chất có hoạt độ phóng xạ là vật liệu phóng xạ là đúng, tuy nhiên trên các tài liệu như báo chí, v.v… thường gọi là hoạt độ phóng xạ. (→ Vật liệu phóng xạ)

 

Hoạt độ phóng xạ tự nhiên    (natural radioactivity   自然放射能) Thông thường vật liệu phóng xạ tự nhiên được gọi theo cách này. Hợp kim zircalloy  (zircalloy  ジルカロイ)

Là hợp kim đã bổ sung khoảng 1.5% thiết, một lượng nhỏ sắt, crôm vào zirconi, nó được sử dụng rộng rãi để làm nhiên liệu cho các ống cách nhiệt của lò nước nhẹ. Ưu điểm của hợp kim này là ít hấp thụ nơtron nhiệt, chống ăn mòn đối với nước và độ bên chịu nhiệt cao. Tuy nhiên,

nếu tăng nhiệt độ trên bề mặt tiếp xúc với nước lên trên 1,000℃  thì sẽ phát sinh khí hydro do

phản ứng giữa zircalloy và nước.

 

Huấn luyện bảo vệ trong tình huống khẩn cấp (huấn luyện phòng ngừa thảm họa)

(emergency protection activity drill  (disaster prevention drill)  防災訓練)

 

Huấn luyện bảo vệ trong tính huống khẩn cấp được thực hiện dựa trên tình huống giả định phát sinh tai nạn bất ngờ tại các đơn vị hành chính cấp tỉnh thành/quận huyện. Theo quy định trong Luật về các biện pháp ứng phó đặc biệt đối với thảm họa năng lượng nguyên tử thì Huấn luyện bảo vệ trong tình huống khẩn cấp do Bộ trưởng chủ nhiệm quy định. Trên kế hoạch, văn phòng năng lượng nguyên tử là đối tượng huấn luyện, thời gian thực hiện, người có trách nhiệm dự phòng thảm họa cần tham gia được quy định và thực hiện hằng năm trong đó bao gồm công việc dự đoán tình huống khẩn cấp, và cách vận dụng nghiệp vụ truyền thông, v.v… của người quản lý thảm họa năng lượng nguyên tử, vận dụng các hình thức tuyên truyền, v.v… về tình trạng khẩn cấp, cũng như các nội dung liên quan đến các quy định vận dụng của Hội nghị các biện pháp phối hợp ứng phó với thảm họa năng lượng hạt nhân. (→ Luật về các biện pháp ứng phó đặc biệt đối với thảm họa năng lượng nguyên tử)

 

Ion hóa (Ionization  電離)

 

Quá trình nguyên tử hay phân tử rơi khỏi quỹ đạo điện tử và sản sinh ra ion được gọi là ion hóa hoặc là ion hóa. Khi tia phóng xạ mang năng lượng lớn hơn một giá trị nhất định xuyên qua

bên trong vật chất thì các nguyên tử hay phân tử của vật chất đó một cách trực tiếp hay gián tiếp sẽ có tính chất ion hóa.

 

Iot – 131 (iodine-131  ヨウ素 131) (→放射性ヨウ素) (→Iodine phóng xạ)

 

 

 

Iot phóng xạ (radioactive iodine  放射性ヨウ素)

 

Là một đồng vị phóng xạ của iodine và chủ yếu là iodine 131. Iodine phóng xạ được đóng kín

vào thanh nhiên liệu như là một sản phẩm phân hạch. Do lo ngại một lượng lớn iodine phóng

xạ ở thể khí có thể phóng ra nếu xảy ra sự hư hỏng hay tan chảy nhiên liệu nên khả năng phóng

xạ môi trường của iodine phóng xạ thường được quan tâm chú ý đến.

 

Chu kỳ bán rã của Iodine 131 thường ngắn, khoảng 8 ngày, tuy nhiên khi một lượng lớn chất này vào cơ thể con người qua sữa bò, v.v… sẽ tập trung tại tuyến giáp và trở thành nguyên nhân gây ra ung thư tuyến giáp. Đặc biệt iodine phóng xạ rất nguy hiểm đối với trẻ sơ sinh, do đó liều lượng phơi nhiễm toàn thân và liều lượng phơi nhiễm tuyến giáp ở trẻ em và người lớn là những yếu tố rất quan trọng cần được xem xét khi đánh giá sự cố.

 

K-40, Kali-K40 (Pottasium-40 カリウム 40   K-40)

 

Kali là nguyên tố có trong cơ thể con người và vật chất trong thế giới tự nhiên, trong đó bao gồm một tỷ lệ nhất định (0.0117%) các đồng vị phóng xạ Kali 40. Nó phóng ra tia beta và tia gama, có chu kỳ bán rã vô cùng dài là 1,28 tỷ năm. Phần lớn vật chất có tính phóng xạ tự nhiên có trong cơ thể con người là Kali 40. Trong cơ thể của một người có thể trọng 70kg thì độ phóng xạ khoảng 4.000 Bq, và liều lượng hiệu ứng nhận được trong 1 năm là khoảng 0,2 mSv.

 

Kế hoạch phòng ngừa thảm họa hạt nhân trong tình huống khẩn cấp (disaster prevention plan for nuclear emergency   原子力防災計画)

 

Là kế hoạch được xây dựng bởi đoàn thể địa phương dựa trên Luật cơ bản về đối phó thảm họa nhằm mục tiêu đối phó một cách hiệu quả khi xảy ra sự cố. Trong đó, có một số kế hoạch biện pháp an toàn bức xạ đã được sửa đổi so với kế hoạch trước đây dựa trên Kế hoạch cơ bản

phòng ngừa thảm họa (bản Đối sách thảm họa hạt nhân)  do Hội nghị phòng ngừa Trung ương sửa đổi vào năm 2000 và “Về đối sách phòng ngừa thảm họa tại cơ sở hạt nhân” do Ủy ban an toàn bức xạ quốc tế (ICRP) sửa đổi vào năm 2000. Nội dung chủ yếu đề cập đến kế hoạch phòng ngừa tai họa, giám sát môi trường trong trường hợp khẩn cấp, biện pháp an toàn bức xạ và chế độ y tế, liên lạc, thông báo trong trường hợp khẩn cấp, v.v…. Phạm vi khu vực cần ưu tiên xây dựng đối sách phòng ngừa thảm họa được đề nghị là trong vòng bán kính từ 8~10km tính từ nhà máy điện hạt nhân, nếu là cơ sở tái xử lý thì khoảng 5km. Các đoàn thể địa phương dựa vào đây để lập kế hoạch phòng ngừa.

 

Kerma (kerma  カーマ)

 

Là đơn vị đo tổng động năng ban đầu của hạt mang điện thứ cấp do các hạt không mang điện tạo ra trong bản thân vật chất và đo bằng khối lượng của vật chất. Đơn vị (J/kg:Gy).

 

Khảo sát điểm cố định (Fixed-point survey 定点サーベイ)

 

Lắp đặt các thiết bị quan trắc tia phóng xạ giám sát môi trường ở khu vực xung quanh các cơ

 

 

 

sở hạt nhân và thực hiện đo lường liên tục 24 giờ. Việc này được gọi là khảo sát điểm cố định bao gồm trạm giám sát, vị trí quan trắc, điểm giám sát, v.v….

 

Ngoài tỷ lệ liều lượng không gian, khảo sát điểm cố định còn là phương tiện đo lường độ phóng xạ của bụi thu được trong khí quyển từ thiết bị lấy mẫu bụi môi trường (dust sampler) đặt cạnh đó. (→ Xe giám sát di động)

 

Khí hiếm (rare gas  希ガス(貴ガス))

 

Là tên gọi của các nguyên tố hóa học nằm trong nhóm 0 trong bảng tuần hoàn. Chúng là những khí không linh hoạt trong hóa học. Bao gồm helium, neon, argon, krypton, xenon, radon. Do lượng tồn tại của các loại khí này ít nên chúng được gọi là khí quý hay khí hiếm. Có thể tạo khí hiếm mang tính phóng xạ (krypton (Kr), xenon (xe)) hình thành trong lò phản ứng hạt nhân

nhờ vào sự phân tách hạt nhân, nhưng do chúng không đọng lại trong cơ thể con người nên chỉ gây chiếu xạ ngoài mà không gây chiếu xạ trong. Các khí này có thể được loại bỏ bằng bộ lọc (filter) giống như các vật liệu phóng xạ khác. (→ xử lý chất thải khí)

 

Khí xạ hiếm (radioactive rare gas  放射性希ガス) (→ Khí hiếm)

 

Khóa liên động (interlock  インターロック)

 

Là một cơ chế ngăn ngừa sự cố xảy ra do thao tác sai hoặc thực hiện sai động tác trên máy móc thiết bị. Ví dụ như nếu cùng một lúc chúng ta kéo tất cả các thanh điều khiển lò phản ứng hạt nhân thì sẽ có nguy cơ phát cháy lan truyền. Chính vì vậy, hệ thống khóa liên động được trang bị thêm để ngăn chặn các sự cố do thao tác không chính xác gây ra. Khóa này bắt buộc người sử dụng phải thực hiện các thao tác theo trình tự quy định khi muốn vận hành các thanh điều khiển.

Khối lượng tới hạn, Thể tích tới hạn (critical mass, critical volume  臨界質量、臨界体積) Là khối lượng hay thể tích của vật chất phân hạch hạt nhân tối thiểu đạt đến trạng thái tới hạn.

Khối lượng tới hạn, thể tích tới hạn được quyết định dựa trên nguyên liệu có vật chất phân hạch

hạt nhân và sự sắp đặt của nó. (→ Bom nguyên tử)

 

Không chất mang (carrier free  無担体)

 

Là nguyên tố có trong dung dịch, v.v…, ở trạng thái không tồn tại đồng vị phóng xạ ổn định bên ngoài hạt nhân phóng xạ. Hoạt độ phóng xạ riêng là cao nhất. (tham khảo mục Chất mang)

Khu vực giám sát xung quanh (ambient observation area (monitoring area)   周辺監視区域 ) Thiết lập khu vực giám sát xung quanh nhằm ngăn chặn xâm nhập và cư trú của người dân

xung quanh khu vực cơ sở hạt nhân, hạn chế nhiễm xạ cho người dân sống và hoạt động bình

thường tại các khu vực gần cơ sở hạt nhân. Thực hiện công việc giám sát  tỷ lệ lượng bức xạ ở

 

 

 

khu vực tiếp giáp và quản lý khí thải, nước thải, sao cho lượng bức xạ ở những khu vực nằm ngoài khu vực tiếp giáp không được vượt quá liều lượng giới hạn (1mSv/năm). (→ Quan trắc môi trường, tiêu chuẩn quản lý rò rỉ)

 

Khu vực kiểm soát (controlled area (radiation controlled area) 管理区域)

 

Tại những cơ sở hạt nhân, v.v… nhằm mục đích phòng ngừa phơi nhiễm bức xạ không cần thiết cho dân thường cũng như để quản lý nhiễm xạ cho nhân viên làm việc trong cơ sở  dưới mức tiêu chuẩn, các khu vực quản lý thường được quy định và xây dựng ranh giới bằng các tòa nhà, v.v…  để phân biệt với khu vực thông thường. Trường hợp các nhà máy điện hạt nhân,

khu vực quản lý là những nơi được chỉ định trong khu vực quản lý có bức xạ ngoại bộ và nồng độ vật liệu phóng xạ trong không khí, mật độ trên bề mặt của vật liệu phóng xạ cao hơn hay nơi nghi ngờ cao hơn quy định chung (cao hơn giá trị do do Bộ trưởng quy định) như tòa nhà đặt lò phản ứng hạt nhân, tòa nhà phụ, cơ sở vật chất tồn trữ thải phóng xạ, v.v…. Việc kiểm soát người hay đồ vật ra vào được thực hiện nghiêm ngặt, giám sát lượng bức xạ cá nhân, mang

dụng cụ phòng hộ cần thiết, và các thiết bị kiểm tra ô nhiễm đối với các đồ vật mang ra, lắp đặt biển báo, v.v….

 

Kiểm soát bức xạ (radiation control  放射線管理)

 

Là những phương cách nhằm bảo vệ cơ thể con người tránh khỏi tác hại từ tia phóng xạ, do đó quản lý tia phóng xạ là quản lý tổng quát bao gồm đánh giá, quan trắc tia phóng xạ nhằm thực hiện mục tiêu trên. Bộ phận chuyên quản lý tia phóng xạ được thiết lập tại văn phòng của nhà máy điện nguyên tử, v.v….

 

Kiểm tra định kỳ (Periodic inspectio 定期検査)

 

Theo quy định của pháp luật, các nhà máy điện nguyên tử được kiểm tra định kỳ mỗi năm 1 lần (có tể kéo dài qua tháng thứ 13). Với sự chứng kiến của cán bộ kiểm tra quốc gia, tất các các bộ phận quan trọng trên phương diện cần đảm bảo an toàn đều được kiểm tra, và các linh kiện đã sử dụng quá một thời gian nhất định sẽ được thay thế.

 

Kiểm tra không phá hủy (NDT) (NDT (non-destructive testing (nondestructive examination)

非破壊試験(非破壊検査))

 

Là kiểm tra tính chất, tình trạng, cấu trúc bên trong, v.v… của đối tượng quan trắc mà không phá hoại chúng. Có các phương pháp kiểm tra như kiểm tra bằng mắt thường, kiểm tra thẩm thấu tia phóng xạ, kiểm tra khuyết tật bằng sóng siêu âm, kiểm tra khuyết tật bằng dòng điện xoáy, kiểm tra sự thấm xuyên chất lỏng,v.v…. Kiểm tra không phá hủy được sử dụng trong kiểm tra khuyết tật của các bộ phận cấu tạo lò phản ứng hạt nhân.

 

Kiểm tra lúc đang vận hành (in-service inspection 供用期間中検査)

 

Là việc kiểm tra xác nhận tình trạng hư hỏng về kết cấu của lò phản ứng hạt nhân và máy móc

 

 

 

thiết bị quan trọng và thường được thực hiện đều đặn mỗi năm 1 lần khi kiểm tra định kỳ lò phản ứng hạt nhân. Nhà nước quy định đối tượng kiểm tra, phương pháp kiểm tra, số lần kiểm tra, v.v…. Ngoài ra, kiểm tra trong thời kỳ cung cấp sử dụng còn bao gồm việc kiểm tra cường độ của thanh kim loại thí nghiệm dùng để quan sát đã đưa vào thùng chứa lò phản ứng, v.v….

 

Krypton (Kr) (krypton  クリプトン(Kr)) (→希ガス)(→rare gas ) (→ khí hiếm)

 

Kỹ sư trưởng các lò phản ứng ( chief engineer of reactors   原子炉主任技術者)

 

Là người được tuyển chọn trong số những người đã thi đậu trong kỳ thi quốc gia, có bằng Kỹ sư trưởng giám sát lò phản ứng hạt nhân, được bổ nhiệm cho từng lò phản ứng để thực hiện việc đảm bảo an toàn khi vận hành lò phản ứng dựa theo “Luật về các quy chế liên quan đến nguyên liệu, nhiên liệu hạt nhân và lò phản ứng”. (trường hợp đối với Nhật ).

 

Kỹ thuật hóa rắn chất thải phóng xạ mức thấp (có hoạt độ thấp) (Solidification of low- level radioactive waste  低レベル放射性廃棄物の固化技術)

 

Là kỹ thuật đóng rắn chất thải phóng xạ cấp thấp bên trong phễu. Thông thường đây là quá trình đóng rắn xi măng sử dụng xi măng ban đầu, nhưng sau đó do dung lượng giảm nên kỹ thuật này được áp dụng đóng rắn nhựa đường. Hơn nữa, kỹ thuật này còn ứng dụng các kỹ thuật như đóng rắn plastic (dung dịch phế thải tinh luyện, nhựa, v.v… ở thể bột khô, trộn với

chất đóng rắn plastic, làm đóng rắn lại) hay đóng rắn viên, v.v… (tạo viên từ bột khô bằng máy nghiền hạt) đã có thể làm giảm dung lượng thể đóng rắn lớn hơn nhiều so với từ trước đến nay.

 

Làm giàu (Enrichment  濃縮)

 

Là quá trình nâng cao tỷ lệ một đồng vị nhất định từ vật chất được trộn từ hơn 2 loại đồng vị. Trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử làm giàu urani 235 là một đại diện tiêu biểu. (→ Làm giàu các đồng vị urani)

 

Làm giàu các đồng vị Uranium (enrichment of uranium isotopes  ウラン濃縮)

 

Đồng vị phân hạch (235U) có trong urani tự nhiên là khoảng 0,7%. Việc tăng tỷ lệ này mang tính nhân tạo được gọi là làm giàu các đồng vị Urani. Hiện nay lượng urani đã làm giàu được

sử dụng làm nhiên liệu cho các lò nước nhẹ lên đến khoảng 4%. Kỹ thuật làm giàu Urani lượng lớn đang được áp dụng hiện nay phần lớn là phương pháp tách ly tâm và phương pháp khuếch tán khí dựa trên sự khác biệt nhỏ trong khối lượng của urani 235 và urani 238.

 

Làm giàu Uranium (Enriched uranium  濃縮ウラン)

 

Uran giàu là uran đã được làm tăng nhân tạo tỷ lệ của urani 235 (0,7%) trong urani thiên nhiên.

Độ tinh luyện dưới 20% gọi là uran giàu thấp, trên 20% gọi là uran giàu cao. Hiện tại, uran giàu thấp có độ tinh luyện lên đến khoảng 4% đang được sử dụng tại lò nước nhẹ. Uran giàu cao là đối tượng cần bảo vệ thực thể (vật liệu và cơ sở hạt nhân). (→ Làm giàu các đồng vị

 

 

 

uranium, uranium nghèo)

 

Liều chiếu (exposure  照射線量) (→ 放射線の単位) (→ Đơn vị bức xạ)

 

Liều chiếu bên ngoài cơ thể (external exposure  体外被ばく)

 

Liều dân chúng (collective dose of (country)  (population dose)  国民線量)

 

Là giá trị tính tích lũy lượng nhiễm xạ của tất cả các cá nhân hoặc các nguồn bức xạ cụ thể trên phạm vi cả nước (tương đương với liều tập thể của một quốc gia). Hoặc là giá trị được tính bằng cách chia liều chiếu cho dân số của quốc gia. Có thể nói liều dân chúng là liều lượng bình quân  ứng với 1 cá nhân Sievert (Sv). (→Liều tập thể)

 

Liều dự báo(predicted dose  予測線量)

 

Là lượng tia phóng xạ được dự báo người dân sẽ tiếp nhận từ sự cố của cơ sở năng lượng hạt nhân, và được thực hiện theo các bước sau khi dự đoán có sự cố. Việc ước tính liều dự báo ảnh hưởng lên người dân ở khu vực lân cận do tia phóng xạ và vật liệu phóng xạ phóng ra gây nên được nhanh chóng thực hiện kết hợp với kết quả giám sát môi trường, thông tin khí tượng, thông tin nguồn phát xạ ở bước thứ nhất. Đối tượng chủ yếu của giám sát là tỷ lệ liều lượng phóng xạ trong không gian, nồng độ của vật liệu phóng xạ trong khí quyển, nồng độ của vật liệu phóng xạ trong mẫu môi trường. Liều lượng của nuclit trong trường hợp hấp thụ vào qua đường thở hoặc đường miệng được tính toán bằng cách sử dụng từng hệ số liều lượng hữu

dụng tương ứng.

 

Cứ như thế, liều dự báo có thể ước tính được một cách dễ dàng dựa vào phương pháp đã định sẵn trước. Thêm vào các điều kiện về địa hình, đặc tính khí tượng của địa phương, v.v… việc sử dụng SPEEDI (Hệ thống dự báo thông tin liểu khẩn cấp cho môi trường) có khả năng tính toán nhanh chóng, chi tiết hơn nồng độ phân bố hay liều dự báo của vật liệu phóng xạ trong môi trường cũng được chuẩn bị.

 

Tính toán liều lượng từ kết quả giám sát của bước thứ 2 chia đối tượng thành chiếu xạ ngoài, chiếu xạ trong dựa trên sự xem xét đến hành động của người dân, đường đi của thức ăn, uống, v.v… và đánh giá liều lượng thực tế dựa vào phương pháp xác định trong bước thứ nhất.

 

Liều gây tử vong (fatal dose (lethal dose)  致死線量) (→身体的影響) (→ Ảnh hưởng

(Hiệu ứng) cơ thể)

 

Liều hấp thụ (absorbed dose 吸収線量)

 

Là năng lượng bức xạ ion hóa hấp thụ trên mỗi đơn vị khối lượng của vật liệu. Đơn vị là Gray

(Gy), tương đương với J/kg.

 

 

 

Liều hiệu dụng (effective dose    実効線量)

 

Là liều dùng để thể hiện một cách thống nhất mức độ ảnh hưởng của nhiều loại tia phóng xạ

khác nhau trên một bộ phận cơ thể và trên toàn bộ cơ thể người (đơn vị là Sv).

 

Sẽ yêu cầu bổ sung hệ số (mức độ ảnh hưởng của một bộ phận cơ thể bị phơi nhiễm trong trường hợp mức độ phơi nhiễm toàn thân là 1) thể hiện cảm thụ bức xạ mang tính tương đối của các cơ quan trên cơ thể vào liều tương đương. (→Đơn vị của tia phóng xạ)

 

Liều kế bỏ túi (pocket dosimeter  ポケット線量計)

 

Là một loại liều kếđo bức xạ cá nhân dạng cây bút, bên trong là buồng ion hóa loại nhỏ. Liều lượng phơi nhiểm trong lúc thao tác là phương thức đọc chỉ tiêu. Những năm gần đây, liều kế bỏ túi kỹ thuật số sử dụng detector bán dẫn được sử dụng thay cho liều kế bỏ túi thông thường và đang được bán trên thị trường.

 

Liều kế dùng phim (film badge  フィルムバッジ)

 

Là định lượng kế cơ bản nhất của định lượng kế bức xạ cá nhân dùng trong giám sát bức xạ cá nhân sử dụng nguyên tắc cảm quang của phim khi gặp tia phóng xạ. Rửa ảnh tại từng thời đoạn nhất định giúp đo lường lượng tia phóng xạ dựa trên độ hun đen tại thời đoạn đó. Thông thường, lượng tia bức xạ trên 1 tấm phim của tia X, tia gama, tia beta, tia nơtron nhiệt sẽ phân ly, để đo lường, người ta gắn các loại tấm lọc vào hộp liều kế dùng phim và tiến hành đo theo từng các loại bức xạ riêng biệt.

 

Trong những năm gần đây, liều kế huỳnh quang đã được sử dụng thay cho các hộp liều kế dùng phim. Liều kế huỳnh quang là liều kếthể rắn tận dụng hiện tượng phát quang màu cam (sự phát quang do chiếu xạ) khi kích thích thủy tinh photphat thủy ngân hoạt tính đã phơi nhiễm tia phóng xạ bằng bằng tia tử ngoại. Tâm phát quang sinh ra do phơi nhiễm phóng xạ có đặc trưng là có thể sử dụng như một liều kếtích lũy có khả năng đọc lặp lại nhiều lần mà không bị tiêu giảm do thao tác đọc này gây ra.

dịch văn bản tiếng  Anh  vật lý hạt nhân

 

Liều kế huỳnh quang (photoluminescence glass dosimeter  蛍光ガラス線量計)

 

Liều kế nhiệt phát quang (Thermoluminescence dosimeter  熱ルミネセンス線量計(TL D))

 

Các điện tử tự do sinh ra do hiện tượng ion hóa khi tia phóng xạ va chạm với các chất như LiF, CaF2, CaSO4, v.v… sẽ bị giữ lại tại các lỗ hổng mạng. Các điện tử đã bị giữ lại này sẽ thoát ra khi được nung nóng và trở lại trạng thái ban đầu. Khi đó, hiện tượng ánh sáng phát ra chính là hiện tượng nhiệt phát quang. Do lượng tia phóng xạ tiếp xúc tỷ lệ thuận với lượng ánh sáng do nhiệt phát quang gây ra nên có thể đo lường lượng tia phóng xạ từ lượng ánh sáng này. Thông thường dụng cụ đo này được gọi là định lượng kế nhiệt phát quang hay TLD, có độ rộng đo lường tia gama từ khoảng 10 microSv đến 1 Sv. Do kiểu dáng nhỏ, nhẹ và đặc tính an toàn nên

 

 

 

thường được dùng làm định lượng kế đo lượng bức xạ cá nhân và quan trắc lượng tia phóng xạ

(thường lấy giá trị tích lũy trong 3 tháng) có trong môi trường xung quanh các cơ sở hạt nhân.

 

Liều lượng   (dose    線量 )    (→放射線の単位) (→ Đơn vị bức xạ)

 

Liều tập thể (collective dose  集団線量)

 

Là liều lượng tổng hợp lượng nhiễm xạ ở từng cá nhân trong một phạm vi dân cư nhất định, và được thể hiện bằng đơn vị người – Sv. Ví dụ, trường hợp có 100, 000 người sống gần khu vực nhà máy phát điện hạt nhân, khi liều lượng nhiễm xạ trên một người là 0.005mSv thì thì liều

tập thể là 5,000 người – mSv = 5 người – Sv. Liều lượng được tổng hợp dựa trên toàn bộ dân số được gọi là liều dân chúng (→ liều dân chúng)

 

Liều tương đương (Equivalent dose  等価線量)

 

Là lượng thể hiện ảnh hưởng đến cấu trúc cơ thể con người dựa vào năng lượng tia phóng xạ đã hấp thu, và có liên quan với liều hấp thụ theo hệ số gia trọng tia phóng xạ (hệ số lượng tia trong quan trắc lượng tia). Đơn vị là sievert (Sv).

 

Lò áp lực (PRW) (pressurized water reactor  加圧水型軽水炉)

 

Là một loại của lò nước nhẹ sử dụng chung nước bình thường với chất làm chậm và chất làm mát. Hiện nay phần lớn các nhà máy phát điện nguyên tử trên thế giới đều sử dụng công nghệ này. Lò tạo ra một áp lực khoảng 160 khí áp lên hệ thống sơ cấp, không để cho chất làm mát sơ cấp sôi ở nhiệt độ cao, truyền nhiệt này cho nước của hệ thống thứ cấp qua máy tạo hơi nước, hơi nước được tạo ra tại đây và làm quay tua bin để tạo ra điện. Vì hệ thống sơ cấp và hệ thống thứ cấp rời nhau nên hơi nước khác lò nước sôi (BWR) ở điểm chúng không chứa năng lượng phóng xạ.

 

Lò công suất (Power reactor  動力炉)

 

Là tên gọi chung của các lò phản ứng hạt nhân sử dụng năng lượng nhiệt sinh ra từ phân hạch hạt nhân chuyển thành năng lượng điện hay năng lượng cơ hoặc sử dụng năng lượng nhiệt. Lò phản ứng hạt nhân dùng để phát điện là mnột đại diện của loại này. Ngoài ra các loại lò phản ứng hạt nhân dùng cho tàu thuyền, v.v… cũng là lò công suất.

 

Lò nước nặng (heavy water reactor   重水炉)

 

Là lò phản ứng sử dụng nước nặng (D2O) làm chất làm chậm. Nước nặng là nước trong đó 2 nguyên tử hydro được thay thế bởi đồng vị đơteri liên kết với oxy. Trong 1kg khí hydro thông thường có chứa khoảng 0,14g, vì nó nặng hơn một chút so với nước bình thường nên gọi là nước nặng. Nếu lấy nước nặng làm chất làm chậm thì tỷ lệ hấp thụ nơtron sẽ giảm đi và có thể sử dụng hết hiệu suất các nơtron được sinh ra ở quá trình phân hạch. Vì vậy, cũng có thể sử dụng urani tự nhiên để làm chất làm chậm. Luồng xử lý chính của lò nước nặng hiện nay đang

 

 

 

được áp dụng nhiều là sử dụng nước nặng làm chất làm chậm, làm sôi nước nhẹ hoặc nước

nặng bên trong các ống chịu áp lực. Lò nước nặng thường hay sử dụng là lò CANDU, lò này sử

dụng nước nặng tăng áp làm nguyên liệu làm mát.

 

Lò nước nhẹ (light water reactor  軽水炉)

 

Là lò phản ứng hạt nhân dùng để phát điện do Mỹ phát minh, vận hành bằng cách làm đầy thùng lò phản ứng bằng nước thông thường (gọi là nước nhẹ để phân biệt với nước nặng) và tải nhiên liệu Urani nồng độ thấp bên trong. Là loại chứa nước nhẹ có vai trò là chất làm chậm và vừa là chất tải nhiệt. Hiện nay, khoảng 86% lò phát điện trên thế giới là lò nước nhẹ, gồm 2

loại là lò áp lực và lò nước sôi.

 

Lò nước sôi (boiling water reactor  沸騰水型軽水炉(BWR))

 

Là lò phản ứng hạt nhân dùng để phát điện dạng tuần hoàn trực tiếp khi tua-bin nhận được nguyên hơi nước từ lò phản ứng hạt nhân khi nước ở đây được làm sôi lên. Về cấu tạo, lò có cấu tạo đơn giản nhưng hơi nước được đưa đến tua-bin lại có chứa một độ phóng xạ nhẹ.

 

Áp suất bên trong lò phản ứng hạt nhân ở khoảng 70atm và hơi nước thoát ra khi nhiệt độ lên cao khoảng 2850C. Khoảng một nửa số lò nước nhẹ của Nhật Bản là loại BWR.

 

Lò phản ứng dùng để trình diễn (demonstration reactor    実証炉)

 

Là lò phản ứng trung gian giữa lò phản ứng thử nghiệm và lò phản ứng thực tiễn, có vai trò đánh giá hiệu quả kinh tế và kiểm chứng những chức năng của những lò phản ứng có quy mô gần giống với lò phản ứng thực tiễn, trước khi ứng dụng các kỹ thuật, máy móc, thiết bị đã được xác lập và kiểm chứng bởi lò phản ứng thử nghiệm vào.

 

Lò phản ứng Fugen (Fugen (reactor)  ふげん)    (→新型転換炉)(→ Lò phản ứng chuyển đổi nhiệt tiên tiến)

 

Lò phản ứng hạt nhân (nuclear reactor  原子炉)

 

Là thiết bị có thể kiểm soát liên tục chuỗi phản ứng phân hạch dây chuyền được tạo ra khi cho nguyên liệu nguyên tử như urani hay plutonium phản ứng với hạt nơtron. Có thể phân loại lò phản ứng hạt nhân một cách tổng quát như sau: Lò nghiên cứu (bao gồm cả đào tạo, huấn luyện), lò thực nghiệm, lò công suất, v.v.… Lò phản ứng dùng để phát điện được phân thành lò công suất.

 

Việc xúc tiến nghiên cứu lò công suất thông thường được tiến hành theo trình tự : Lò thực nghiệm, lò phản ứng thử nghiệm, lò phản ứng dùng để trình diễn, lò phản ứng thực tiễn.

 

Lò phản ứng khí nhiệt độ cao (high temperature gas reactor   (HTGR) 高温ガス炉(HTGR)) Là lò phản ứng hạt nhân có thể phát ra nhiệt độ cao đến trên 750 độ C, sử dụng graphite làm

 

 

 

chất làm chậm và helium là chất làm mát. HTGR được phát triển đầu tiên ở Anh, sau đó được phát triển tại Mỹ, Đức. Tại Nhật, Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Nhật Bản đã xây dựng và đang vận hành lò thử nghiệm có nhiệt độ khí ở cửa ra vào lên đến 950 độ C. Lò phản ứng khí nhiệt độ cao là lò phản ứng hạt nhân không chỉ có thể phát ra nguồn điện có hiệu suất nhiệt cao mà còn có thể ứng dụng nguồn nhiệt đó vào trong lĩnh vực công nghiệp.

 

Lò phản ứng làm mát bằng khí (gas cooled reactor  (GCR)ガス冷却炉)

 

Được gọi chung là lò phản ứng hạt nhân sử dụng khí heli, carbon dioxide, v.v… làm chất làm mát. Lò phản ứng làm mát bằng khí là loại lò phản ứng hạt nhân do người Anh phát triển thành công nhằm phục vụ cho việc sản xuất điện đầu tiên trên thế giới vào năm 1956. Lò phản ứng làm mát bằng khí thường có cấu hình phân lõi dạng đĩa, sử dụng urani tự nhiên làm nhiên liệu, chì làm chất làm chậm và khí cacbon dioxide làm nguyên liệu làm mát. Tại Nhật, nhà máy phát điện nguyên tử thương mại đầu tiên được các Công ty cổ phần Phát điện nguyên tử Nhật Bản

du nhập từ Anh vào và Nhà máy phát điện Tokai bắt đầu vận hành vào năm 1966 với công suất

phát điện đạt 166.000 Kw. Nhà máy đã hoạt động tốt trong suốt thời gian cung cấp điện cho

đến khi kết thúc vai trò cung cấp điện tiên phong của mình vào năm 1998.

 

Bên cạnh đó, việc phát triển nghiên cứu lò phản ứng khí nhiệt độ cao sử dụng Urani làm giàu, và làm mát bằng heli đang được tiến hành với mong muốn có thể sử dụng lò phản ứng cho nhiều mục đích khác nhau.

 

Lò phản ứng Monju (Monju reactor  もんじゅ)

 

Là tên gọi lò pảhn ứng thử nghiệm của lò tái sinh nhanh (dạng loop) xây dựng ở thành phố Tsuruga do Cơ quan phát triển tuần hoàn nhiên liệu hạt nhân (đương thời) phát minh với sự hợp tác của ngành điện lực. Công suất phát điện 280.000 kW, nhiên liệu nạp đầu tiên (nhiên liệu bỏ vào lò lúc đầu) là oxit hỗn hợp của urani và plutonium (MOX). Cơ sở được hoàn thành vào tháng 5 năm 1991, tháng 8 năm 1994 đạt đến tới hạn đầu tiên, tháng 8 năm 1995  bắt đầu phát điện và kể từ đó các lần phát điện thực nghiệm với công suất 40% đã được thực hiện, tuy nhiên vào ngày 8 tháng 12 năm 1995, phần ống nhỏ của nhiệt kế được lắp đặt tại đường ống của hệ thống làm lạnh thứ cấp bị gãy và gây ra sự cố rò rỉ natrium. Sự cố này không gây ảnh

hưởng đến môi trường do hạt aerosol sinh ra từ vật liệu phóng xạ, natri cháy do natrium rò rỉ từ hệ thống làm lạnh thứ cấp không đi qua lò phản ứng. Tuy nhiên, từ bối cảnh của sự cố này mà hiện trạng phát triển lò tái sinh nhanh sau này được xem xét lại trên diện rộng, cải tiến trang thiết bị, v.v… và năm 2010 đã bắt đầu tái vận hành lại. (→ Lò tái sinh nhanh, lò phản ứng thử nghiệm)

 

Lò phản ứng nhiệt cải tiến   (advanced thermal reactor ( ATR)     新型転換炉)

 

Là lò phản ứng dùng để phát điện, được thiết kế với mục đích tạo ra thật nhiều plutonium từ urani nguyên liệu hạt nhân. Lò phản ứng thử nghiệm của cơ quan phát triển nghiên cứu năng lượng nguyên tử Nhật bản (FUGEN) có cơ chế hoạt động tương tự. (Fugen được vận hành từ

 

 

 

năm 1978 đến giữa năm 2003, tuy nhiên hiện nay đang trong quá trình giải thể)

 

Lò phản ứng nơtron nhiệt (Thermal neutron reactor  熱中性子炉)

 

Urani 235 sẽ phân hạch khi hấp thu nơtron, tuy nhiên nơtron xung đột càng chậm càng dễ bị hấp thu nhiều hơn. Theo đó, khi nơtron nhanh sinh ra từ phân hạch hạt nhân sử dụng chất làm chậm và giảm tốc cho đến khi trở thành nơtron nhiệt thì phản ứng dây chuyền hạt nhân sẽ đạt hiệu suất cao. Do vậy, lò phản ứng hạt nhân được thiết kế nhằm sử dụng chất làm chậm chủ yếu để các phản ứng dây chuyền hạt nhân được xảy ra qua nơtron nhiệt là các lò phản ứng nơtron nhiệt. Hiện tại lò phản ứng hạt nhân được áp dụng thường là lò phản ứng nơtron nhiệt.

 

Lò phản ứng thử nghiệm (prototype reactor  原型炉)

 

Là lò phản ứng hạt nhân được tạo ra để kiểm chứng tính năng kỹ thuật cần thiết của một lò hoạt động thực tiễn và có quy mô nhỏ hơn lò hoạt động thực tiễn. Lò “Fugen” của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Nhật Bản là lò phản ứng chuyển đổi nhiệt tiên tiến, “Monju” là lò phản ứng thử nghiệm của lò phản ứng nhân notron nhanh. Việc phát triển lò phản ứng hạt nhân dùng để phát điện thường được xây dựng theo thứ tự: lò phản ứng thử nghiệm, lò phản ứng thực chứng, lò phản ứng thực tiễn.

 

Lò tái sinh nhanh (fast breeder reactor (FBR)   高速増殖炉(FBR))

 

Là lò phản ứng hạt nhân được thiết kế sao cho có thể duy trì chuỗi phản ứng phân hạch hạt nhân bằng cách cho các nơtron nhanh giải phóng ra trong quá trình phân hạch va chạm vào hạt nhân nguyên tử tiếp theo với vận tốc cao. Nhiệt độ của vùng hoạt được làm giảm bằng dung dịch natri ít gây tổn thất nơtron. Khi bao quanh (trùm chăn) vùng hoạt bằng urani thiên nhiên và uranium nghèo, những nơtron rò rỉ từ vùng hoạt sẽ phản ứng với urani 238 sinh ra plutonium. Nguyên liệu hạt nhân mới (plutonium) nhiều hơn nguyên liệu bị mất đi trong quá trình vận hành lò phản ứng sẽ được sinh ra. Đây gọi là sự nhân lên. Hay nói cách khác, nơtron nhanh được sử dụng để nhân lên nên được gọi là lò tái sinh nhanh. Lò phản ứng bao gồm lò kiểu vòng lặp (loop) và lò kiểu thùng phuy (tank). Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Nhật Bản

đang tiến hành phát triển lò kiểu vòng lặp (loop), trong đó tại Tsuruga có lò thử nghiệm Monju. Lớp bảo vệ tự nhiên(Natural barrier  天然バリア)     (→地層処分)(→ Tiêu hủy địa tầng) Lớp phủ (blanket  ブランケット)

Được trang bị xung quanh tâm lò tái sinh nhanh, và được tạo thành từ vật liệu phân hạch (plutonium) sau khi hấp thụ nơtron. Urani thiên nhiên hay uran nghèo thường được sử dụng để làm lớp phủ này.

 

Luật bồi thường thiệt hại do thảm họa hạt nhân (Act on Compensation for Nuclear Damage

原子力損害賠償法)

 

 

 

Đây là Luật được ban hành từ quan điểm không may xảy ra sự cố tại cơ sở năng lượng hạt nhân, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến xung quanh. Luật này bao gồm 2 phần là “Luật về bồi thường thiệt hại năng lượng hạt nhân” và “Luật về hợp đồng bồi thường thiệt hại năng lượng hạt nhân”, được thực thi năm 1962. Luật quy định người điều hành cơ sở hạt nhân gây ra những thiệt hại cho người dân phải bồi thường (trách nhiệm bồi thường không do sai sót) cho

dù đây không phải là lỗi do người điều hành gây ra, nếu người điều hành cơ sở hạt nhân không bồi thường bằng một khoản tiền nhất định để bảo hiểm năng lượng hạt nhân thì cơ sở hạt nhân sẽ không được hoạt động. Ngoài ra, luật còn quy định sự hỗ trợ của nhà nước khi thiệt hại vượt quá giới hạn của số tiền bồi thường. Số tiền bảo hiểm sẽ tăng lên theo quy mô của nhà máy

điện nguyên tử, giá cả thị trường, v.v…. Hiện tại số tiền bồi thường cao nhất là 60 tỷ Yên.

 

Nói thêm, số tiền bồi thường của các quốc gia chủ yếu ở nước ngoài như sau: Mỹ là 200 triệu USD + 63 triệu USD/1 lò hạt nhân, Đức là 500 triệu Mark, Pháp là 600 triệu Franc, Anh là 20 triệu Pound.

 

Luật cơ bản về năng lượng nguyên tử (Basic Act on Atomic Energy  原子力基本法)

 

Là luật cơ bản liên quan đến việc phát triển năng lượng nguyên tử của Nhật Bản, được ban hành năm 1955. Việc thành lập các cơ quan liên quan đến phát triển năng lượng nguyên tử, nghiên cứu, khai thác và sử dụng năng lượng hạt nhân; quản lý lò phản ứng hạt nhân; phòng ngừa tác hại tia phóng xạ, bồi thường tổn hại, v.v… đều được quy định dựa trên luật này.

 

Phương hướng cơ bản của phát triển năng lượng nguyên tử được quy định rõ ở Điều 2 “Việc nghiên cứu, khai thác và sử dụng năng lượng nguyên tử phải phục vụ cho mục đích hòa bình, thực hiện một cách tự chủ dưới sự quản lý của người dân, công khai các thành quả đạt được, đóng góp cho sự hợp tác quốc tế”. Đây là nguyên tắc chính cho “Ba luật cơ bản của năng lượng nguyên tử” Nhật Bản.

 

Luật cơ bản về ứng phó sự cố (basic law on disaster prevention   災害対策基本法)

 

Là bộ luật được ban hành năm 1961 sau khi rút ra được những bài học từ những thảm họa như Bão ở vịnh Ise – thành phố Nagoya, trận động đất ở vịnh Tokachi, Hokkaido. Mục đích của việc ban hành pháp chế này là để đảm bảo tài sản, sinh mạng của dân chúng và quốc gia khỏi các thảm họa. Vì vậy những quy định trong bộ luật này yêu cầu toàn thể quốc gia, các cơ quan chính quyền địa phương, các tổ chức cộng đồng khác cần phải xây dựng tổ chức phòng ngừa thảm họa, làm rõ vai trò trách nhiệm của các cơ quan, từ đó xây dựng các kế hoạch và đưa ra các đối sách ngăn ngừa thảm họa, đối ứng khẩn cấp khi thảm họa xảy ra cũng như các biện pháp khắc phục sau thảm họa, v.v…

 

Thảm họa là các hiện tượng tự nhiên bất thường như: bão, lở tuyết, lũ lụt, sóng thần, núi lửa, v.v… hoặc là các vụ nổ, cháy có quy mô lớn. Các tai nạn lớn của các cơ sở hạt nhân theo Chỉ thị của Chính phủ là nguyên nhân “thải ra môi trường một lượng lớn chất phóng xạ“ nên cũng được liệt vào một trong những thảm họa.

 

 

 

Luật ngăn ngừa rủi ro bức xạ (Act on Prevention of Radiation Hazard  放射線障害防止法)

 

Là “luật liên quan đến ngăn chặn sự cố tia phóng xạ xảy ra do nguyên tố đồng vị phóng xạ, v.v…” được ban hành năm 1958. Luật quy định tiêu chuẩn liên quan đến Nhân viên bức xạ và liều lượng quanh thiết bị, thiết lập khu vực quản lý và những điều khoản nhân viên phải thực hiện theo mục đích trên.

 

Để đồng nhất các tiêu chuẩn kỹ thuật có liên quan đến ngăn ngừa sự cố tia phóng xạ dựa trên quy định của luật này Ủy ban tư vấn về tia phóng xạ đã được lập ra trong Văn phòng Nội các.

 

Về những chỉnh sửa các tiêu chuẩn kỹ thuật liên quan đến việc áp dụng tiêu chuẩn liều lượng, v.v… hiện tại trong khuyến cáo năm 1990 (Pub 1.60) của ICRP, Ủy ban tư vấn về tia phóng xạ đã có câu trả lời vào tháng 3/2000, theo đó Pháp lệnh Ngăn ngừa sự cố tia phóng xạ đã được chỉnh sửa bổ sung và được áp dụng từ tháng 4 năm 2001.

 

Luật về các biện pháp ứng phó đặc biệt đối với thảm họa hạt nhân (Act on Special

Measures Concerning Nuclear Emergency Preparedness  原子力災害対策特別措置法)

 

Được ban hành vào tháng 12 năm 1999 với vai trò là luật đặc biệt trong Luật cơ bản về ứng phó thảm họa, nhằm xây dựng cơ cấu phòng ngừa thảm họa hạt nhân toàn diện dựa trên kinh nghiệm từ sự cố nghiêm trọng đã phát sinh tại công ty sản xuất nhiên liệu hạt nhân (JCO) tại làng Toukai vào ngày 30 tháng 9 năm 1999. Nội dung cốt lõi bao gồm: (1) Tăng cường hợp tác mang tính hữu cơ giữa nhà nước, tỉnh/thành, quận/huyện, phường/xã đối phó nhanh với các

tình huống nguy cơ; (2) Tăng cường cơ chế ứng phó khẩn cấp của quốc gia ứng với tính chất đặc thù của tai nạn hạt nhân; (3) Xác định rõ trách nhiệm khi ứng phó phòng chống tai nạn của người điều hành cơ sở hạt nhân.

 

Cụ thể, (1) xác định nghĩa vụ thông báo tình trạng khẩn cấp, tổ chức “Hội nghị hợp tác ứng phó tai nạn năng lượng hạt nhân” nhằm nâng cao sự liên kết giữa cơ quan ứng phó địa phương với nhà nước, việc này do trung tâm hậu thuẩn thực hiện; (2) xác định vị trí pháp lý của các cơ

quan chuyên môn phòng chống tai nạn quốc gia, thường trú tại khu vực có cơ sở năng lượng nguyên tử và đảm nhiệm vai trò hạt nhân tại đây, (3) xây dựng các nội dung biện pháp như có nghĩa vụ, v.v… thành lập tổ chức đề phòng thảm họa dành cho người điều hành cơ sở hạt nhân, trang bị đầy đủ các thiết bị đo lường bức xạ, v.v.… (→ Hệ đối phó khẩn cấp)

 

Luật về các quy chế liên quan nguồn nguyên liệu hạt nhân, chất làm nhiên liệu hạt nhân và lò phản ứng (Act on the Regulation of Nuclear Source Material, Nuclear Fuel Material and Reactors 原子炉等規制法)

 

Là tên viết tắt của “Luật về các quy chế liên quan đến nguồn nguyên liệu hạt nhân, Chất làm nhiên liệu hạt nhân và lò phản ứng” (ban hành năm 1957). Dựa trên tinh thần Luật cơ bản về năng lượng nguyên tử, luật có quy định điều kiện sử dụng Chất làm nhiên liệu hạt nhân, đồng thời thực hiện các quy chế cần thiết đối với việc tinh chế, gia công, tái xử lý nhiên liệu hạt

 

 

 

nhân, xây dựng và vận hành lò phản ứng hạt nhân, v.v… nhằm mục đích phòng ngừa thảm họa nguyên tử hạt nhân.

 

Luật này quy định tất cả những việc như cơ quan Bộ (Bộ trưởng phụ trách) có nhiệm vụ phê duyệt cho phép xây dựng các cơ sở năng lượng hạt nhân, đảm bảo an toàn và chịu trách nhiệm đối với những việc này. Được sửa đổi nhiều lần để thích ứng với những cải cách của cơ quan năng lượng nguyên tử, đồng thời được bổ sung và tăng cường các quy chế liên quan đến hoạt động hủy bỏ thải phóng xạ, và cơ cấu tổ chức thực hiện kiểm tra các cơ sở hạt nhân vào năm

1986.

 

Ngoài ra, năm 1988, cùng với việc gia nhập “Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân” (NPT) luật đã được chỉnh sửa, trình bày rõ khái niệm bảo vệ thực thể (vật liệu và cơ sở hạt nhân), nghĩa vụ của người điều hành cơ sở hạt nhân, v.v… Sau đó, năm 1999, sau sự cố nguyên tử tới hạn lần đầu tại Nhật, một lần nữa luật lại được sửa đổi nhằm mục đích tăng cường triệt để quy chế an toàn năng lượng nguyên tử.

 

Mạng lưới phòng ngừa thảm họa (framework for disaster prevention activity  防災活動体 制)      (→原子力防災計画) (→ Kế hoạch phòng ngừa thảm họa năng lượng nguyên tử)

 

Mật độ công suất (power density  出力密度)

 

Công suất nhiệt tương ứng với thể tích đơn vị của tâm lò được thể hiện bằng đơn vị kW/l. Nếu tăng nồng độ làm giàu đồng vị urani và tăng mật độ công suất lên sẽ đạt được công suất cao hơn, cho dù độ lớn của tâm lò giống nhau và cùng là một loại lò phản ứng. Ở lò nước nhẹ mật độ công suất là 50~100kW/l, ở các lò cao tốc khoảng vài trăm kW/l.

 

Mặt nạ bảo vệ (protection mask  防護マスク) (→防護具) (→ Dụng cụ bảo vệ)

 

Máy đếm GM (GM Survey meter    GM管式サーベイメータ)

 

Máy gia tốc (accelerator 加速器)

 

Là thiết bị gia tăng vận tốc của các hạt tích điện, và tạo ra các hạt có năng lượng cao (tốc độ). Về phân loại, máy gia tốc có những loại phổ biến như dạng betatron, cyclotron, synchrotron, betatron, cockcroff, dạng vandegurafu, máy gia tốc thẳng, v.v.…

 

Mây phóng xạ (radioactive plume  放射性プルーム)

 

Là mây của vật liệu phóng xạ ở thể khí được phóng vào trong khí quyển và được gọi là mây phóng xạ. Khi được phóng ra từ ống khí thải, mây phóng xạ chuyển thành dạng khói như khói từ ống khói và bắt đầu khuếch tán ra.

 

Máy Tokamak (Tokamak  トカマク)

 

 

 

Là một loại thiết bị nghiên cứu tổng hợp hạt nhân. Thiết bị nghiên cứu này tạo ra phản ứng tổng hợp hạt nhân khi đóng hình xuyến sau khi plasma nhiệt độ được tạo ra nhờ thêm một từ trường thẳng góc vào điện lưu thể khí chảy theo từ trường hình xuyến này. Tokamak là từ ghép trong tiếng Nga. Toka nghĩa là điện lưu và mak nghĩa là nam châm và cơ khí. Các nghiên cứu cải tiến phản ứng tổng hợp hạt nhân dùng plasma của hỗn hợp khí hydrogen nặng và triti đang được xúc tiến.

 

Mức (Thang) sự kiện hạt nhân quốc tế (INES) (International Nuclear Event Scale 原子力発 電所の事象の国際評価尺度)

 

Là thước đo tiêu chuẩn các hiện tượng tại nhà máy điện nguyên tử được sử dụng chung trên toàn thế giới, do Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) và Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế/Cơ quan năng lượng nguyên tử (OECD/NEA) cùng đưa ra, sử dụng trên 30 quốc gia trên thế giới. Tại Nhật, thước bắt đầu được sử dụng từ tháng 8 năm 1992 thay thế cho “Thước đo đánh giá sự cố/hỏng hóc tại nhà máy điện nguyên tử” vẫn được sử dụng từ trước đến nay.

 

Thước đo này hỗ trợ, giúp những người liên quan đến năng lượng hạt nhân, người có liên quan đến truyền thông, và người dân hiểu rõ hơn về các hiện tượng khó hiểu tại nhà máy điện nguyên tử. Các hiện tượng này được chia thành 8 cấp độ, từ cấp độ 0 đến cấp độ 7. Có thể chia

ra làm hai loại lớn là từ 1 đến 3 là “hiện tượng bất thường”, từ 4 đến 7 là “sự cố”. Ngoài ra, với các hiện tượng không nghiêm trọng, có độ an toàn dưới cấp độ 1 thì phân là cấp độ 0. Tại Nhật Bản, hiện tượng cấp độ 0 được đánh giá và chia thành 2 mức là hiện tượng gây ảnh hưởng đến sự an toàn “cấp độ 0 +” và hiện tượng có liên hệ đến sự an toàn “cấp độ 0 –”.  (Tham khảo

bảng ở trang tiếp theo)

 

Nếu sử dụng thước đo này để đánh giá các sự cố nhà máy điện nguyên tử xảy ra trên thế giới cho đến nay thì tai nạn nhà máy điện Chernobyl ở Liên Xô cũ ở cấp độ 7, tai nạn nhà máy phát điện Three Mile Island (TMI) tại Mỹ ở cấp độ 5. Ứng dụng thước đo này, ngay sau khi phát sinh hiện tượng sẽ công bố đánh giá tạm thời, sau đó khi đã tìm ra được nguyên nhân và đã đề ra biện pháp phòng chống tái phát sẽ tiến hành đánh giá chính thức, sau đó Bộ kinh tế công nghiệp sẽ công bố.

 

Tại IAEA, đối tượng của thước đo này không chỉ giới hạn ở các hiện tượng xảy ra tại nhà máy điện nguyên tử mà còn đang được thử nghiệm ứng dụng đối với các hiện tượng ở những cơ sở năng lượng hạt nhân như cơ sở tái xử lý nhiên liệu đã qua sử dụng hay trong quá trình vận chuyển nhiên liệu hạt nhân nguyên tử, v.v…. Tuy nhiên, kết quả đánh giá có ghi rõ là đang ở giai đoạn thử nghiệm. Ngày 30 tháng 9 năm 1999, tai nạn nghiêm trọng xảy ra tại nhà máy gia công nhiên liệu hạt nhân ở làng Toukai được đánh giá ở cấp độ 4.

 

Mức liều chiếu xạ dân chúng (objective dose level for public exposure  線量目標値)

 

Liều chiếu mà dân cư xung quanh tiếp nhận từ nhà máy điện hạt nhân hoạt động dựa trên mô

 

 

 

hình lò nước nhẹ, thải ra bên ngoài hạt nhân chính có trong chất thải phóng xạ lỏng và khí hiếm phóng xạ, I-ốt có trong chất thải khí được quy định: liều hiệu dụng không được vượt quá 0,05 mSv /1 năm giới hạn trong phạm vi diện tích khu vực có 1 cơ sở hạt nhân. Cho dù có nhiều cơ sở hạt nhân đi chăng nữa cũng không được vượt quá giá trị mục tiêu này. Đây là quy định mà Ủy ban Năng lượng Nguyên tử Nhật Bản đưa ra vào năm 1975 (Phương châm liên quan đến

giá trị mục tiêu liều lượng xung quanh các lò nước nhẹ hoạt động cung cấp điện, được cải đính vào năm 1989 bởi Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Nhật Bản). Trên thực tế, giá trị đo được luôn thấp hơn rất nhiều so với giá trị mục tiêu. (→ Bức xạ tự nhiên)

 

Năng lượng hạt nhân (nuclear energy 核エネルギー)

 

Là năng lượng được tạo ra từ quá trình chuyển đổi mang tính phóng xạ, tổng hợp hạt nhân, phân hạch hạt nhân, v.v…. Cân bằng khối lượng hao hụt tương đương với năng lượng được giải phóng.

 

Năng lượng hạt nhân (Điện hạt nhân) (nuclear power  原子力)

 

Năng lượng phát ra khi hạt nhân nguyên tử biến đổi là năng lượng nguyên tử. Tiêu biểu là năng lượng phân hạch hạt nhân của urani và plutonium sử dụng trong phát điện nguyên tử. Trong tương lai, con người đang kỳ vọng đến năng lượng tổng hợp nhất hạt nhân của hydro nặng và triti.

 

Sử dụng năng lượng nguyên tử cho mục đích hòa bình được chia thành hai mục đích lớn là sử

dụng động lực của năng lượng nguyên tử và sử dụng tia phóng xạ.

 

Ngày của năng lượng nguyên tử (a day of atomic energy 原子力の日)

 

Tại Nhật, ngày 26 tháng 10 năm 1964 được quy định là Ngày của năng lượng nguyên tử. Ngày này có nguồn gốc từ 2 sự kiện, một là Nhật Bản ký tên gia nhập Hiến chương của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) vào ngày này năm 1956 và hai là vào ngày này năm

1963, JPDR (lò thử nghiệm động lực) của Sở nghiên cứu năng lượng hạt nhân Nhật Bản đã thành công ở nhá máy điện nguyên tử đầu tiên. Kể từ đó, ngày 26 tháng 10 hàng năm, sự kiện kỷ niệm liên quan đến năng lượng nguyên tử được tổ chức trên toàn nước Nhật.

 

Nguồn nguyên liệu hạt nhân (nuclear source material  核原料物質)

 

Về mặt luật pháp, nguồn nguyên liệu hạt nhân là vật chất làm nguyên liệu của Chất làm nhiên liệu hạt nhân được quy định trong luật cơ bản về năng lượng nguyên tử. Chẳng hạn như qưặng urani, v.v…, urani, trikem hoặc các vật chất có chứa những hợp chất hóa học này. Tuy nhiên không bao gồm những vật chất nhiên liệu hạt nhân không thuộc các định nghĩa trên.

 

Nguồn nơtron ( neutron source   中性子源 )

 

Nguồn hoặc thiết bị tạo ra nơtron được gọi là nguồn nơtron. Một loại nguyên tố nào đó (chẳng

 

 

 

hạn như beryllium) phản ứng với tia alpha hoặc tia gama sẽ giải phóng nơtron. Ngoài ra, cũng có các nguyên tố nhân tạo gây ra phản ứng phân hạch một cách tự phát và giải phóng nơtron. Nguồn nơtron americium – beryllium được pha trộn bởi americium 241 giải phóng tia alpha với beryllium, và nguồn nơtron californium 252 là một trong những nguồn nơtron tiêu biểu.

 

Nguy hiểm rủi ro (risk リスク)

 

(1) Lo lắng đối với những sự cố không mong muốn có thể phát sinh đối với con người

trong tương lai.

(2) Trong lĩnh vực bảo vệ tia phóng xạ, chỉ ra xác suất phát sinh các ảnh hưởng có hại có thể sẽ xảy ra do va chạm với tia phóng xạ.

(3) Tại lò phản ứng hạt nhân, có những trường hợp xảy ra những nguy hiểm rủi ro tổng

hợp do sự tích lũy xác suất phát sinh ảnh hưởng có hại từ tia phóng xạ tiếp nhận từ ảnh hưởng của sự cố đó với tỷ lệ phát sinh sự cố. Tại Nhật Bản nguy hiểm rủi ro

thường được dịch ra thành “mức độ nguy hiểm”.

Nguyên tố siêu urani (Trans-uranium (transuranic elements)  超ウラン元素)

 

Là các nguyên tố tồn tại trong tự nhiên đến uran, nhưng nguyên tố siêu urani là nguyên tố mà con người có thể tạo ra được có số nguyên tử lớn hơn urani bằng cách sử dụng phản ứng hạt nhân bên trong lò phản ứng hạt nhân. Là tên gọi chung của các nguyên tố có số nguyên tử lớn hơn 93 như là neptunium (Np), plutonium (Pu), americium (Am), v.v… và được gọi là nguyên tố siêu uran (TRU, Trans Uranium).

 

Nguyên tử (atom 原子)

 

Nguyên tử là hạt nhỏ nhất có tính chất hóa học của nguyên tố mà nó phụ thuộc. Nguyên tử được tạo thành bởi hạt nhân nguyên tử và electron. Electron mang điện tích âm tồn tại xung quanh hạt nhân nguyên tử mang điện tích dương theo 1 quỹ đạo nhất định. Hình thức này giống như Thái Dương hệ có những hành tinh như Trái đất, sao Hỏa, v.v… quay quanh trung tâm là Mặt trời.

dịch tiếng Anh Việt  vật lý hạt nhân

 

Chính giữa hạt nhân nguyên tử có proton và nơtron, có lượng điện tử bằng với số lượng của hạt proton. Ngoài ra, hạt proton còn quyết định loại nguyên tố. Trong tự nhiên có 90 loại nguyên tố có số nguyên tử và tên gọi ứng với số lượng hạt proton.

 

Độ lớn của nguyên tử có đường kính khoảng 1/100.000.000 cm, đường kính của hạt nhân nguyên tử thì tùy theo chủng loại sẽ khác nhau nhưng cũng vào khoảng 1/1.000.000.000.000 cm.

 

Nguyên tử lượng (atomic weight  原子量)

 

Là giá trị so sánh khối lượng của nguyên tử. Thể hiện bằng đơn vị khối lượng nguyên tử. Thể hiện khối lượng nguyên tử bao gồm trong các nguyên tố có lưu ý đến tỷ lệ tồn tại trong tự nhiên. Ví dụ, urani thiên nhiên bao gồm urani 235 (235,04 u) là 0,7%, urani 238 (238,05 u) là

 

 

 

99,3%. Vì vậy, nguyên tử lượng của nguyên tố urani sẽ là 238,03 u.

 

Nhân viên bức xạ (radiation workers  放射線業務従事者)

 

Là những người được đi vào khu vực quản lý để thực hiện công tác, hoặc là những người sử dụng, thí nghiệm, quản lý các loại máy sinh tia phóng xạ được gọi là Nhân viên bức xạ; phạm vi thực hiện các nghiệp vụ tia phóng xạ đó được quy định theo pháp luật. Nhân viên bức xạ có nghĩa vụ giám sát phơi nhiễm cá nhân, kiểm tra sức khỏe định kỳ theo quy định, đăng ký liều lượng phơi nhiễm, v.v… Các giới hạn liều lượng này do luật định và được thể hiện trong bảng

dưới đây.

 

Giới hạn liều hiệu dụng Giới hạn liều lượng tương đương
100mSv/5 năm *

 

50mSv/năm **

 

Phụ nữ    5mSv/3 tháng

 

Phụ nữ đang mang thai (chiếu xạ trong trong thời kỳ cho đến lúc sinh con): 1mSv

Thủy tinh thể: 150mSv/năm

 

Da: 500mSv/năm

 

 

 

 

Phụ nữ đang mang thai (bề mặt phần bụng trong thời kỳ cho đến lúc sinh con): 2mSv

 

Công tác khẩn cấp: 100mSv

Thủy tinh thể: 300mSv

 

Da: 1Sv

 

 

*  : các thời kỳ được phân chia thành từng 5 năm kể từ sau 1/4/2001

 

** : 1 năm bắt đầu từ ngày 1/4

 

Nhân viên phụ trách phòng ngừa thảm họa hạt nhân (viên chức chính phủ phụ trách phòng ngừa thảm họa) (officer for disaster prevention on nuclear emergency (Governmental Special Officer for Disaster Prevention)   原子力防災専門官)

 

Là cơ quan chuyên trách của quốc gia đảm nhiệm những vai trò mới dựa vào Luật về các biện pháp đặc biệt đối phó thảm họa năng lượng nguyên tử được ban hành vào tháng 12 năm 1999 nhằm mục đích tăng cường hệ thống đối phó khẩn cấp của quốc gia. Cơ quan chuyên trách đặt trụ sở tại khu vực có xây dựng cơ sở năng lượng nguyên tử, thực hiện công tác kiểm tra các đối sách phòng ngừa thảm họa lúc bình thường và thu thập thông tin khi xảy ra sự cố. (→Luật về các biện pháp đối phó đặc biệt đối với thảm họa năng lượng nguyên tử)

 

Nhân viên giám sát an toàn bức xạ (radiation protection supervisor  放射線取扱主任者)

 

 

 

Là người được tuyển lựa ở mỗi văn phòng trong số những người đã đậu kỳ thi quốc gia, có chứng chỉ Nhân viên giám sát an toàn bức xạ để thực hiện giám sát, ngăn ngừa sự cố tia phóng xạ liên quan đến thiết bị phóng xạ dựa trên “Phương pháp ngăn ngừa nguy cơ phóng xạ”. (trường hợp của Nhật Bản)

 

Nhiên liệu đã cháy (đã qua sử dụng) (spent fuel  使用済燃料)

 

Là nhiên liệu đã sử dụng ở lò phản ứng. Đối với nhiên liệu đã qua sử dụng của lò nước nhẹ, thông thường sau khi sử dụng có khoảng từ 0, 8~1% uran 235 còn sót lại và plutonium được hình thành từ uran 238. Vì vậy, nếu đem tái xử lý sẽ có thể sử dụng lại như nhiên vật liệu hạt nhân. Uran 238 còn sót lại cũng có thể sử dụng như là một chất mới của plutonium.

 

Nhiên liệu hạt nhân (nuclear fuel  核燃料)

 

Là nhiên liệu của lò phản ứng hạt nhân. Các nhiên liệu được sử dụng là urani tự nhiên, urani làm giàu, plutonium và các hợp chất hóa học từ những nhiên liệu này. Nhiên liệu hạt nhân đang được sử dụng ở lò nước nhẹ là những thanh nhiên liệu được tạo ra từ việc nấu chảy, gia công bột urani dioxid đã làm giàu từ 3% – 5%, sau đó nung cứng thành viên nhiên liệu (pellet) có độ lớn khoảng chừng đầu ngón tay út, rồi đóng kín vào bên trong ống cách ly nhiên liệu hợp kim zirconium. Kết quả của việc luyện từ vài chục đến vài trăm thanh nhiên liệu thành khối tứ giác tùy theo loại lò phản ứng là tổ hợp nhiên liệu. Khi xếp tổ hợp nhiên liệu này theo quy tắc số nhiều một cách chính xác sẽ tạo nên tâm lò phản ứng. Những nhiên liệu trước khi được nạp vào lò phản ứng hạt nhân được gọi là nhiên liệu mới. Nồng độ 235U của nhiên liệu mới (độ làm

giàu) khoảng chừng 4% (3 – 5%).

 

Hiện tại ở lò tái sinh nhanh đang sử dụng nhiên liệu oxit hỗn hợp (MOX) của urani và plutonium là chủ yếu. Tuy nhiên, nhiên liệu MOX cũng có thể sử dụng làm nhiên liệu cho lò phản ứng nhiệt cải tiến và lò nước nhẹ.

 

Nhiên liệu hạt nhân (nuclear fuel  原子燃料)  (→核燃料) (→Nhiên liệu hạt nhân)

 

Nhiên liệu mới   (new fuel    新燃料) (→核燃料) (→Nhiên liệu hạt nhân)

 

Nhiên liệu oxit hỗn hợp    ( mixed oxide fuel   混合酸化物燃料 )

 

Là nhiên liệu được tạo ra bằng cách tạo hình và gia công hỗn hợp oxit giữa Urani đioxit (UO2) và Plutonium dioxide (PuO2). Được sử dụng làm nhiên liệu cho lò phản ứng nhân no7tron nhanh và lò phản ứng nhiệt cải tiến, gần đây cũng được sử dụng làm nhiên liệu cho lò nước nhẹ. .

 

Nhiệt sinh ra do phân rã phóng xạ (Nhiệt phân rã) (decay heat  崩壊熱)

 

Là nhiệt sinh ra do phân hủy vật liệu phóng xạ. Nghĩa là, do sự hấp thu của tia phóng xạ, năng lượng của vật liệu phóng xạ và vật chất xung quanh nó biểu hiện dưới dạng năng lượng nhiệt.

 

 

 

Tại lò phản ứng hạt nhân, nhiệt phân hủy của sản phẩm phân hạch bên trong nhiên liệu hạt nhân cũng trở thành năng lượng, nhiệt này được sinh ra trong lúc vận hành lò phản ứng hạt nhân, tuy nhiên năng lượng này vẫn tiếp tục được sinh ra trong nhiên liệu lấy ra từ lò đã ngưng hoạt động. Tuy nhiên, theo thời gian cùng với sự giảm sút của độ phóng xạ, lượng phát sinh này cũng giảm dần.

 

Nóng chảy vùng hoạt (core melt  炉心溶融)

 

Sự giảm thiểu bất thường của khả năng làm lạnh của chất tải nhiệt lò phản ứng hạt nhân, ví dụ như xảy ra sự cố mất nước, hoặc sự gia nhiệt/nóng chảy một phần hoặc toàn bộ vật chất cấu tạo vùng hoạt và bó nhiên liệu trong trường hợp thiết bị làm mát tâm lò dùng khi khẩn cấp không hoạt động hoàn thiện khi bị mất nước, hoặc trong trường hợp thanh điều khiển vùng hoạt xảy bị sự cố bất thường làm công suất tăng cao bất thường (sự cố dựa vào độ phản ứng). Hiện tượng này được gọi là nóng chảy vùng hoạt hay nóng chảy tâm lò. Sự cố lò phản ứng hạt nhân TMI (Three-Mile Island) của Hoa Kỳ là một ví dụ. Đây là sự cố kinh khủng nhất của lò phản ứng

hạt nhân, một lượng lớn hoạt độ phóng xạ bị phóng ra từ vùng hoạt, kết hợp với những hư hại

khi tường chắn của sản phẩm phân hạch từ thùng chứa, v.v… không còn chắc chắn nữa thì

nguy cơ một thảm họa năng lượng hạt nhân kinh khủng nhất có thể xảy ra. (tham khảo hình bên trái mục)

 

Nơtron  (neutron    中性子)

 

Là hạt cấu tạo nên nguyên tử hạt nhân cùng với proton. Về mặt khối lượng thì gần giống với proton, tuy nhiên so với các hạt proton được tích điện dương thì nơtron có tính chất trung hòa

về điện, vì vậy các hạt nơtron dễ tiến tới gần nguyên tử hạt nhân, tương tác bên trong nguyên tử

hạt nhân và gây ra các loại phản ứng hạt nhân. Ngoài ra, các nguyên tử hạt nhân phân hạch như

là urani 235 khi hấp thụ nơtron sẽ gây ra phân hạch hạt nhân.

 

Những nơtron được phát sinh do sự phân hạch có năng lượng lớn và chuyển động với vận tốc rất cao khoảng 20.000 km/giây được gọi là nơtron nhanh hoặc là siêu nơtron. Ở lò nước nhẹ, việc phân hạch hạt nhân dễ dàng được thực hiện bằng cách làm giảm tốc độ nơtron ở mức khoảng 2,2 km/giây bởi chất làm chậm. Những nơtron được tạo ra từ việc làm chậm tốc độ của các nơtron nhanh bởi chất làm chậm được gọi là nơtron nhiệt.

 

Nơtron nhanh (fast neutron    速中性子) (→中性子) (→ nơtron)

 

Nơtron nhanh  (fast neutron  高速中性子)

 

Tốc độ trung bình của 2~3 nơtron được giải phóng từ hạt nhân nguyên tử đã phân hạch là khoảng 20.000km/giây. Những nơtron có tốc độ gần bằng như thế gọi là nơtron nhanh. (→nơtron nhiệt)

 

Nơtron nhiệt (Thermal neutron 熱中性子) (→中性子)   (→ Nơtron)

 

 

 

Nơtron trễ (delayed neutron  遅発中性子)

 

Những nơtron được tạo ra từ sản phẩm phân hạch trễ hơn một chút sau khi sự phân hạch hạt nhân xảy ra, được gọi là nơtron trễ. Trường hợp là urani 235, nơtron trễ chỉ chiếm khoảng

0,7% trong tổng số nơtron phát sinh do sự phân hạch. Tuy nhiên, nếu đứng trên quan điểm kiểm soát lò phản ứng thì nơtron trễ có vai trò hết sức quan trọng.

 

Nuclit (nuclide 核種)

 

Dựa vào số nguyên tử và số khối để phân loại nuclit của hạt nhân nguyên tử. Có hơn 300 loại nuclit tồn tại trong tự nhiên, hầu hết là những loại nuclit ổn định không phát ra bức xạ. Tuy nhiên, cũng có khoảng 70 loại nuclide phát xạ như ragikem 226, v.v…. Ngoài ra, các nguyên tố có trong tự nhiên từ hydro cho đến urani có khoảng 90 loại. Có những vật chất (thể đơn) được tạo thành từ cùng một nguyên tố, nhưng cũng có những vật chất được hình thành từ nhiều loại hạt nhân nguyên tử khác có khối lượng khác nhau. (-> đồng vị)

 

Nước nhẹ (light water 軽水)

 

Là nước thông thường. Đây là tên gọi sử dụng khi muốn phân biệt với nước nặng.

 

Nước thải nóng (hot waste water  温排水)

 

Ở các nhà máy nhiệt điện hay nhà máy phát điện nguyên tử, khí bốc hơi được tạo ra bằng việc quay tua bin sẽ được làm mát và làm ngưng tụ bằng bình ngưng. Ở Nhật, nước biển được sử dụng làm nước làm mát của bình ngưng. Do nước biển ở cửa ra của bình ngưng có nhiệt độ cao

hơn khoảng 7℃ so với nước biển ở cửa vào nên được gọi là nước thải nóng. Đối với nhà máy

điện nguyên tử có công suất 0,5 triệu Kw thì lượng nước thải nóng này trong mỗi giây là

khoảng 40 tấn. Nước thải nóng này còn được dùng để nuôi cá.

 

ng đếm Geiger-Mueller (GM counter  ガイガーミュラー(GM)計数管)

 

Bên trong ống đếm, những loại khí hiếm như argon, v.v…, khí hỗn hợp halogen hay hơi cồn sẽ được giữ kín. Ở giữa ống có một trụ cực dương, xung quanh có một cực dương hình trụ. Khi tia phóng xạ đi vào trong ống, ion dương và electron sẽ được tạo ra bên trong khí nhờ tác dụng ion hóa. Tạo ra điện thế khoảng 1.000 volt ở giữa hai cực, số electron sẽ tăng lên do sự di chuyển

và va chạm với cực dương, khi đó ion dương sẽ di chuyển đến cực âm và tạo ra dòng điện lớn lưu chuyển trong chớp mắt. Hiện tượng này được gọi là xung điện. Có thể biết được lượng bức xạ bằng cách đếm số lượng xung điện. Đây là thiết bị dò phóng xạ thường được sử dụng để đo tia beta và tia gama. Vì xung điện phát sinh rất lớn nên có lợi điểm là mạch đếm của xung điện rất đơn giản, tuy nhiên không phân biệt được loại tia phóng xạ và năng lượng.

 

ng đếm gm (ống đếm chớp GM) (GM counter (GM counter tube)  GM計数管)  (→ガイ ガーミュラー計数管)      (→Ống đếm Geiger-Mueller)

 

 

 

ng đếm nhấp nháy (scintillation counter  シンチレーション・カウンタ)

 

Là thiết bị dùng để phát hiện phóng xạ hoạt động theo phương thức đo lường bức xạ thông qua việc kết hợp thể huỳnh quang (scintillator) như là Sodium iodide, plastic với ống nhân quang điện . Nếu tia phóng xạ đi qua scintillator sẽ bị mất hết năng lượng ở trong đó. Huỳnh quang phát ra tại thời điểm đó sẽ được chuyển thành tín hiệu điện bằng ống nhân quang điện, sau đó được khuếch đại lên để thực hiện đo.

 

Có thể đo lường được số tia alpha, tia beta, tia gama và năng lượng. Độ cảm ứng đối với tia

gama cao hơn buồng ion hóa và máy đếm GM.

 

Oxide uranium cô đặc (yellow cake  イエローケーキ)

 

Là oxide urani (U3O8) thu được sau khi tinh luyện quặng urani. Là chất rắn có màu vàng (ở trạng thái thô), thoạt nhìn trông giống như bánh kem, vì vậy chúng có tên là yellow cake. Bánh yellow cake này sẽ được dồn vào thùng phuy rồi đưa đến nhà máy chuyển hóa, thực hiện công đoạn chuyển hóa thành urani hexalforua để thực hiện tinh luyện ở công đoạn kế tiếp.

 

Pha loãng chất phóng xạ (dilution of radioactive materials  放射性物質の希釈)

 

Vật liệu phóng xạ phóng ra đại dương khuếch tán và được pha loãng đi trong nước biển, tuy nhiên khác với khuếch tán trong khí quyển một chút. Vật liệu phóng xạ được phóng ra cùng với một lượng lớn nước thải nóng nên đầu tiên chúng sẽ lan rộng ra trên bề mặt mặt nước biển, sau đó được pha loãng nhờ các dòng hải lưu và các con sóng. Khuyếch tán theo cách này sẽ thay

đổi khác nhau tùy theo địa hình bờ biển, điều kiện khí tượng hay khí hậu, v.v…. Tùy theo vật liệu phóng xạ, vẫn có những vật chất lắng xuống đáy biển tương đối gần với cửa nơi xuất ra vật liệu phóng xạ và được các sinh vật biển hấp thu. Tình trạng pha loãng được xác nhận dựa vào giá trị thực đo.

 

Phân hạch hạt nhân (nuclear fusion  核融合)

 

Khi các hạt nhân nguyên tử là đồng vị của nguyên tử nước như triti, deuterium, v.v… va chạm mạnh với nhau sẽ tạo ra sự kết hợp của 2 nguyên tử và tạo thành hạt nhân nguyên tử nặng hơn. Phản ứng này là phân hạch hạt nhân. Khối lượng của hạt nhân nguyên tử sau khi phân hạch hạt nhân nhỏ hơn một ít so với tổng khối lượng của 2 nguyên tử hạt nhân trước khi phân hạch, do đó phần khối lượng chênh lệch đó sẽ được chuyển thành năng lượng. Lò phản ứng nhiệt hạch đang được triển khai nghiên cứu hiện nay tạo ra năng lượng bằng cách trên nhằm mục đích sử dụng. Nhiệt bên trong mặt trời được tạo ra nhờ phản ứng nhiệt hạch.

 

Phân hủy (decay 崩壊) (→壊変) (→ Phân rã)

 

Phân hủy (phân rã) (disintegration 壊変) (decay 崩壊)

 

Hiện tượng hạt nhân nguyên tử không ổn định phóng ra tia phóng xạ và biến  đổi thành hạt

 

 

 

nhân nguyên tử khác ổn định hơn được gọi là phân rã của hạt nhân nguyên tử. Thường có phân rã alpha tạo ra tia alpha và phân rã beta tạo ra tia beta trong phân rã hạt nhân. Năng lượng thừa còn lại sau khi những phân rã này xảy ra sẽ được giải phóng dưới dạng tia gama.

 

Khi phân rã alpha xảy ra, hạt nhân nguyên tử phóng ra tia alpha và giảm đi 2 proton và 2 notron. Khi đó nó sẽ trở thành hạt nhân nguyên tử có số nguyên tử giảm đi 2 và chỉ số khối lượng giảm đi 4. Ví dụ radium 226 có số nguyên tử là 88 sẽ trở thành radon 222 có số nguyên tử là 86. Hơn nữa phân rã alpha sẽ biến đổi radon thành polonium 218. Phân rã này được lặp đi lặp lại cho đến khi tạo thành chì ổn định.

 

Phân rã beta là hiện tượng 1 electron được giải phóng khỏi hạt nhân nguyên tử nào đó. Thông thường, bên trong hạt nhân nguyên tử không có electron, tuy nhiên, chúng ta có thể hiểu rằng do bên trong hạt nhân nguyên tử không ổn định nơtron bị biến đổi thành proton và electron, proton này được giữ lại trong hạt nhân nguyên tử và electron được giải phóng. Khi xảy ra phân rã beta, hạt nhân nguyên tử sẽ tăng thêm 1 proton, vì vậy nó sẽ trở thành nguyên tử có số

nguyên tử tăng thêm 1. Vì chỉ số khối lượng chỉ giảm đi 1 nên về mặt tổng thể không có gì thay

đổi. Ví dụ, thori 234 có số nguyên tử là 90 sau khi phân rã beta sẽ trở thành protactinium 234 có số nguyên tử là 91.

 

Như vậy, phân rã alpha và phân rã beta là phân rã mà nguyên tử sẽ tác động và làm thay đổi trực tiếp đến nguyên tử khác. Dãy phân rã phóng xạ của chuỗi urani bị biến đổi thành chì từ nguyên tử lớn nhất có trong tự nhiên có phân rã alpha và phân rã beta được lặp đi lặp lại nhiều như ở hình minh họa (tham khảo mục số 11).

 

Phân rã alpha  (alpha decay アルフア壊変) (→崩壊) (→ Phân rã)

 

Phân rã beta (beta decay ベータ壊変) (→壊変)(→ Phân rã)

 

Phân tích an toàn theo xác suất (Đánh giá an toàn theo xác suất) (probabilistic safety analysis  確率論的安全評価)   (probabilistic safety assessment)

 

Là việc đánh giá một cách tổng hợp độ an toàn của cơ sở hạt nhân thông qua các giả thuyết về tần suất phát sinh, và mức độ ảnh hưởng của sự cố/hư hại do những tai nạn/hư hại xảy ra ở các cơ sở năng lượng hạt nhân, v.v….

 

Phản ứng dây chuyền (chain reaction  連鎖反応)

 

Là các phản ứng giống nhau xảy ra liên tục khi một phản ứng xảy ra. Phản ứng dây chuyền hạt nhân dựa trên hiện tượng khi nơtron va chạm với urani và plutonium sinh ra lượng nơtron nhiều hơn phân hạch hạt nhân và do đó phân hạch hạt nhân tiếp tục xảy ra.

 

Phản ứng dây chuyền hạt nhân (nuclear chain reaction  核分裂連鎖反応) (→核分裂)(→

phân hạch hạt nhân)

 

 

 

Phát điện năng lượng hạt nhân (nuclear power generation  原子力発電)

 

Sử dụng năng lượng phân hạch hạt nhân trong lò phản ứng hạt nhân sản sinh ra hơi nước một cách trực tiếp hay gián tiếp làm quay tua-bin và sinh ra điện.

 

Thiết bị phát điện nguyên tử có chi phí xây dựng cao hơn khi so sánh với thiết bị phát điện bằng nhiệt nhưng lại có chi phí nhiên liệu thấp hơn nên nếu so sánh việc phát điện bằng nhiệt với phát điện nguyên tử thì chi phí phát điện nguyên tử sẽ thấp hơn và nhiên liệu cung cấp cũng ổn định hơn nên phát điện nguyên tử ưu việt hơn ở điểm đảm bảo nguồn nhiên liệu (an toàn). Hiện tại, công suất phát điện nguyên tử của Nhật đứng thứ 3 trên thế giới, và chiếm khoảng

30% công suất cung cấp điện hàng năm trên cả nước.

 

Phông (Background  バックグラウンド)

 

Khi thực hiện quan trắc tia phóng xạ, tia phóng xạ tồn tại trong bức xạ vũ trụ, tia phóng xạ sinh ra từ vật liệu phóng xạ trên mặt đất, v.v… chính là giá trị đo lường, dù chúng hoàn toàn không có tại cơ sở năng lượng nguyên tử. Các tia này được gọi là tia nền bức xạ. Tia phóng xạ tại các cơ sở là hiệu số của nền bức xạ chênh lệch (giá trị thực) từ giá trị đo lường. Theo đó, phép đo lường nền bức xạ trong quan trắc tia phóng xạ như khi giám môi trường phóng xạ, v.v… phải được thực hiện một cách chính xác, chặt chẽ.

 

Phòng nghiên cứu phóng xạ mức cao (hot-laboratory ホットラボ)

 

Là tên gọi tắt của Phòng nghiên cứu vật liệu phóng xạ có độ hoạt độ phóng xạ cao. Có trang bị xà lim nóng, v.v….

 

Phòng ngừa theo chiều sâu   (defense in depth  多重防護 )

 

Việc xây dựng và nâng cao các đối sách an toàn tại các cơ sở hạt nhân trải qua nhiều giai đoạn được gọi là phòng ngừa theo chiều sâu. Tại các nhà máy điện hạt nhân, công tác ngăn ngừa theo chiều sâu được thực hiện nghiêm ngặt qua nhiều giai đoạn. Giai đoạn 1 là giai đoạn ngăn ngừa những phát sinh bất thường, giai đoạn 2 là giai đoạn ngăn ngừa sự lan rộng của sự cố do dừng lò khẩn cấp (scram) và giai đoạn 3 là giai đoạn hạn chế đến mức thấp nhất những ảnh hưởng do sự cố ở hệ làm mát vùng hoạt khẩn cấp (ECCS), thùng chứa, v.v…

 

Phương pháp chiết bằng dung môi (solvent extraction method  溶媒抽出法) (→再処理)

(→ Tái xử lý)

 

Phương pháp đo bên ngoài xác định liều chiếu trong cơ thể  (external measurement method for internal exposure     体外計測法)

 

Là phương pháp đo trực tiếp từ bên ngoài cơ thể lượng chất phóng xạ đã hấp thụ ở bên trong. Đối tượng của phương pháp đo này được giới hạn chỉ với những hạt nhân phát ra tia X và tia gama. Thiết bị đo theo phương pháp này có độ chính xác cao, được đặt bên trong phòng có tấm

 

 

 

chắn bằng chì hoặc sắt để loại bỏ những ảnh hưởng của nền phóng xạ. Nhờ vào việc sử dụng nhiều máy dò nhấp nháy để đo quang phổ tia gama nên có thể biết được hạt nhân, lượng và phân bố của chất phóng xạ bên trong cơ thể. Ngay cả  lượng nhỏ kalium phóng xạ có trong tự nhiên (kalium 40) tồn tại trong cơ thể cũng được phát hiện một cách dễ dàng.

 

Những thiết bị này còn được gọi là “hole body counter” hoặc “human counter”. Cũng có nhiều loại có hình thức đơn giản, đo rất nhanh lượng gần đúng chất phóng xạ bên trong cơ thể.

 

Phương pháp khuếch tán khí (gaseous diffusion process  ガス拡散法)

 

Là phương pháp làm giàu urani được vận dụng đầu tiên. Để sản xuất ra bom nguyên tử Mỹ và Liên Xô cũ đã xây dựng những nhà máy có quy mô lớn, sau đó Anh, Pháp, Trung Quốc, v.v… cũng tiến hành xây dựng các nhà máy này, tuy nhiên từ sau khi phương pháp tách ly tâm được vận dụng thì các nhà máy hoạt động theo phương pháp khuếch tán khí hầu như không được xây dựng nữa. Nguyên lý của phương pháp này là sử dụng áp lực bằng khí (gas) urani làm giàu cho chúng chạy qua các tấm ngăn có nhiều lỗ nhỏ khoảng 1/100. 000 – 200.000 mm, lúc này chỉ

một ít urani 235 có trọng lượng nhẹ hơn so với các urani 238 sẽ đi qua các tấm ngăn. Vì tỷ lệ làm giàu ở mỗi lần là rất thấp nên để có thể lấy được urani làm giàu dùng làm nhiên liệu cần phải làm như vậy khoảng vài trăm lần và tiêu tốn rất nhiều điện năng.

 

Phương pháp làm giàu uranium bằng laser  (laser uranium enrichment method  レーザー 濃縮法)

 

Là phương pháp mới tạo ra uranium giàu bằng cách dùng tia laser nhưng chưa được ứng dụng vào thực tế. Có phương pháp nguyên tử và phương pháp phân tử. Phương pháp nguyên tử ưu tiên ion hóa/hoạt hóa urani 235 thành ion khi tia laser có bước sóng nhất định va chạm với nguyên tử urani (hơi nước của urani kim loại nóng chảy), và phân ly thành urani 238 sau khi nhận ion này. Trong phương pháp phân tử hợp chất urani (ví dụ như urani hexaflorua) được sử dụng thay cho nguyên tử urani. Phương pháp laser làm giàu urani có ưu điểm là thu được nồng độ làm giàu cao ngay tại quy trình của bước thứ nhất khi so sánh với các phương pháp khác sử dụng sự chênh lệch khối lượng. (→ Làm giàu uranium)

 

Phương pháp tách ly tâm (centrifugal separation method  遠心分離法)

 

Là phương pháp tách riêng các vật nặng và nhẹ dựa trên nguyên lý khác nhau về lực ly tâm

của các phân tử khí nhẹ và nặng hơn (tỷ trọng) như trong máy tách nước. Vì khi thực hiện quay ly tâm urani hexalforua, thể khí của urani, các urani 235 nhẹ hơn bị đẩy vào phía trong, còn các urani 238 nặng hơn bị gạt ra phía ngoài, do đó nếu thực hiện quay ly tâm lặp đi lặp lại nhiều lần thì tạo được urani 235 giàu. Phương pháp này được sử dụng để cung cấp nhiên liệu cho lò nước nhẹ. Lợi điểm của phương pháp này là lượng tiêu hao điện năng ít hơn hẳn so với phương pháp khuếch tán khí, và máy móc thiết bị cũng không quá lớn. Nhật đang sử dụng phương pháp này.

 

 

 

Phương pháp thử sinh học (bio-assay バイオアッセイ法)

 

Là một trong những phương pháp đo lường lượng (độ phóng xạ) của vật liệu phóng xạ có trong cơ thể. Đây là phương pháp ước lượng độ phóng xạ trong cơ thể bằng tính toán thông qua việc đo lường lượng vật liệu phóng xạ có trong nước tiểu, phân, hơi thở, v.v… của sinh vật

mẫu, v.v….

 

Pin nguyên tử (atomic battery 原子力電池)

 

Hay còn gọi là pin đồng vị. Là loại pin có nguyên lý biến đổi một cách trực tiếp hay gián tiếp năng lượng của tia phóng xạ phóng ra từ các loại hạt nhân phóng xạ có chu kỳ bán rã dài như plutonium 239, strontium 90, v.v…. Được sử dụng làm nguồn điện của vệ tinh nhân tạo.

 

Plasma (plasma  プラズマ)

 

Hạt nhân nguyên tử trung tâm hoàn toàn ion hóa với electron xoay quanh vỏ ngoài của nguyên tử đó khi nhiệt độ lên cao vượt quá hàng chục nghìn độ C và chuyển động quay quanh lẫn nhau một cách tự do. Khi đó, ion dương ở gần các hạt tự do và các electron sẽ trộn lẫn với trọng lượng gần bằng nhau, và plasma là khí có điện tích trung tính từ lượng trung bình của hỗn hợp ion dương và eletron trên.

 

Plutonium (Pu) (plutonium プルトニウム)

 

Là nguyên tố thứ 94 trong bảng tuần hoàn và không tồn tại trong tự nhiên. Do Pu 239 được tạo ra từ urani 238 sau khi hấp thụ nơtron nên có thể sản xuất một lượng lớn Pu tại các lò phản ứng hạt nhân. Nhờ tính chất phân hạch này mà Pu đã được sử dụng để chế tạo bom nguyên tử ngay từ những ngày đầu tiên. Có thể sử dụng Pu đã trộn với uran thiên nhiên tại các lò phản ứng hạt nhân như với urani giàu (nhiên liệu MOX). Pu239 phân hạch tại lò tái sinh nhanh qua các siêu nơtron, và tại lò nước nhẹ qua các nơtron nhiệt. Tia alpha được giải phóng trong chu kỳ bán rã khoảng 24.000 năm. Do lượng tới hạn tnhỏ mà độc tính mạnh nên cần lưu ý thận trọng khi sử dụng. Pu đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ thực thể (vật liệu và cơ sở hạt nhân).

 

Proton  (proton 陽子)  (→中性子、原子)( → Nơtron, nguyên tử)

[/restab]
[restab title=”QRSTUVXY”]

Quá trình làm đầy nước trở lại  (reflood  再冠水)

 

Ở lò nước nhẹ, khi xảy ra sự cố mất chất làm mát sơ cấp, mực nước bên trong thùng lò phản ứng sẽ giảm xuống, làm nhiên liệu ở bộ phận tâm lò bị rò rỉ. Khi đó hệ thống làm mát tâm lò dùng khi khẩn cấp bắt đầu hoạt động, nước được làm đầy và tâm lò được làm mát trở lại. Quá trình này được gọi là quá trình làm đầy nước trở lại.

 

Quản lý đo lường (accountancy 計量管理) (→保障措置)  (→Thanh sát hạt nhân)

 

 

 

Quan trắc môi trường (environmental monitoring  環境モニタリング)

 

Có Giám sát môi trường phóng xạ xung quanh các cơ sở hạt nhân và Giám sát môi trường phóng xạ trong môi trường làm việc. Thông thường, quan trắc môi trường thường được nhắc đến với ý nghĩa là Giám sát môi trường phóng xạ xung quanh các cơ sở hạt nhân.

 

Giám sát môi trường phóng xạ xung quanh các cơ sở là lắp đặt các thiết bị quan trắc bên trong phạm vi nhất định của ranh giới của cơ sở hạt nhân đồng thời thực hiện đo chuyển động và lấy mẫu môi trường để đo năng lượng phóng xạ trong mẫu và tỷ lệ phóng xạ trong không khí. Ngoài ra, trong một số trường hợp, chính quyền địa phương còn thực hiện các phép đo riêng và đánh giá so sánh với giá trị đo đạc của cơ sở hạt nhân (kiểm tra chéo). Kết quả này sẽ được các chuyên gia đánh giá và công bố rộng rãi.

 

Giám sát môi trường phóng xạ trong môi trường làm việc là thực hiện quản lý nhiễm xạ của

người làm việc trong môi trường phóng xạ nhằm mục đích ngăn ngừa ô nhiễm tràn lan. Ý chỉ

sự quan trắc và đánh giá tỷ lệ phóng xạ trong không khí, ô nhiễm không khí và ô nhiễm bề mặt,

v.v… trong khu vực quản lý.

dịch thuật  Anh Việt  vật lý hạt nhân

 

Quan trắc phóng xạ môi trường khi khẩn cấp (emergency environmental (radiological)

monitoring 緊急時環境放射線モニタリング)

 

Khi tia phóng xạ hay vật liệu phóng xạ phát ra một cách bất thường do sự cố tại cơ sở hạt nhân thì Trụ sở chính ứng phó thảm họa, người điều hành cơ sở hạt nhân, v.v… phải cùng phối hợp thực hiện ứng phó. Trong Giám sát giai đoạn 1, 2 có quy định rõ ràng phương pháp đo lường, đối tượng, phạm vi, v.v… theo Phương châm quan trắc phóng xạ môi trường khi khẩn cấp (quyết định năm 1984 của Ủy ban an toàn năng lượng nguyên tử, sửa đổi lần cuối năm 2001).

 

Giám sát giai đoạn 1 là nắm bắt nhanh chóng tình hình môi trường xung quanh, quyết định biện pháp an toàn bức xạ cần thiết để bảo vệ an toàn cho người dân sống gần đó. Phương pháp đo lường đơn giản được sử dụng để nhanh chóng ước lượng lượng nhiễm xạ của người dân.

 

Giám sát giai đoạn 2 là để đánh giá mức độ ảnh hưởng đến môi trường và người dân trong

vùng bằng cách đo lường trên phạm vi rộng nên yêu cầu tính chính xác cao. Đối tượng chủ yếu là quá trình và ảnh hưởng, v.v… theo thời gian của vật liệu phóng xạ tích tụ trong môi trường, lượng tích lũy. Vì vậy, phương pháp đánh giá thông thường thường được sử dụng. Tiến hành lấy mẫu thí nghiệm môi trường là đối tượng giám sát thông thường để thực hiện quan trắc so sánh.

 

Quay lại cuối   (back end  バック・エンド)

 

Còn được gọi là dòng chảy xuống (down stream). Là công đoạn cuối cùng của quy trình tái chế nhiên liệu hạt nhân như tái xử lý, xử lý chất thải, v.v… của các nhiên liệu đã qua sử dụng được lấy ra từ lò phản ứng.

 

 

 

Quy định nội bộ về an toàn ở các cơ sở hạt nhân (internal regurations for safety at nuclear facilities (operational safety programs)   保安規定)

 

Là những quy định nội bộ về việc người thiết lập lò phản ứng hạt nhân hay các cơ sở nhiên liệu hạt nhân (chẳng hạn như cơ sở gia công nhiên liệu) phải tuân thủ nghiêm ngặt các vấn đề bảo đảm an toàn như: biện pháp an toàn, bảo vệ, kiểm tra, đề phòng phơi nhiễm cho người thao tác,v.v.. trong khi vận hành các cơ sở này; theo pháp luật, yêu cầu bắt buộc người thiết lập phải nộp đơn và được cấp phép của các cơ quan có thẩm quyền.

 

Radium (Ra) (Radium ラジウム)

 

Là kim loại màu trắng có hiệu số nguyên tử 88, là đồng vị phóng xạ trong tự nhiên, có điểm nóng chảy khoảng 7000C, mật độ 5g/cm3. Có 9 đồng vị và tất cả đều là nuclit phóng xạ. Trong đó radium 226 (Ra226) có chu kỳ bán rã là 1.622 năm, nguyên tử này đi vào dãy phân rã phóng xạ của Urani 238 phân rã tạo tia alpha, phóng ra tia gama mạnh bên cạnh tia alpha và tia beta trong khi phân rã. (→ Nuclit, radon)

 

Radon (Rn) (radon  ラドン)

 

Là hạt nhân con của radium, có số nguyên tử là 86, ký hiệu nguyên tố là Rn, là một loại khí hiếm phóng xạ. Radon 222 có chu kỳ bán rã 3,8 ngày, phóng ra tia alpha và biến đổi thành polonium 218. Đá hay đất cát cấu tạo đất đai, và những nguyên liệu dùng làm vật liệu xây dựng có bao gồm một ít radium nên radon được sinh ra do phân rã của radium sẽ sinh ra liên tục từ đất đai hay vật liệu xây dựng, chúng tồn tại trong đất đá một lượng lớn hơn so với trong phòng tầng hầm của những tòa nhà lưu thông không khí không tốt. Do tia phóng xạ từ radon và hạt nhân con vào phổi qua đường hô hấp nên trong những năm gần đây nó đã trở thành vấn đề nghiêm trọng.

 

Cho đến nay radon không nằm trong liều lượng phơi nhiễm của bức xạ tự nhiên, nhưng gần đây việc đánh giá sau khi thêm tia phóng xạ từ radon vào bức xạ tự nhiên trở thành khuynh hướng thế giới, theo thông cáo của Ủy ban khoa học Liên hiệp quốc thì lượng phơi nhiễm tương đương của liều lượng hữu dụng do hít radon gây ra trung bình trên thới giới trong 1 năm là khoảng 1,3 mSv.

 

Hơn nữa, những suối nước nóng được gọi là nước nóng radium từ xa xưa thường ở khu vực chủ yếu có một lượng lớn radium. Là nước nóng có nồng độ khí radon sinh ra cao.

 

Rạn nứt do ăn mòn ứng suất (stress corrosion cracking 応力腐食割れ)

 

Là hiện tượng nguyên vật liệu bị đứt gãy trong môi trường ăn mòn dù tác động của một lực nhỏ hơn nhiều so với cấu trúc bền vững. Hiện tượng ăn mòn ứng suất dễ xảy ra khi lực kéo, lực uốn cong tác động lên những vị trí dễ bị nứt như các mối hàn của đường ống kim loại một lực lớn hơn một khoảng nhất định nào đó cộng với điều kiện ăn mòn, chẳng hạn như nước có chứa oxy và ion clo. Hiện tượng này dễ xảy ra tại khu vực gần vị trí hàn của đường ống thép không gỉ

 

 

 

(inox) của lò nước sôi, và các đường ống truyền nhiệt hơi ở lò áp lực, vì vậy các biện pháp cải thiện như lựa chọn vật liệu tốt, phương pháp xử lý nhiệt/hàn, phương pháp xử lý nước của lò phản ứng cần được tính đến.

 

Rào chắn nhân tạo (engineered barrier  人工バリア)

 

Rào chắn nhân tạo là những vật ngăn cách do con người tạo ra nhằm ngăn ngừa tình trạng thải phóng xạ tiếp xúc với các mạch nước ngầm hay chất phóng xạ bên trong thải có tính phóng xạ có thể bị rò rỉ ra bên ngoài trong quá trình xử lý chất thải ra bề mặt đất hoặc địa tầng. Các vật liệu đông đặc, hộp đựng bằng kim loại hay tường bê tông chính là rào chắn nhân tạo (à xử lý địa tầng)

 

Rơi lắng phóng xạ (fallout フォールアウト) (→環境放射線) (→ Bức xạ môi trường)

 

Sản phẩm hoạt hóa (sản phẩm bị kích hoạt) (activated products  放射化生成物)

 

Gọi những nguyên liệu cấu tạo lò phản ứng hạt nhân và những tạp chất của nó sau khi biến đổi thành vật liệu phóng xạ chủ yếu do nơtron sinh ra từ phân hạch hạt nhân là sản phẩm hoạt hóa. Nguyên tố đặc biệt quan trọng đối với việc bảo vệ tia phóng xạ hay độ phóng xạ bằng các cách như bảo vệ vận hành lò phản ứng hạt nhân, tẩy xạ và tháo dỡ hay phóng xạ ra môi trường, v.v… là cobalt 60. Bên cạnh đó còn có các nguyên tố như sắt 55 (chu kỳ bán rã là 2,6 năm), zirconium 95 (chu kỳ bán rã là 65 ngày), v.v…. Ngoài ra, trong máy gia tốc năng lượng cao, sản phẩm hoạt hóa của vật liệu cấu tạo, v.v… được sinh ra từ các hạt mang điện năng lượng cao hay từ tia X, tia gama và nơtron. (→ Chất thải crud)

 

Sản phẩm phân hạch (fission product  核分裂生成物)

 

Là tên gọi chung cho các loại hạt nhân sinh ra từ sự phân hạch của urani và plutonium. Phần lớn các hạt nhân nguyên tử này có tính phóng xạ và nặng khoảng phân nửa so với urani và plutonium. Bình quân sau khoảng 3 lần phân rã beta hoặc phân rã gama sẽ trở thành các loại hạt nhân ổn định. (tham khảo bảng dưới đây)

 

Các sản phẩm phân hạch chính bên trong lò phản ứng hạt nhân

 

Hạt nhân phóng xạ (chu kỳ bán rã*) Hạt nhân phóng xạ (chu kỳ bán rã*)
Plutonium

 

83mKr               (1,83 tiếng)

 

85mKr                (4,5 tiếng)

 

85Kr                (10,7 năm)

I-ốt

 

131 I                 (8,1 ngày)

 

133 I                (20,8 tiếng)

 

135 I                 (6,6 tiếng)

 

 

87Kr                 (76 phút)                 Cesium

 

88Kr                (2,8 tiếng)                                  134 Cs                   (2 năm)

 

Xenon                                                                                      137 Cs                  (30 năm)

 

131mXe               (11,9 ngày)               Strontium

 

133mXe                (2,3 ngày)                                    89 Sr                (50,6 ngày)

 

133Xe                (5,3 ngày)                                    90 Sr                  (29 năm)

 

135mXe                (15,7 phút)

 

135Xe                (9,1 tiếng)

 

*Tham khảo mục chu kỳ bán rã.

 

Sievert (Sv)   ( Sievert   シーベルト)      (→放射線の単位)(→Đơn vị bức xạ )

 

Số khối (mass number  質量数)

 

Tổng số hạt proton và tổng số hạt nơtron có trong hạt nhân nguyên tử được gọi là số khối. Số khối cho biết trọng lượng của hạt nhân nguyên tử. Vì so với proton, trọng lượng của electron khoảng bằng 1/2,000 trọng lượng nguyên tử nên trọng lượng của hạt nhân nguyên tử được xem là trọng lượng của toàn nguyên tử.

 

Có trường hợp những nguyên tử thuộc cùng một nguyên tố nhưng số khối lại khác nhau, cho dù có cùng một số nguyên tử, hay số proton tương đương nhau.

 

Cũng có trường hợp các nguyên tử cùng một nguyên tố nhưng có số khối khác nhau, cùng một số nguyên tử, hay số proton tương đương nhau nhưng lại biểu thị số khối khác nhau như: uran

238 ký hiệu là 238U, uran 235 sẽ là 235U. (→Chất đồng vị)

 

Trong cùng một nguyên tố tự nhiên, các nguyên tử có số khối khác nhau sẽ trộn lẫn với nhau theo một tỷ lệ nhất định (gọi là tỷ lệ tồn tại hay tỷ lệ đồng vị). Có thể xác định được trọng lượng bình quân ứng với 1 nguyên tử của các nguyên tố dựa vào tỷ lệ đồng vị. Việc biểu thị

trọng lượng bình quân này dưới dạng một giá trị tương đối được gọi là nguyên tử lượng. Do đó,

số khối sẽ là số nguyên, nhưng nguyên tử lượng có số thập phân là chuyện bình thường.

 

Số nguyên tử (atomic number  原子番号)

 

Là số hạt proton có trong hạt nhân nguyên tử của nguyên tố. Hydrogen là 1, Urani là 92.

 

Số        Tên       Ký nguy Số        Tên       Ký nguy Số        Tên       Ký nguy Số        Tên      K

nguy                  ý

 

 

 

ên tử   guyên t   hiệu ên tử    nguyên  hiệu

tố

ên tử   nguyên  hiệu

tố

ên tử nguyên t hiệ

u

1    Hydro

H

 

2    Helium

He

 

3    Lithium

Li

 

4    Beryllium

Be

 

5    Boron

B

 

6     Carbon

C

 

7     Nitrogen

N

 

8     Oxygen

O

 

9    Fluorine

F

 

10  Neon

Ne

 

11    Natrium

Na

 

12    Magnesium

Mg

 

13    Aluminum

Al

 

14    Silicon

Si

24    Chromium

Cr

 

25    Manganese

Mn

 

26  Sắt

Fe

 

27  Cobalt

Co

 

28  Nickel

Ni

 

29    Đồng

Cu

 

30  Zinc

Zn

 

31  Gallium

Ga

 

32    Germanium

Ge

 

33    Arsenic

As

 

34    Selenium

Se

 

35    Bromine

Br

 

36    Krypton

Kr

 

37    Rubidium

Rb

47    Bạc

Ag

 

48    Cadmium

Cd

 

49  Indium

In

 

50  Zinn

Sn

 

51    Antimony

Sb

 

52   Tellurium

Te

 

53  Iodine

I

 

 

54  Xenon            Xe

 

 

55    Cesium

Ce

 

56    Barium

Ba

 

57    Lanthanum

La

 

58    Cerium

Ca

 

59Praseodymium

Pr

 

60Neodymium

Nd

70    ytterbium

Yb

 

71    Lutetium

Lu

 

72    Hafnium

Hf

 

73   Tantalum

Ta

 

74  Tungsten

W

 

75    Rhenium

Re

 

76    Osmium

Os

 

77    Iridium

Ir

 

78    Bạch kim

Pt

 

79    Vàng

Au

 

80   Thủy ngân

Hg

 

81   Thallium

Tl

 

82     Plumbum

Pb

 

83    Bismuth

Bi

 

 

 

61

Pm

Promethium 84

Po

Polonium
 

62

Sm

 

Samarium

 

85

At

 

Astatine

 

15    Phosphorus

P                                    38  Strontium        Sr

 

16    Sulphur

S                                    39  Yttrium            Y

 

17 Chlorine 40 Zirconium 63  Europium 86 Radon
Cl Zr Eu Rn

 

18 Argon 41 Niobium 64 Gadolinium 87  Francium
Ar Nb Gd Fr

 

19    Kalium

K

42Molybdenum

Mo

65  Terbium

Tb

88    Radium

Ra

 

 

20

Ca

Calcium 43

Tc

Technetium 66

Dy

Dysprosium 89  Actinium

Ac

 

21

Sc

 

Scandium

 

44

Ru

 

Ruthenium

 

67

Ho

 

Holmium

 

90   Thorium

Th

 

22

Ti

 

Titanium

 

45

Rh

 

Rhodium

 

68

Er

 

Erbium

 

91  Protactinium

Pa

 

23

V

 

Vanadium

 

46

Pd

 

Palladium

 

69

Tm

 

Thulium

 

92  Uran

U

Sơ tán (evacuation 避難)

 

Nguy cơ lượng tia phơi nhiễm vượt quá cấp độ quy định có thể xảy ra tùy theo các điều kiện trong trường hợp tia phóng xạ hay vật liệu phóng xạ thoát ra từ sự cố tại cơ sở năng lượng nguyên tử, v.v…. Khi đó, nếu lượng tia bức xạ này được phán đoán có thể gây nguy hiểm đến cho người dân tiếp tục cư trú tại khu vực này thì Trụ sở chính ứng phó thảm họa sẽ ra chỉ thị lánh nạn như là một biện pháp nhằm làm giảm bớt sự phơi nhiễm bức xạ trong dân cư. Các hoạt động như vận chuyển hay hướng dẫn, v.v… người đi sơ tán sẽ do cảnh sát, đội phòng vệ, cơ quan vận tải (công ty xe buýt, v.v…) cùng lên kế hoạch hợp tác và đảm bảo địa điểm sơ tán cho người dân. Tất cả biện pháp cần thiết cho sinh hoạt của người dân tại địa điểm sơ tán phải được chuẩn bị chu đáo theo kế hoạch phòng ngừa tai nạn. (→ Trú ẩn trong nhà)

 

Sóng điện từ (Electro-magnetic wave  電磁波)

 

Khi điện trường, từ trường biến động tại một điểm trong không gian thì năng lượng biến động đó sẽ được truyền ra xung quanh bằng tốc độ ánh sáng. Sóng của năng lượng đó chính là sóng điện từ. Tia gama, tia X, tia tử ngoại, tia quang học, tia hồng ngoại, sóng điện, v.v… là các tia trong sóng điện từ. Tia X nhân tạo được tạo ra từ ống tia X, sóng điện được tạo ra từ ống tạo

 

 

 

sóng của ống chân không, v.v…. Sóng điện từ bước sóng càng ngắn thì năng lượng càng cao,

sóng điện từ có năng lượng cao thể hiện tính chất như là một phân tử, do đó tia tử ngoại hay tia gama còn được gọi là lượng tử ánh sáng (photon).

 

 

 

bước

PHÂN LOẠI SÓNG ĐIỆN TỪ

 

sóng

10-12    10-11

10-10

10-9      10-8      10-7   4×10-7 8×10-7   10-4

10-3      10-2      10-1         1

10     102       103

104    m

 

sóng

sóng

són són sóng sóng

 

g     g

 

điện

vi                cực

ngắ trun

dài

 

từ

 

tia

γ

tia

X

tia        k

tử         h

ngoại     ả ki ế n

tia

hồng

ngoại

 

 

sóng

ngắn    n

 

 

 

 

sóng điện

g ngắ n

trung

 

ứng

dụng chủ yếu

cải tiến

sản

phẩm

/

trị liệu

chẩn

đoán

/ nhìn thấu

nghiên

cứu cấu

trúc vật chất

đèn

sát

khuẩn

ảnh

hồng

ngoại

rada

vi

truyền thanh điện thoại

ti       truyền

tin cự

ly dài nghiệp dư

tru     ra

yề

n       di

tin      o

truyền

tin dùng cho tàu

thuyền

 

 

 

Strontium-90  (strontium-90   ストロンチウム 90)

 

Là một đồng vị phóng xạ (90Sr) tiêu biểu của stronti có số nguyên tử 38, có chu kỳ bán rã 29 năm và giải phóng tia beta. Strontium có tính chất rất giống với calcium, khi được hấp thụ vào cơ thể qua đường ăn uống, chất này sẽ đọng và tồn tại rất lâu trong xương. Strontium cũng là một nuclit phóng xạ được chú ý trong số các sản phẩm phân hạch và hầu hết chất Strontium trên mặt đất (tích tụ trong đất) đều được sinh ra từ cơn mưa phóng xạ trong quá trình thử nghiệm bom Hydrô trước đây.

 

Sử (Ứng) dụng bức xạ (utilization of radiation  放射線の利用)

 

Tia phóng xạ được sử dụng trong một lĩnh vực rất rộng tuy nhiên khi phân biệt rõ theo phương pháp sử dụng thì có 2 loại là sử dụng nguyên tố đánh dấu của đồng vị phóng xạ và sử dụng bức xạ tia phóng xạ.

 

Sử dụng nguyên tố đánh dấu là trộn sẵn hỗn hợp hoặc các nguyên tố bao gồm các đồng vị nhất định có trong vật chất, sau đó dựa vào việc truy vết tia phóng xạ từ đồng vị đó bằng máy chỉ thị để truy vết sự di động của hỗn hợp và nguyên tố nhất định trong vật chất. Không chỉ di động theo tính chất vật lý này mà nếu làm dịch chuyển một phần của vật chất trộn vào đó bằng đồng vị biểu diễn sự di động hóa học giống như thế thì có thể làm rõ được đến cả hành vi hóa học

của vật chất. Vật chất có đính kèm bằng đồng vị gọi là hợp chất đánh dấu.

 

Sử dụng bức xạ là sử dụng các hiện tượng thấm, hấp thu hay phân tán, v.v… của tia phóng xạ và được ứng dụng trong phạm vi rộng như kỹ thuật, y học hay nông nghiệp, v.v…. Phương

 

 

 

pháp tác dụng này được sử dụng rất phong phú trong lĩnh vực kỹ thuật chẳng hạn như sử dụng hiệu ứng ion hóa, kích từ bằng tia phóng xạ để cải thiện phẩm chất của các loại plastic, v.v….

 

Ngoài ra, trong lĩnh vực y tế, nông nghiệp tác dụng này được sử dụng để thực hiện những việc chẳng hạn như điều trị, khử trùng, sát trùng, cải thiện chất lượng hạt giống, v.v… lợi dụng sự ảnh hưởng lên sinh vật của tia phóng xạ. Việc sử dụng tia phóng xạ/đồng vị là phương pháp nghiên cứu không thể thiếu của khoa học kỹ thuật, nó đóng góp rất lớn vào sự phát triển của văn minh hiện đại. (→ trang tiếp theo, tham khảo phân loại phương pháp sử dụng tia phóng xạ và đồng vị)

 

Phân loại phương pháp sử dụng tia phóng xạ và đồng vị

 

 

Phương pháp sử dụng Ví dụ (phương pháp, sản phẩm)
 

 

 

 

 

 

S ử

d ụ n g s ự

t ru y vế t

 

 

 

Truy vết vật lý

Điều tra lưu tốc, lưu lượng; điều tra rò rỉ; điều

tra sự di động của cát tích tụ hay bùn chảy; đo lường ma sát của máy móc; điều tra tình trạng môi trường của dầu nhờn; đo lường lượng giảm của lò nung chảy;  phân tích công đoạn

 

 

 

 

Truy vết hóa học

Sử dụng phân tích hóa học; nghiên cứu cấu trúc

của phản ứng hóa học; quyết định cấu tạo hóa học; nghiên cứu cơ năng cơ thể sinh vật; nghiên cứu sinh hóa học; nghiên cứu kỹ thuật di

truyền; nghiên cứu y học; thuốc chẩn đoán trong cơ thể; thuốc chẩn đoán ngoài cơ thể; phát triển thuốc mới

 

 

 

 

 

S ử

d ụ n g b ứ c x ạ

 

 

 

 

 

Tác dụng đâm xuyên, hấp thu, phân tán

 

Kiểm soát đo đạc

Dụng cụ đo: độ dày, bề mặt dung dịch, mật độ,

nồng độ, lượng tuyết, khảo sát tầng đất ngầm,

hơi nước nơtron, lưu huỳnh

Kiểm tra

không phá hoại

 

Chụp ảnh tia γ (X); chụp ảnh nơtron

 

Chẩn đoán

Chụp X quang, nhìn xuyên thấu bằng tia X,

kiểm tra tạo ảnh bằng tia X, chụp CT bằng tia

X, đo mật độ xương

 

 

 

 

 

 

 

Hiệu ứng ion hóa, kích từ

 

 

Phát sinh ion

Ống phóng điện biểu thị, ống chân không, phép

sắc ký chất khí, máy thu lôi, thiết bị khử tĩnh điện, thiết bị báo khói, đèn phóng điện phát sáng của đèn huỳnh quang

Phát sinh ánh

sáng

 

Sơn tự phát quang

Phân tích Phân tích huỳnh quang tia X, máy đo lưu huỳnh
Tác dụng

hóa học của tia phóng xạ

 

Cải thiện phẩm chất

Dây dẫn điện chịu nhiệt, polyolefin tạo bọt, ống

co nhiệt, sơn làm đông, plastic gia cố, bê tông polyme, gỗ gia cố

 

 

 

 

 

Tác dụng sinh vật học

 

Sát khuẩn, sát trùng, chống khuẩn

Khử trùng dụng cụ y tế; sát khuẩn thức ăn động

vật vô trùng dùng cho thí nghiệm/dụng cụ kiểm tra; sát khuẩn thực phẩm; tiêu diệt côn trùng có hại

Bảo tồn Ngăn chặn nảy mầm, điều tiết độ chín
Nuôi cấy Cải thiện phẩm chất, điều tiết phát triển
Điều trị Điều trị ung thư, điều trị tuyến giáp
Phản ứng

hạt nhân nguyên tử

Phân tích, điều

trị, điều trị

khối u não

 

Phân tích nguyên tố vi lượng, phương pháp

truy vết hoạt hóa

Sử dụng nguồn nhiệt Pin đồng vị
 

Đo lường niên đại

Đo lường niên đại các mẫu vật khảo cổ học, địa

chất học

Sự cố đưa vào độ phản ứng (reactivity initiated accident  反応度事故)

 

Tỷ lệ F/A của số lượng nơtron sinh ra trong một đơn vị thời gian trong lò phản ứng hạt nhân F và số lượng triệt tiêu A gọi là hệ số nhân K. Công suất của lò phản ứng hạt nhân tăng lên khi K>1, giảm xuống khi K<1 và cố định khi K=1. Tỷ lệ (K-1/K) khi đó được gọi là độ phản ứng của tâm lò. Sự cố công suất tăng đột ngột do độ phản ứng rất lớn, vì một lý do nào đó, được gia tăng thêm tại tâm lò gọi là tai nạn độ phản ứng. Độ phản ứng cho thấy sự biến đổi phức tạp thông qua nhiệt độ của nhiên liệu hay chất làm chậm, lượng chất phát sinh do phân hạch hạt nhân, v.v… nhưng tai nạn độ phản ứng này rất khó xảy ra ở lò nước nhẹ. Các nguyên nhân có thể xét đến như khi thanh kiểm soát bị rơi ra do hệ số dẫn động thanh kiểm soát bị hỏng, v.v….

 

 

 

Tại Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Nhật Bản có lò nghiên cứu tính an toàn của lò phản ứng

hạt nhân (NSRR), tại đây mối quan hệ tương hỗ giữa độ phản ứng và nhiên liệu sẽ được nghiên cứu thử nghiệm, và báo cáo kết quả lên thẩm tra an toàn.

 

Sự cố giả định (hypothetical accident  仮想事故)

 

Là những sự cố giả định có sự thoát ra của một lượng lớn các vật liệu phóng xạ, nhiều hơn so với những sự cố nghiêm trọng được dự đoán sẽ xảy ra trong trường hợp xấu nhất đứng trên phương diện kỹ thuật khi thực hiện kiểm tra độ an toàn của lò phản ứng hạt nhân. Về phương diện kỹ thuật, việc xảy ra sự cố là điều không thể đoán trước được. Tuy nhiên, đây là một trong những điều kiện phán đoán khả năng thích ứng về điều kiện vị trí  trong phương châm thẩm tra vị trí của lò phản ứng. Thông qua việc giả định sự cố như vậy để đưa ra yêu cầu về cự ly

khoảng cách đối với khu vực tập trung thưa dân hoặc khu tập trung đông dân cư. Ví dụ giả định

trường hợp ở lò nước nhẹ, những đường ống sơ cấp có đường kính lớn nối trực tiếp với các

thiết bị của lò phản ứng bị vỡ bất ngờ, nước làm mát chảy ra, mặc dù đã có thiết bị làm mát tâm lò sử dụng khi khẩn cấp hoạt động nhưng nhiên liệu hạt nhân vẫn trong tình trạng nóng chảy.

 

Sự cố lò phản ứng hạt nhân Chernobyl (Chernobyl nuclear reactor accident  チェルノブイ リ原発事故)

 

Sự việc bắt đầu từ một vụ nổ nồi hơi lớn vào tháng 4 năm 1986 ở lò phản ứng số 4 của nhà máy điện Chernobyl cách thành phố Kiev của nước Cộng hòa Ukraina thuộc Liên Xô cũ 130 km về hướng bắc. Đây được coi là thảm họa hạt nhân tồi tệ nhất trong lịch sử. Thảm họa này xảy ra

khi nguồn cung cấp điện từ bên ngoài bị ngưng, khi đó những người vận hành cố gắng thử

nghiệm xem có thể tạo ra công suất điện là bao nhiêu bằng quán tính của máy phát điện tua-

bin. Trên nguyên tắc, lò phản ứng sản xuất điện ở mức thấp sẽ mất tính ổn định và trở nên nguy hiểm, khi đó việc vận hành bị cấm. Tuy nhiên, những người điều hành lúc bấy giờ đã vi phạm quy tắc này. Họ cố gắng thực hiện các thử nghiệm để tăng năng suất bằng cách tắt các hệ thống dừng tự động lò phản ứng và các hệ thống an toàn, làm cho công suất tăng lên đột biến và gây

ra thảm họa. Tại hầu hết vùng hoạt bị hư hại do các vụ nổ hơi nước gây ra, graphite bốc cháy dữ dội, một phần công trình bị thổi bay khiến một lượng lớn chất phóng xạ bị rò rỉ ra bên ngoài. Sự cố này làm 31 người chết (1 người trong số này chết do bị bỏng phóng xạ, 1 người không rõ tung tích), 237 người nhập viện do bị ảnh hưởng phóng xạ cấp tính. 135.000 người dân trong phạm vi bán kính 30 km tính từ nhà máy phải sơ tán khỏi khu vực trên. Bức xạ mà

những người dân sống trong khu vực lúc đó bị phơi nhiễm là 16.000 / Sv. Đứng trên quan điểm mang tính xác suất về những ảnh hưởng do bị nhiễm xạ từ sự cố thì ở toàn bộ khu vực phía tây của Liên xô cũ (75 triệu người) từ giờ đến khoảng 70 năm sau, các ca ung thư được dự đoán sẽ tăng 0,05%. Tuy nhiên, có lẽ sẽ rất khó khăn để biết chính xác con số trên thực tế. Chất phóng xạ bị rò rỉ vào khí quyển đã vượt qua ranh giới của một quốc gia và gây ảnh hưởng cho cả các quốc gia Châu Âu xung quanh. Ô nhiễm chất phóng xạ đã lan ra trên phạm vi rộng lớn. Ở Nhật cũng đã phát hiện một lượng rất nhỏ chất phóng xạ như là I-ốt phóng xạ .

 

 

 

Sự cố lò phản ứng hạt nhân Three-Mile Island (Three-mile Island nuclear reactor accident

スリーマイルアイランド (TMI) 原発事故)

 

Tháng 3 năm 1979, đã xảy ra sự cố lò phản ứng hạt nhân Three-mile Island ở  bang Pennsylvania của Mỹ. Một phần của tâm lò bị nóng chảy và chất phóng xạ bị thoát ra bên ngoài dẫn đến một bộ phận cư dân sống gần khu vực này phải di tản. Đây là sự cố chưa từng xảy ra cho tới thời điểm đó.

 

Bơm cấp nước chính ngừng hoạt động, van của bơm phụ tự động đóng lại, nước không được đưa đến tâm lò dẫn đến áp suất bên trong lò tăng lên cao. Khi đó mặc dù van giảm áp tự động của bình điều áp đã được mở và áp lực có giảm xuống, nhưng do van không đóng lại được nên hệ làm mát vùng hoạt khẩn cấp (ECCS) đã hoạt động.

 

Tuy nhiên, dù áp lực bên trong lò có giảm xuống nhưng do van giảm áp không đóng nên nhân viên vận hành đã không phát hiện ra chuyện này. Thêm vào đó, trong quá trình thực hiện dừng hệ làm mát vùng hoạt khẩn cấp bằng tay đã xảy ra tình trạng nhầm lẫn thao tác hoặc thực hiện nhiều lần cùng một thao tác, dẫn đến sự cố một phần của vùng hoạt bị nóng chảy. Ngoài ra, chất làm mát sơ cấp bị ứ đọng trong thùng chứa lò phản ứng bị chuyển đến buồng chứa tạm, vì vậy I-ốt phóng xạ có trong một lượng nhỏ khí phóng xạ đã thoát ra bên ngoài.     Nhiễm xạ của khoảng 2.160.000 dân cư sống trong phạm vi 80 km tính từ nhà máy phát điện là khoảng 20

người / Sv ( 2,000 người / rem ), với mức độ trung bình thấp nhất khoảng 0,01 mSv và cao nhất là 1 mSv. Mức độ nhiễm xạ này được kết luận là hoàn toàn không gây ra những ảnh hưởng nhiễm xạ cho con người như ung thư, v.v… do mức độ nhiễm xạ này nhỏ hơn chênh lệch bức xạ tự nhiên ở các khu vực trên nước Mỹ.

dịch tài liệu Anh Việt  vật lý hạt nhân

 

Sự cố mất nước làm mát (loss of coolant accident  冷却材喪失事故(LOCA))

 

Là sự cố khi đường ống của hệ thống làm lạnh sơ cấp trong lò phản ứng hạt nhân bị gián đoạn làm mất mát một lượng lớn chất tải nhiệt. Lúc này, nếu không đưa ra biện pháp một cách nhanh chóng thì nguy cơ ống cách ly nhiên liệu bị nóng chảy do nhiệt còn lại từ phân hạch hạt

nhân gây ra là có thể xảy ra. Do đó, cần trang bị Hệ thống làm mát lõi khẩn cấp (ECCS) để làm lạnh tâm lò, ngăn ngừa sự hư hại và nóng chảy của nhiên liệu.

 

Sự cố nghiêm trọng  (major accident   重大事故)

 

Là những sự cố sử dụng cho việc đánh giá an toàn để cơ quan thẩm tra an toàn quốc gia phán đoán các điều kiện thiết lập lò phản ứng có phù hợp hay không, và là những sự cố của lò phản ứng xảy ra ở trường hợp xấu nhất được giả thuyết dựa trên quan điểm kỹ thuật. Ở lò nước nhẹ, những sự cố như mất nước làm mát, vỡ đường ống dẫn hơi chính, vỡ các đường ống nhỏ của bình sinh hơi, v.v…được cho là sự cố nghiêm trọng.

 

Sự cố nhà máy điện hạt nhân (nuclear power plant accident  原子力発電所事故)

 

Là các sự cố tại nhà máy điện nguyên tử. Thẩm tra an toàn quốc gia có quy định các sự cố phải

 

 

 

được xem xét khi kiểm tra đánh giá tính an toàn của lò nước nhẹ, đánh giá làm rõ mức độ đạt tiêu chuẩn an toàn đã quy định trong trường hợp xảy ra các sự cố này. Có các sự cố như hiện tượng bất thường khi vận hành lò phản ứng hạt nhân, sự cố nghiêm trọng, sự cố giả định. (→Thước đo đánh giá theo tiêu chuẩn quốc tế các hiện tượng ở nhà máy điện nguyên tử)

Sử dụng plutonium nhiệt (pu-thermal utilization (pul-thermal utilization)  プルサーマル) Plutonium nhiệt tận thu từ nhiên liệu đã qua sử dụng là phương án được xem xét sử dụng cho

lò nước nhẹ từ nay cho đến thời điểm có thể hiện thực hóa lò tái sinh nhanh.

 

Như vậy, việc sử dụng plutonium nhiệt làm nhiên liệu cho lò phản ứng nơtron nhiệt được gọi là sử dụng plutonium nhiệt (gọi tắt là pul-thermal). Nhiên liệu dùng cho pul-thermal là nhiên liệu MOX (nhiên liệu dạng oxit hỗn hợp của urani và plutonium). Kế hoạch Chương trình pul- thermal của Nhật Bản một chính sách có quy trình được tiến hành theo từng giai đoạn như sau: thực hiện một số thí nghiệm thực chứng → lên kế hoạch quy mô ứng dụng thực tế → sử dụng chính thức.

 

Sự khuyếch tán của các vật liệu phóng xạ (diffusion of radioactive materials  放射性物質の 拡散)

 

Vật liệu phóng xạ phóng ra trong khí quyển hòa trộn với khí quyển, khuếch tán và bị nhạt bớt đi. Tùy theo đối tượng khuếch tán như hướng gió, tốc độ gió, độ ổn định của khí quyển, v.v… mà hình thái khuếch tán cũng khác nhau, ngoài ra, sự khác biệt cũng bị chi phối theo khoảng cách từ địa hình gần với nguồn phóng xạ đến khí tượng địa phương, nơi xảy ra hiện tượng phóng xạ. Tại nhà máy điện nguyên tử, thực hiện các quan trắc khí tượng liên tục ít nhất trong

1 năm, sử dụng những dữ liệu này để tiến hành đánh giá sự khuếch tán theo thời điểm xảy ra sự

cố và thời điểm vận hành bình thường của nhà máy điện nguyên tử. Gần đây bằng cách sử dụng máy vi tính, hiện tượng khuếch tán này đã có thể được dự báo trong cả những điều kiện phức tạp.

 

Sự phân hạch (Phân hạch hạt nhân) (fission (nuclear fission)  核分裂)

 

Vì các nguyên tử hạt nhân có độ phân hạch lớn như urani, v.v… có rất nhiều hạt proton và nơtron, nên khi hấp thụ các nơtron từ bên ngoài chúng sẽ trở nên không ổn định và phân hạch thành 2 – 3 hạt nhân nguyên tử. Hiện tượng này được gọi là phân hạch hạt nhân.

 

Urani 235, plutonium 239, v.v… hấp thụ nơtron sẽ phân hạch và tạo ra năng lượng lớn hơn. Năng lượng hạt nhân này được sử dụng cho nhà máy phát điện nguyên tử.

 

Cùng với sự phân hạch sẽ có trung bình 2 -3 nơtron được giải phóng ra. Các nơtron này tiếp tục phân hạch hạt nhân nguyên tử và quá trình này xảy ra liên tiếp gọi là phản ứng dây chuyển

phân hạch hạt nhân. Cơ chế kiểm soát phản ứng dây chuyền được áp dụng ở lò phản ứng hạt nhân.

 

 

 

Suối nước nóng urani, suối nước nóng radon (radium hot spring, radon hot spring  ラジウム

温泉・ラドン温泉) (→ Radon)

 

Tách nhóm/Chuyển hóa (group separation and transmutation  群分離・核変換処理)

 

Trong các dung dịch thải nồng độ cao được thải ra sau khi xử lý nhiên liệu đã sử dụng bao gồm các loại hạt nhân có độ phóng xạ cao nhưng chu kỳ bán rã so ra thấp và những hạt nhân có độ phóng xạ không cao nhưng chu kỳ bán rã vô cùng dài (như neptunium, americium, v.v… trong nhóm TRU).

 

Ngoài ra, còn có họ bạch kim (ruthenium, rhodium, v.v…) và họ những chất có thể sử dụng làm nguồn bức xạ (strontium 90, cesium 137). Vì vậy, việc nghiên cứu sử dụng thành phần có ích sau khi phân ly của từng nhóm lợi dụng tính chất khoa học của chúng đang được tiến hành. Đây gọi là phân ly nhóm. (→ Chất thải TRU)

 

Đồng thời, kế hoạch biến đổi các loại hạt nhân đã phân ly có chu kỳ bán rã dài thành các loại hạt nhân ổn định và hạt nhân có chu kỳ bán rã ngắn cũng đang được tiến hành. Đây là xử lý biến đổi hạt nhân.

 

Từ quan điểm nguyên liệu hóa chất thải nồng độ cao và nâng cao hiệu quả xử lý này mà phân

ly nhóm/chuyển hóa là một đề tài nghiên cứu có vị trí quan trọng có tên gọi là “Dự án Omega”.

 

Tải sau hoạt động (load follow operation 負荷追従運転) (→出力調整運転)(→ Điều chỉnh điện áp dưới tải)

 

Tái xử lý     (reprocessing   再処理)

 

Việc thực hiện tách urani và putonium có trong nhiên liệu đã qua sử dụng thành sản phẩm phân hạch bằng phương pháp hóa học để thu hồi lại, được gọi là tái xử lý. Trên thực tế, phương pháp đang được sử dụng rộng rãi là phương pháp trích xuất dung môi ẩm. Ở Nhật, hiện đang áp

dụng phương pháp xử lý PUREX (phương pháp này là một trong những phương pháp trích

xuất dung môi được sử dụng trong việc tái xử lý nguyên liệu hạt nhân).

 

Ở phương pháp này, nhiên liệu đã qua sử dụng được hòa tan trong dung dịch axit nitric, cho dung môi hữu cơ vào, trích xuất urani và plutonium, phân ly thành sản phẩm phân hạch. Sau đó sẽ tách urani và plutonium thông qua việc lặp lại nhiều lần việc trích xuất và nghịch trích xuất.

 

Vì công việc tái xử lý phải làm việc dưới bức xạ cao, cho nên toàn bộ máy móc thiết bị được đặt trong những phòng nhỏ được cách ly bức xạ, mọi hoạt động vận hành máy móc đều được điều khiển từ xa. (→Tái chế nhiên liệu hạt nhân)

 

Tâm lò (reactor core  炉心)

 

Gọi bộ phận trung tâm của thùng lò phản ứng có bố trí bó nhiện liệu bên trong thùng áp suất lò

 

 

 

phản ứng là vùng hoạt. Vùng hoạt có cấu tạo từ vật chất cấu tạo đi kèm với bó nhiên liệu, thanh

điều khiển, chất làm chậm hay chất tải nhiệt.

 

Tẩy xạ (decontamination 汚染除去)

 

Là phương pháp khử vật liệu phóng xạ trên quần áo, cơ thể, vật dụng, máy móc thiết bị, v.v… có dính vật liệu phóng xạ. Có các cách như giặt, tắm rửa toàn bộ cơ thể, cọ, chà rửa, khử nhiễm bằng chất hóa học (sử dụng dung môi hữu cơ, axit, kiềm), v.v….

 

Tẩy xạ và tháo dỡ (Decommissioning デコミッショニング)    (→原子炉の廃止措置)

(→ Tẩy xạ và tháo dỡ)

 

Tẩy xạ và tháo dỡ (Decommissioning  廃炉)    (→原子炉の廃止措置)(→ Tháo dỡ và kết thúc hoạt động)

 

Tẩy xạ và tháo dỡ (decommissioning 廃止措置(廃炉))    (→原子炉の廃止措置)(→ Tháo dỡ và kết thúc hoạt động)

 

Tẩy xạ và tháo dỡ (decommissioning   原子炉の廃止措置(廃炉))

 

Đây là biện pháp xử lý các lò phản ứng hạt nhân đã hết thời gian sử dụng, đưa về trạng thái an toàn. Có 3 phương pháp thực hiện là quản lý đóng kín, che chắn ngăn cách và tháo rời. Lò nước nhẹ của Nhật khi kết thúc hoạt động được quản lý đóng kín trong vòng từ 5~10 năm, sau

đó được tháo rời hoàn toàn. Lò thí nghiệm phản ứng công suất (JPDR) của Sở nghiên cứu năng lượng nguyên tử Nhật Bản bị tháo rời bằng biện pháp tẩy xạ và tháo dỡ (năm 1996). Kế hoạch này được thực hiện theo hiệp định hợp tác của OECD/NEA và IAEA. (→Hủy lò)

 

Thải bỏ trong tầng đất nông (shallow-ground disposal  浅地中処分)

 

Là một trong các phương pháp xử lý cuối cùng đối với chất thải rắn phóng xạ. Chất thải được chôn vùi bên trong tầng đất nông so với mặt đất.

 

Thải phóng xạ (radioactive waste  放射性廃棄物)

 

Thải phóng xạ được phân biệt rõ thành 2 loại là một lượng lớn chất thải có tính phóng xạ thấp sinh ra đồng thời khi nhà máy điện nguyên tử vận hành và một lượng nhỏ thải phóng xạ hoạt độ cao sinh ra tại nhà máy tái xử lý. Tại Nhật Bản, hiện tại chất thải phóng xạ cấp thấp được bảo quản một cách an toàn sau khi xử lý bằng phương pháp đốt nén, cô đặc đóng rắn, v.v… tại

các cơ sở tương ứng. Sau đó, về cơ bản, những vật chất này được xử lý theo hướng chôn lấp và dịch vụ chôn lấp này được Công ty (CP) Nihon Gennen bắt đầu kinh doanh tại Trung tâm xử lý chất thải phóng xạ cấp thấp ở làng Rokkasho, tỉnh Aomori từ tháng 12 năm 1992. Ngoài ra, về cơ bản, thải phóng xạ hoạt độ cao được xử lý thành trạng thái an toàn (thể thủy tinh rắn), và cuối cùng xử lý tiêu hủy địa tầng sau khi lưu trữ hạ nhiệt trong khoảng 30 – 50 năm. (→ Trung

 

 

 

tâm xử lý chất thải phóng xạ cấp thấp, thải phóng xạ hoạt độ cao)

 

Thải phóng xạ hoạt độ cao (high level radioactive waste   高レベル放射性廃棄物)

 

Là chất thải lỏng có tính phóng xạ rất cao bao gồm các nguyên tố actinoid như nguyên tố siêu urani, sản phẩm phân hạch, v.v… được phân ly bằng chiết suất dung môi khi tái xử lý nguyên liệu đã qua sử dụng. Trong quá trình phân rã, các chất phóng xạ sẽ tiếp tục tỏa ra nhiệt độ cao trong một thời gian dài nên trước hết cần cho vào thùng phuy 2 lớp phòng ngừa rò rỉ một cách toàn diện, vừa làm mát vừa lưu trữ trong thời gian dài để làm giảm tương đối hoạt độ phóng xạ. Tiếp theo, đông cứng bằng thủy tinh borosilicat rồi cho vào khuôn thép không rỉ (cabinet), sau khi lưu trữ mát trong khoảng thời gian từ 30~50 năm thì bước cuối cùng thực hiện là chôn, xử

lý trong tầng đất sâu. (→thủy tinh hóa)

 

 

 

Nhiê n

L                                         T

ò                  liệu                 ái

 

đã

 

h                  qua

ạt

x

Chất thải

 

có tính

phón g

 

 

Th

ủy

 

 

 

tin h

 

 

Chất               T

rắn                  n

 

thủy tinh

Chất

 

 

 

rắn

 

 

 

thủy

 

 

Xử

lý tro

ng

 

lòn

 

 

 

1                 30

 

triệ              tấ

u                  n

30                                  30 m3                                                 thanh,

1~2

30 thanh, vài

 

 

Cách nghĩ cơ bản về biện pháp xử lý chất thải có tính

 

Thải phóng xạ rắn đưa trở về sau khi tái xử lý từ nước ngoài (returned solidified wastes from the overseas reprocessing    返還廃棄物)

 

Thải phóng xạ hoạt độ cao sinh ra do việc tái xử lý nhiên liệu đã sử dụng mà Công ty Điện lực Nhật Bản đã ủy thác cho công ty BNF của Anh và GOGEMA của Pháp lần lượt được gởi trở lại Nhật Bản. Đó là thải phóng xạ rắn đưa trở về sau khi tái xử lý từ nước ngoài. Được cho vào và đóng chặt trong thùng chứa có chắn ở dạng thể thủy tinh rắn.

 

Thẩm định cấp phép cơ sở hạt nhân (licensing review of nuclear facilities  安全審査)

 

Với sự hợp tác của các chuyên gia đầu ngành, các cấp có thẩm quyền tiến hành thẩm tra thiết kế bằng cách cuộc thẩm tra thực hiện nhằm xác nhận độ an toàn theo quy định của pháp luật trên cả hai phương diện khoa học và an toàn môi trường, cũng như xác nhận độ an toàn trong điều kiện vận hành thông thường và khi gặp sự cố. Bộ trưởng Bộ Công thương chịu trách

nhiệm thẩm tra nhà máy điện nguyên tử, Bộ trưởng Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học

 

 

 

và Kỹ thuật hoặc Bộ trưởng Bộ Đất đai, Cở sở hạ tầng, Giao thông vận tải và Du lịch chịu trách nhiệm thẩm tra các cơ sở loại khác. Quan trọng là Ủy ban an toàn năng lượng nguyên tử cần thực hiện thẩm tra an toàn lại lần thứ hai.

 

Thanh điều khiển (control rod  制御棒)

 

Được chế tạo bằng các vật liệu dễ hấp thụ nơtron như boron, cadmium, v.v… Thanh điều khiển có dạng hình trụ, tấm, v.v… có vai trò kiểm soát công suất của lò phản ứng. Khi các thanh điều khiển được thả xen hoàn toàn vào vùng các thanh nhiên liệu, thì rất nhiều nơtron bị hấp thụ và làm ngừng phản ứng phân hạch, từ đó có thể kiểm soát được công suất của lò phản ứng. Có nhiều loại thanh điều khiển như thanh điều khiển dạng thô, thanh điều khiển chính xác, thanh

an toàn, v.v… Nếu đưa thanh an toàn vào, lò phản ứng sẽ ngừng lại.

 

Thành phản xạ (reflector  反射材)

 

Để sử dụng nơtron sinh ra khi phân hạch hạt nhân bên trong lò phản ứng hạt nhân một cách kinh tế, thành phản xạ được sử dụng để tạo một lượng lớn nơtron tại bộ phận tâm lò, thành

phản xạ dễ phản xạ nơtron, làm bằng vật chất khó hấp thu, trả nơtron tại tâm lò sau khi phản xạ

với nơtron hướng ngoại. Vật chất này được gọi là thành phản xạ. Có các loại như berylium, than chì, zirconium, v.v…. Lò kiểm tra vật liệu (JMTR) sử dụng berylium kim loại và nước cũng đóng vai trò là thành phản xạ.

 

Thanh sát hạt nhân (safeguards 保障措置)

 

Là những phương pháp kỹ thuật được thực thi nhằm ngăn ngừa việc sử dụng vật chất hạt nhân chế tạo vũ khí hạt nhân. Theo Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT), giữa các quốc gia thành viên và IAEA cùng ký kết Hiệp ước Thanh sát hạt nhân, theo Hiệp ước này vật chất hạt nhân và cơ sở liên quan có trong quốc gia đó là những đối tượng được thực thi theo Hiệp ước này. Tại Nhật Bản, do có Quy chế Thanh sát hạt nhân nội bộ nên việc thanh sát hạt nhân của IAEA được thực thi thông qua việc giám sát các hoạt động dựa trên Quy chế Thanh sát hạt nhân nội bộ mà Chính phủ Nhật Bản đang thực thi. Các phương pháp kỹ thuật của thanh sát hạt nhân lấy việc quản lý đo lường vật chất hạt nhân làm cơ bản, cùng các phương pháp hổ trợ như đóng kín (niêm phong, v.v…) và quản lý (bằng camera hay tivi, v.v…). Sau đó quốc gia này và IAEA cùng xác nhận những chi chép quản lý đo lường này và thực hiện kiểm tra để xem xét tình trạng đóng kín/quản lý. Hơn nữa, các cơ sở hạt nhân sử dụng nhiên liệu hạt nhân phải gửi báo cáo về phương pháp thực hiện việc thanh sát hạt nhân và thiết kế cơ sở lên IAEA trước khi bắt đầu hoạt động, và cần thiết phải có sự đồng ý về phương pháp thực thi thanh sát hạt nhân. Việc kiểm tra cũng được thực thi trước khi cơ sở đi vào hoạt động hay khi vận chuyển số lượng lớn vật chất hạt nhân. Tại Nhật Bản có Trung tâm quản lý vật chất hạt nhân hoạt động với vai trò là tổ chức hỗ trợ nghiệp vụ thanh sát hạt nhân quốc gia, thực hiện xử lý thông tin liên quan đến vật chất hạt nhân hay hỗ trợ thanh tra và phát triển kỹ thuật thanh sát hạt nhân, hơn nữa trung tâm còn tiến hành kiểm tra, v.v… hệ thống bảo vệ thực thể (vật liệu và cơ sở hạt nhân).

 

 

 

Thanh tra (inspection  査察)

 

Các cơ sở năng lượng hạt nhân có lượng Chất làm nhiên liệu hạt nhân vượt hơn so với lượng quy định, sẽ bị Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) thanh tra. Thông qua việc thanh tra sẽ xác minh Chất làm nhiên liệu hạt nhân đang sử dụng có phục vụ ngoài mục đích hòa bình hay không. Khi thực hiện điều tra, sẽ thực hiện xác minh việc khai báo thông tin về lượng nguyên nhiên liệu đang sử dụng và tồn kho trong sổ sách có thống nhất và chính xác hay không, ở các niêm phong trên máy móc thiết bị và các camera giám sát có điều gì bất thường hay không.

 

Có các loại thanh tra như: thanh tra thông thường, thanh tra đặc biệt, thanh tra theo chỉ định.

 

Thiết bị cột bằng than hoạt tính (dùng để hấp thụ chất khí) (charcoal column unit  活性炭 式希ガスホールドアップ装置)

 

Than hoạt tính có tính năng hấp thụ các khí hiếm như krypton, xenon, v.v… và giữ lại trong một khoảng thời gian dài. Các thiết bị sử dụng tính năng này sẽ cho khí thải đi qua những ống dài chứa đầy than hoạt tính và làm giảm khả năng bức xạ do vật liệu phóng xạ bị giữ lại trong một thời gian dài trong ống này.

 

Thiết bị điều khiển từ xa chất phóng xạ  (magic-hand  マジックハンド)

 

Là dụng cụ làm cho vật liệu phóng xạ xoay chuyển, di động,v.v… bằng thao tác từ xa. Là một loại máy đảo phôi (manip), được sử dụng trong xà lim nóng, v.v…, nó được nghiên cứu để đạt được sự vận động gần giống như sự vận động tay hay ngón tay của người thao tác thông qua cơ cấu truyền động của dây điện, đòn bẩy và ròng rọc, v.v… truyền đến thiết bị như tay người từ xa. (tham khảo ảnh ở trang tiếp theo)

 

Thiết bị đo phóng xạ bên trong cơ thể (human counter  ヒューマンカウンタ) (→体外計 測法) (→Phương pháp đo lường bên ngoài cơ thể)

 

Thiết bị kiểm soát tay chân, quần áo (hand foot cloth monitor  ハンド・フット・クロスモ ニタ)l

 

Là thiết bị kiểm tra sự ô nhiễm bề mặt trên tay chân hay quần áo khi đi ra từ khu vực quản lý tia phóng xạ. Thiết bị có thể kiểm tra đồng thời độ ô nhiễm trên cả hai tay hai chân.

 

Thiết bị tái hợp    (recombiner  再結合器)

 

Khi nước làm mát của lò phản ứng được phân giải, bức xạ ở phần tâm lò sẽ tạo ra hydro và oxy. Nếu những khí này bị tồn trữ lâu sẽ có nguy cơ gây nổ, vì vậy cần có thiết bị tái hợp làm cho hydro trở lại trạng thái nước. Nhôm oxit được sử dụng làm chất xúc tác cho quá trình này.

 

Ở lò nước nhẹ, khi nhiệt độ của ống nhiên liệu vượt quá 1.000 độ C do sự cố mất nước làm

 

 

 

mát, hơi nước sẽ phản ứng với ống nhiên liệu và tạo ra một khối lượng lớn khí hydro. Vì vậy, máy tăng nhiệt được sử dụng như một thiết bị tái hợp, hoạt động nhằm mục đích ngăn ngừa phát nổ do sự tồn trữ của khí hydro này.

 

Thông báo đến cộng đồng khi có sự cố hạt nhân (public information in nuclear emergency

緊急時の住民への情報伝達)

 

Việc thông báo thông tin đến dân cư khi khẩn cấp cần được thực hiện một cách nhanh chóng và nhất quán để đảm bảo người dân hành động một cách trật tự, ngăn ngừa tình trạng hỗn loạn.

 

Vì thế, ở từng giai đoạn quan trọng ứng phó thảm họa, thông tin được truyền đạt thông qua

người có trách nhiệm do chính quyền địa phương chỉ định.

 

Nội dung truyền đạt cần thiết có thể khác nhau tùy theo từng đối tượng. Chỉ thị, truyền đạt, v.v… đối với người dân sống quanh vùng có cơ sở hạt nhân do thành phố, quận/huyện, phường/xã trực tiếp thực hiện như dùng đài phát thanh vô tuyến, hữu tuyến, dùng xe quảng cáo, v.v… lặp lại nhiều lần thông báo một cách ngắn gọn, dễ hiểu. Ngoài ra, với tàu bè, v.v… thì sử dụng điện thoại vô tuyến dùng cho ngành ngư nghiệp, hay kêu gọi sự giúp đỡ của lực

lượng gìn giữ an ninh trên biển, v.v…. Trường hợp muốn truyền đạt đến phạm vi rộng hơn, hay giải thích chi tiết thì Trụ sở chính ứng phó thảm họa của nhà nước, thành phố, quận/huyện, phường/xã có thể nhờ sự giúp đỡ của đài truyền hình, đài phát thanh.

 

Không chỉ dùng một cách mà phải phối hợp thực hiện nhiều cách với nhau khi truyền đạt thông tin.

 

Thông lượng nơtron  (neutron flux    中性子束密度 )

 

Là số lượng hạt nơtron đi qua tiết diện của các hạt nhân đó ứng với đơn vị thời gian (cm-2s-1).

 

Thori (Thorium トリウム)

 

Là kim loại màu xám bạc (mật độ 11,7), số nguyên tử 90, số hiệu nguyên tố Th, nóng chảy ở

1.7500C. Th232 là nguyên tố phóng xạ tự nhiên phân rã alpha, và sẽ phân rã beta và trở thành urani 233 có tính phân hạch khi hấp thu nơtron. Lò phản ứng nhân nơtron nhiệt dùng nhiên liệu hệ uran-thori cũng có khả năng tạo urani 233 có tính phân hạch này.

 

Thùng (thùng vận tải) hoặc (Container vận chuyển) (cask (transport vessel) キャスク(輸 送容器))

 

 

Là thùng vận chuyển dùng khi vận chuyển vật liệu phóng xạ. Vật liệu phóng xạ bao gồm từ nguồn nguyên liệu hạt nhân có độ phóng xạ thấp, nhiên liệu mới cho đến những vật chất có độ phóng xạ rất cao như nhiên liệu đã sử dụng, nên tiêu chuẩn kỹ thuật cần được xây dựng tương ứng với tính chất của  từng loại chất đựng trong thùng. Độ phóng xạ của chất đựng trong thùng được phân thành 4 loại theo thứ tự từ yếu đến mạnh là Loại L, Loại IP, Loại A, Loại B. Loại IP

 

 

 

gồm có loại IP-1, IP-2, IP-3. Ngoài ra, Loại B gồm có loại BM, BU. Thùng được trang bị chức năng che chắn tia phóng xạ, độ kín, chức năng làm lạnh và độ bền cấu tạo, độ an toàn giới hạn và được chứng nhận đánh giá an toàn theo tiêu chuẩn quốc tế.

 

 

 

Thùng chứa (containment vessel  格納容器)  (→原子炉格納容器) (→ thùng chứa lò phản

ứng)

 

 

 

Thùng chứa lò phản ứng    (reactor containment vessel    原子炉格納容器)

 

Là thùng chứa thiết bị năng lượng nguyên tử quan trọng như lò phản ứng và hệ thống làm mát. Thùng lò phản ứng có tính chất kín khí và chịu được áp lực cao, được thiết kế với mục đích đóng kín không cho chất phóng xạ rò rỉ ra khỏi lò phản ứng khi xảy ra sự cố năng lượng hạt nhân. Thường được làm bằng thép nhưng gần đây những sản phẩm bằng bê-tông cũng được sử dụng.

 

(→Lò áp lực, Lò nước sôi)

 

Thùng lò phản ứng (reactor pressure vessel   原子炉圧力容器)

 

Là thùng thép chắc chắn chứa vùng hoạt của lò phản ứng hạt nhân. Ở lò nước nhẹ, phần bên trong gồm có nguyên liệu hạt nhân, thanh điều khiển, chất làm mát sơ cấp (nước nhẹ), khi vận hành nhiệt độ và áp lực bên trong lò sẽ trở nên rất cao. Thùng này tiếp xúc với bên ngoài bằng một ống to và chắc chắn. Thùng lò được chứa bên trong thùng chứa. (→Thùng chứa lò phản ứng)

 

Thùng vận tải (transport vessel  輸送容器)

 

Thuốc ổn định iot (thuốc dùng đồng vị iot bền) (stable iodine pill  ヨウ素剤)

 

Từ sự cố phát sinh tai nạn nhà máy phát điện nguyên tử, thuốc ổn định iot (thuốc dùng đồng vị iot bền) được phân phát trong trường hợp người dân sinh sống ở khu vực lân cận có nguy cơ hít vào lượng lớn nguyên tố iodine phóng xạ. Thuốc ổn định iot (thuốc dùng đồng vị iot bền) là

hợp chất hóa học (potassium iodide) của nguyên tố iodine ổn định (nguyên tố iodine thông thường không có tính phóng xạ), thuốc này có tác dụng giữ nguyên tố iodine không phát ra tia phóng xạ tập trung tại tuyến giáp.

 

Nhằm cố dịnh dung lượng đối với nguyên tố iodine của tuyến giáp, giúp giới hạn lượng iodine phóng xạ ở một lượng nhỏ ngay cả trong trường hợp bị hấp thụ nguyên tố iodine phóng xạ vào cơ thể. Ngoài ra, ngay cả sau khi đã hấp thụ nguyên tố iodine phóng xạ, nếu được uống thuốc ổn định iot (thuốc dùng đồng vị iot bền) trong vòng một vài giờ thì vẫn có hiệu quả trong việc giúp thải ra nguyên tố iodine phóng xạ. Chính quyền địa phương tại nơi xảy ra sự cố phải

 

 

 

chuẩn bị thuốc ổn định iot (thuốc dùng đồng vị iot bền) và cho người dân uống theo chỉ thị của

Hội sở ứng phó thảm họa trong trường hợp xấu nhất.

 

Thủy tinh hóa (vitrification ガラス固化)

 

Là một trong những phương pháp xử lý thải phóng xạ hoạt độ cao và thường được sử dụng trong thực tế. Pha trộn nguyên liệu thủy tinh với dung dịch thải có tính phóng xạ cao tạo thủy tinh nóng chảy ở nhiệt độ trên 1.000oC. Rót thủy tinh vào bình đựng hình trụ tròn bằng thép không gỉ gọi là khuôn canister, đông cứng lại sẽ trở thành thủy tinh đông cứng. Về mặt hóa học thủy tinh rất ổn định nên có tác dụng nhốt chặt chất thải phóng xạ trong thời gian dài. Ở giai đoạn hiện nay, đây là kỹ thuật thích hợp nhất để xử lý các chất thải phóng xạ cao. Thể tích thủy tinh đông cứng sinh ra tương ứng với 1 tấn nhiên liệu sử dụng là khoảng từ 100 – 150 lít.

 

Tia alpha (alpha ray  アルフア線 (α 線))

 

Là các hạt mang điện tích dương được tạo thành bởi 2 proton và 2 nơtron sinh ra do sự phân rã hạt nhân nguyên tử. Chúng giống với các hạt của hạt nhân nguyên tử Heli. Khả năng đâm xuyên của tia Alpha rất yếu, trong không khí chỉ truyền được khoảng vài cm và có thể bị chặn lại bằng một tờ giấy mỏng. Tuy nhiên, do tác dụng ion hóa của nó rất mạnh, nên mức độ ảnh hưởng phóng xạ bên trong cơ thể là rất lớn (gấp khoảng 20 lần tia gama) một khi vật chất có tính phóng xạ tạo ra tia alpha thẩm thấu vào bên trong cơ thể.

 

Các nguyên tố như radium, randon, plutonium, v.v…. giải phóng tia alpha. (Phân trã alpha từ radium 226, tham khảo hình vẽ dưới đây)

Tia beta (β) (beta ray     ベータ線(β 線))

 

Tia beta là nguyên tử tốc độ cao được phóng ra từ hạt nhân nguyên tử do sự phân hủy của hạt nhân nguyên tử, có cả thành phần có sự tích điện – (tia β) và thành phần của điện tử có sự nạp điện + (gọi là điện tử dương, pozitron) (tia β+). Lực thấm qua thì mạnh hơn tia alpha. Tùy theo loại hạt nhân tia beta phóng ra mà có sự chênh lệch năng lượng của tia beta. Nói chung là dừng tại ở khoảng vài mm nhôm hay plastic. Mặt khác trong trường hợp của phơi nhiễm bên trong, tác động gây ra trên cơ thể con người là lớn hơn tia gama nhưng không lớn giống như tia alpha.

 

Tia gama (gamma ray ガンマ線(γ 線))

 

Là một trong các tia phóng xạ phóng ra từ hạt nhân nguyên tử. Với tính chất không ổn định, trong nhiều trường hợp sau khi phân rã phóng xạ, giải phóng tia alpha và tia beta, các hạt nhân nguyên tử này tiếp tục phát ra sóng điện từ để đạt mức ổn định hơn. Sóng điện từ phát ra khi này là tia gama. Tia gama là tia được sinh ra trong quá trình chuyển đổi hạt nhân nguyên tử từ

trạng thái không ổn định sang trạng thái ổn định, có tính chất giống như tia X. Tác dụng điện từ của tia gama gây ảnh hưởng đến sinh vật lớn hơn so với tia alpha và tia beta ở khả năng đâm xuyên nên cần che chắn bằng bê-tông hay lớp chì dày. Cobalt 60, Cesium 137, v.v… phóng ra

 

 

 

tia gama. (→ tia X, các loại bức xạ, phân rã)

 

Tia vũ trụ (cosmic ray 宇宙線)

 

Là các tia phóng xạ có năng lượng cao phóng vào trái đất từ không gian. Trong tia vũ trụ sơ cấp có khoảng 87% là hạt proton, 12% là helium ion, còn lại là các hạt nặng. Khi tia vũ trụ sơ cấp này xuyên qua khí quyển nó sẽ phản ứng với các hạt nhân nguyên tử của ôxy, nitơ, cacbon, v.v… trong không khí tạo ra tia vũ trụ thứ cấp như là electron năng lượng cao, photon và nơtron, v.v…. Ngoài ra nó còn phản ứng nguyên tử với các vật chất có trong không khí và tạo ra vật liệu phóng xạ (ví dụ như triti, cacbon 14 và berili 7, v.v…).

 

Bình quân 1 năm mặt nước biển nhận khoảng 0,35 mSv tia phóng xạ từ tia vũ trụ. Lượng bức xạ nhận được từ tia vũ trụ tăng theo độ cao.

 

Tia X (X ray エックス(X)線)

 

Các hạt electron bên ngoài của hạt nhân nguyên tử khi ở trạng thái không ổn định tạm thời (trạng thái kích thích), sẽ gây ra bức xạ và chuyển sang trạng thái ổn định. Bức xạ phát ra tại thời điểm đó có hình dạng chữ X nên được gọi là tia X. Ngoài ra, khi các electron tốc độ cao va chạm với các nguyên tử sẽ tạo ra tia X và ngưng chuyển động. Vì vậy tia X này được gọi là tia X hãm tốc. Cách làm phát sinh tia X này khác với phương pháp làm phát sinh tia gama từ bên trong hạt nhân nguyên tử. Tuy nhiên, chúng là những sóng điện từ có cùng một tính chất.

 

Vì tia X được sử dụng cho việc chẩn đoán ở bệnh viện là tia X hãm tốc, có năng lượng thấp hơn so với tia gama nên khả năng xâm nhập thấp hơn. Việc sử dụng tia X để chụp X quang có thể cho chúng ta thấy rõ hình ảnh của xương và cơ bắp trong cơ thể người. (-> tia gama)

dịch văn bản  vật lý hạt nhân

 

Tiết diện phản ứng (cross section 断面積)

 

Là hằng số thể hiện mức độ dễ gây ra phản ứng của phản ứng hạt nhân. Đơn vị là b (barn), 1b =

10-24cm2 .

 

Tiêu chí đánh giá theo tiêu chuẩn quốc tế cấp độ tai nạn ở nhà máy điện hạt nhân

 

 

 

 

 

 

Ví dụ

 

tham

Cấp độ Tiêu chuẩn

 

 

 

Tiêu chuẩn 1 :

 

Ảnh hưởng bên ngoài

Tiêu chuẩn 2 :

 

Ảnh hưởng bên trong

Tiêu chuẩn 3: Suy giảm

phòng vệ chiều

sâu

khảo
 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Sự

 

 

 

 

 

 

cố

7

 

Tai nạn

 

Rất nghiêm

 

trọng

 

 

Chất phóng xạ rò rỉ ra bên ngoài nghiêm trọng. Chất phóng xạ rò rỉ ra bên ngoài tương đương khoảng vài chục nghìn Terra becquerel

Lò phản

ứng số 4 cùa nhà máy phát điện hạt nhân Chernobyl

 

(năm

1986)

6

 

Tai nạn Nghiêm trọng

Là tai nạn lớn.

Chất phóng xạ rò rỉ ra bên ngoài khá nhiều. Chất phóng xạ rò rỉ ra bên ngoài tương đương khoảng vài nghìn đến vài chục nghìn Terra becquerel

 

 

 

5

 

Tai nạn đi

 

cùng với

 

ảnh hưởng ra bên

ngoài

Một lượng

tương đối chất phóng xạ rò rỉ ra bên ngoài . Tâm lò phản ứng và tường chắn bức xạ bị phá hỏng nghiêm trọng

 

 

Lõi lò phản ứng bị tổn hại nghiêm trọng

Lò phản

ứng số 2 cùa nhà máy phát điện hạt nhân Three- Mile Island

 

(năm

1979)

4

 

Tai nạn Không đi cùng với ảnh hưởng đáng kể ra bên ngoài

Một lượng

nhỏ chất phóng xạ rò rỉ ra bên ngoài . Mức độ phơi nhiễm khoảng vài mSv   đối với cá nhân trong cộng đồng

 

 

Lõi lò phản ứng bị tổn hại khá nghiêm trọng / Lượng nhiễm xạ gây chết

nhân viên bên trong

cơ sở

Sự cố nhà

máy điện hạt nhân Saint Laurent(n ăm 1980)

 

Nhà máy chế tạo nguyên liệu Tokai- Mura (năm

1999)

 

 

 

Hiện

 

tượng bất thường

3

 

Sự cố nghiêm trọng

Một lượng rất

nhỏ chất phóng xạ rò rỉ ra bên ngoài . Mức độ phơi nhiễm khoảng vài mSv   đối với cá nhân trong cộng đồng

Bên trong bị ô

nhiễm nghiêm trọng bởi chất phóng xạ / lượng phơi nhiễm ở mức gây ra các ảnh hưởng cấp tính

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Mất phòng vệ

chiều sâu

Sự cố

cháy nổ các thiết bị xử lý làm cứng nhựa đường

 

( năm

1997)

 

Sự cố nhà máy điện hạt nhân Van de los

 

(năm

1989)

2.

 

Hiện tượng bật thường

Bên trong bị ô

nhiễm khá nghiêm trọng bởi chất phóng xạ / lượng phơi nhiễm vượt quá  mức giới hạn cho phép trong một năm theo quy định

 

 

 

 

 

 

 

Phòng vệ chiều sâu bị suy yếu

Sự cố ở

lò phản ứng số 3 nhà máy điện hạt nhân Leningrad

 

(năm

1992)

 

Sự cố vỡ ống truyền ở lò phản ứng số 2 của nhà máy điện Quang Tây(năm

1991)

 

 

Tiêu chuẩn phóng thích vật liệu phóng xạ (Tiêu chuẩn quản lý rò rỉ phóng xạ)  (criteria for release of radioactive materials  放出管理基準)

 

Để liều lượng tiếp nhận của người dân xung quanh cơ sở năng lượng nguyên tử, v.v… không vượt quá giá trị liều lượng mục tiêu đối với con người, phải quy định giá trị mục tiêu của lượng phóng ra từ các cơ sở của vật liệu phóng xạ và giá trị giới hạn, sau đó thực hiện quản lý vận hành. Giá trị này còn được gọi là giá trị tiêu chuẩn phóng ra. Thông thường các quy định về

bảo an thường được quy định trong quy định nội bộ. (→ Quy định bảo an)

 

Tiêu chuẩn quản lý an toàn bức xạ môi trường (criteria for environmental radiation protection 環境管理基準)

 

Là tiêu chuẩn được quy định nhằm thực hiện một cách hiệu quả việc quản lý tia phóng xạ, bao gồm tiêu chuẩn quản lý môi trường làm việc và tiêu chuẩn quản lý môi trường quanh cơ sở hạt nhân.

 

Tiêu chuẩn quản lý môi trường làm việc quy định các tiêu chuẩn về liều lượng tương đương trong khu vực quản lý, mật độ bề mặt, giới hạn trên của nồng độ năng lượng phóng xạ trong không khí, phương pháp thực hiện trong khu vực quản lý, biện pháp bảo hộ, v.v… sao cho người làm việc trong môi trường phóng xạ không phải chịu tia phóng xạ trên mức giới hạn cho phép. Vì thế trong khu vực quản lý phải thực hiện giám sát bức xạ cá nhân cùng giám sát môi trường làm việc.

 

Tiêu chuẩn quản lý môi trường xung quanh thực hiện quản lý để liều lượng phóng xạ và nồng độ năng lượng phóng xạ trong không khí, v.v… theo giới hạn liều lượng phóng xạ và giá trị tiêu chuẩn phóng xạ chung không vượt quá các giá trị này.

 

Tính an toàn sẵn có    (inherent safety   固有の安全性)  (→自己制御性)(→Hệ thống tự điều chỉnh)

 

Tính chất của tia bức xạ (properties of radiations  放射線の性質)

 

Tính chất chung của tia phóng xạ bao gồm hiệu ứng ion hóa, tác dụng huỳnh quang, tác dụng chiếu ảnh, khả năng đâm xuyên, v.v…, tuy nhiên độ mạnh yếu của các loại bức xạ khác nhau tùy theo chủng loại, năng lượng của tia phóng xạ. Các tính chất này được ứng dụng trong quan trắc và sử dụng tia phóng xạ.

 

Hiệu ứng ion hóa là hiện tượng năng lượng của tia phóng xạ xảy ra khi tác dụng lên electron trong nguyên tử. Nguyên tử tạo thành vật chất có các electron mang điện tích dương, và âm

 

 

 

duy trì trạng thái trung tính về điện tích, tuy nhiên khi electron bị búng ra do năng lượng của tia phóng xạ thì electron mang điện tích âm sẽ bị văng ra ngoài, do đó sẽ chỉ còn lại nguyên tử mang điện tích dương (ion dương). Ngoài ra, khi thêm electron vào sẽ tạo thành nguyên tử mang điện tích âm (ion âm). Hiện tượng này được gọi là điện ly hay là ion hóa. Cứ như thế, tác dụng tạo ion của tia phóng xạ được gọi chung là hiệu ứng ion hóa.

 

Ngoài ra, khi năng lượng của tia phóng xạ ảnh hưởng đến nguyên tử thì sẽ không có hiện tượng biến đổi thành hạt nhân nguyên tử mà trạng thái năng lượng của electron sẽ tăng cao và trở nên bất ổn định. Đây là hiện tượng được gọi là sự kích từ. Nguyên tử sẽ ở trạng thái kích động nhất thời nhưng nếu năng lượng kích từ được phóng ra dưới dạng sóng điện từ (tia X hay ánh sáng) thì electron sẽ quay trở lại trạng thái ổn định ban đầu.

 

Tác dụng huỳnh quang là tác dụng phát sáng khi các vật chất đã định như là plastic hay chất lỏng, v.v… bao gồm kẽm sunfua, sodium iodide, vật chất huỳnh quang va chạm với tia phóng xạ, khi đó electron sẽ hấp thu năng lượng của tia phóng xạ và được kích từ quay trở lại trạng thái ban đầu.

 

Tác dụng chiếu ảnh là hiện tượng hắc hóa kết tinh của nguyên liệu cảm quang trên bộ phận va chạm với tia phóng xạ, xảy ra khi tia phóng xạ gặp chất cảm quang của hình ảnh và biến đổi

tính chất hóa học của chất cảm quang. Tác dụng chiếu ảnh là mấu chốt giúp phát hiện tia phóng xạ. Hiện tại, tác dụng này đang được sử dụng cho liều kế dùng phim.

 

Khả năng đâm xuyên thì càng nhỏ khi tác dụng của vật chất đối tượng va chạm với tia phóng xạ càng lớn, và càng lớn khi tác dụng của vật chất đối tượng càng nhỏ. Do các tác dụng như trên mà tia phóng xạ bị tiêu hao năng lượng và trở nên yếu đi. Các vật chất có tia phóng xạ như thế này được quy định tùy theo các loại bức xạ và năng lượng, không phân biệt là bức xạ tự nhiên hay bức xạ nhân tạo.

 

Quán tính

 

và Tác

Loại

 

 

 

 

Bản chất

 

 

 

 

Số khối

 

 

 

 

Điện tích

 

 

Tác dụng chiếu ảnh

Tác

dụng huỳn h quan g

 

Hiệu ứng ion hóa

 

Khả năng đâm xuyên

 

Tia alpha (tia

α)

Hạt nhân nguyên tử helium  

 

4

Điện tích

dương

 

2

 

 

Lớn

 

 

Lớn

 

 

Lớn

 

 

Nhỏ

 

Tia beta (tia

β)

 

Electron

 

1

2.000

 

Điện tích âm

 

Trung bình

Trun

g bình

 

Trung bình

 

Trung bình

 

 

 

Tia gama

 

Tia X

Sóng điện từ  

không

 

không

 

Nhỏ

 

Nhỏ

 

Nhỏ

 

Lớn

 

Nơtron

 

1

 

không

 

Nhỏ

 

Nhỏ

 

Nhỏ

 

Lớn

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế/Cơ quan Năng lượng Hạt nhân (OECD/NEA  経済

協力開発機構・原子力機関)

 

Được thành lập với tên gọi OECD/ENEA (Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế/Cơ quan năng lượng nguyên tử châu Âu) vào năm 1957. Năm 1972 cả các quốc gia ngoài phạm vi Châu Âu cũng tham gia và phát triển thành tổ chức như hiện nay. IAEA (Cơ quan Năng lượng Nguyên

tử Quốc tế) đã ký thỏa thuận hợp tác với CEC (Ủy ban cộng đồng các quốc gia châu Âu) nhằm thúc đẩy hợp tác quốc tế, hỗ trợ quốc tế, phát triển kỹ thuật, dịch vụ thông tin, v.v… theo tiêu chí năng lượng hạt nhân đóng góp cho sự phát triển kinh tế. Euro Mick (công ty tái chế của châu Âu) và Harden Project (nghiên cứu thí nghiệm nhiên liệu hạt nhân) là liên doanh của OECD/NEA, và hiện đang hỗ trợ 6 dự án quốc tế như an toàn lò phản ứng hạt nhân, xử lý chất thải, tẩy xạ và tháo dỡ, xử lý khử chất phóng xạ/phân ly các loại hạt nhân, v.v…. Có 27 quốc gia liên minh tham gia tổ chức này, ngoài các quốc gia Châu Âu còn có các quốc gia phát triển khác như Nhật, Mỹ, Canada, Australia, v.v.…

 

Tới hạn (criticality 臨界)

 

Là trạng thái khi tập trung lượng (lượng tới hạn) mang Chất làm nhiên liệu hạt nhân giúp phản ứng dây chuyền do phân hạch hạt nhân vẫn có thể duy trì dù không có bức xạ nơtron từ bên ngoài. Kéo thanh điều khiển sau khi nạp nhiên liệu mới vào lò phản ứng hạt nhânsẽ tạo ra phản ứng dây chuyền hạt nhân, tuy nhiên trạng thái phản ứng dây chuyền diễn ra liên tục mặc dù đã bỏ nguồn nơtron trong lò phản ứng gọi là “lò phản ứng đã đạt đến tới hạn”.

 

Trạm quan trắc (monitoring station  モニタリングステーション)

 

Là các địa điểm quan trắc tia phóng xạ không người được bố trí xung quanh cơ sở năng lượng hạt nhân nhằm giám sát môi trường. Đo lường các yếu tố như nồng độ vật liệu phóng xạ trong không khí, tỷ lệ liều lượng không gian hay liều lượng tích trữ, v.v…. (→ Khảo sát điểm cố định)

 

(ion exchange  イオン交換)

 

Là hiện tượng ion có trong pha lỏng đổi chỗ với ion có trong vật thể trao đổi ion. Có 2 loại trao đổi ion là trao đổi ion dương và trao đổi ion âm. Phương pháp trao đổi ion là một quá trình gồm các phản ứng hóa học đổi chổ  được thực hiện giữa các ion hòa tan trong thể lỏng, v.v… và các ion không hòa tan trong nhựa trao đổi ion, v.v…. Phương pháp này được sử dụng nhằm hấp thụ

 

 

 

các ion trong vật chất có tính phóng xạ trong pha lỏng và triệt tiêu các ion trong vật thể trao đổi ion. Quá trình trao đổi ion này được tận dụng để tinh chế/lọc nước làm mát trong lò phản ứng hạt nhân và làm sạch nước thải có tính phóng xạ, v.v….

 

Nhựa trao đổi ion hữu cơ với thành phần chính là sterol thường được sử dụng nhiều trong các vật thể trao đổi ion. Các khoáng chất xốp, nhẹ như đất sét, khoáng sét bentonit, vecmiculit, v.v… cũng có tác dụng trao đổi ion.

 

Triti (Tritium トリチウム(三重水素))

 

Là đồng vị phóng xạ của nguyên tố hydrogen tạo thành từ hạt nhân nguyên tử có 1 proton, 2 nơtron, ký hiệu là H3 nhưng thường được dùng với ký hiệu là T. Triti cũng được tạo ra bằng việc gây bức xạ deuterium (D) hoặc gây ra phân hạch hạt nhân bên trong lò phản ứng. Những chất như litium, v.v… khi cho phản ứng hạt nhân với nơtron cũng tạo ra triti. Triti sinh ra từ

bức xạ vũ trụ nên cũng tồn tại trong thế giới tự nhiên. Triti có chu kỳ bán rã 12 năm, giải phóng tia beta rất yếu và phần lớn khuếch tán trong tự nhiên dưới dạng nước. Triti có trong nước thải, khí thải của các lò phản ứng hạt nhân hay cơ sở tái xử lý, v.v…. Phản ứng tổng hợp hạt nhân của deuterium và triti là phản ứng tổng hợp hạt nhân dễ xảy ra nhất. (→ Đồng vị, Máy Tokamak)

 

Triti (Đồng vị nặng của Hidro) ( tritium  三重水素 ) (→トリチウム)(→TRITIUM)

 

Trú ẩn trong tòa nhà đúc bê tông (sheltering in a cocrete building コンクリート屋内退避)

(→indoor sheltering)   屋内退避) (→Che chắn)

Trụ sở chính ứng phó thảm họa (headquarters of disaster prevention 災害対策本部 ) Là tổ chức đưa ra các quyết định và thực thi các đối sách ngăn ngừa và giải quyết trong

trường hợp phát sinh sự cố tại các cơ sở năng lượng hạt nhân và gây ra tình trạng khẩn cấp liên quan đến năng lượng nguyên tử (trường hợp ở Nhật). Các trụ sở ứng phó thảm họa được thành lập trên khắp các tỉnh thành, quận huyện, phường xã, cùng liên kết với nhau để thực thi hoạt động ứng phó thảm họa. Ở cấp quốc gia, thủ tướng chính phủ với tư cách là người đứng đầu trụ sở chính, có nhiệm vụ tuyên bố tình trạng khẩn cấp về năng lượng hạt nhân và đưa ra các đối sách ứng phó thảm họa năng lượng hạt nhân. Ở các tỉnh thành, quận huyện, phường xã, công

tác ứng phó thảm họa sẽ do người đứng đầu ở tỉnh, quận huyện, phường xã chỉ đạo thực hiện thông qua việc chỉ đạo các nhân viên của các tổ chức có liên quan, cảnh sát, nhân viên cứu hỏa, v.v… thực hiện các hoạt động cần thiết. (→Hệ đối phó khẩn cấp)

 

Trung tâm bên ngoài cơ sở hạt nhân (off site center  オフサイトセンター)

 

Là “cơ quan phản ứng nhanh ứng cứu các trường hợp khẩn cấp” được bố trí gần với các cơ sở hạt nhân trên toàn quốc (Nhật) theo  Luật về các biện pháp ứng phó đặc biệt đối với thảm họa năng lượng nguyên tử.

 

 

 

Khi phát sinh tình trạng khẩn cấp, trung tâm bên ngoài cơ sở hạt nhânsẽ là nơi tổ chức Hội nghị thống nhất biện pháp đối với thảm họa năng lượng nguyên tử, tại đây quốc gia, chính quyền địa phương, các doanh nghiệp sẽ cùng gặp nhau, chia sẻ thông tin liên quan, thống nhất nhận định của các bên, từ đó đưa ra các biện pháp một cách nhanh chóng và chính xác. Trung tâm được quy định về các điều kiện về cơ sở vật theo sắc lệnh của cơ quan có thẩm quyền như không

cách địa điểm hoạt động của cơ sở hạt nhân quá 20 km, đảm bảo phương tiện giao thông cần thiết khi triệu tập các bên có liên quan (máy bay trực thăng, v.v…), trang bị đầy đủ cơ sở vật chất thông tin liên lạc (hệ thống họp hội nghị truyền hình, v.v…), trang bị phòng chuyên môn ngăn ngừa thảm họa hạt nhân, có những thiết bị lưu trữ và bảo quản tài liệu liên quan cần thiết, v.v….

 

Tỷ lệ hoạt động theo thời gian     (availability factor    時間稼働率)

 

Tỷ lệ liều chiếu xạ (suất liều chiếu) (exposure rate 照射線量率) (→放射線の単位) (→ Đơn vị bức xạ)

 

Tỷ lệ liều lượng (suất liều)  (dose rate  線量率)

 

Là liều bức xạ tương ứng với đơn vị thời gian. Lượng bức xạ bị hấp thụ được gọi là tỷ lệ liều hấp thụ. Những đơn vị hiện tại đang được sử dụng như là Gray / giờ (Gy/h), Micro gray / giờ (μGy/h), v.v… Các đơn vị được sử dụng khi đo lường bức xạ theo vị trí là Sievert / giờ (Sy/h), Milisievert / giờ (mSv/h), v.v…

 

Tỷ lệ sử dụng thiết bị (hệ số sử dụng) (capacity factor (utilization factor)   設備利用率) (→

稼働率)(→ Tỷ lệ hoạt động)

 

Tỷ số đồng vị (Isotopic ratio  同位体比)    (→同位体、質量数)(→ Đồng vị, số khối)

 

Tỷ suất vận hành   (availability factor  稼働率)

 

Là giá trị thể hiện công suất vận hành thực tế của nhà máy phát điện nguyên tử, bao gồm tỷ lệ

hoạt động theo thời gian và tỷ lệ sử dụng thiết bị.

 

Tỷ lệ hoạt động theo thời gian thể hiện tỷ lệ phần trăm trên thời gian hoạt động trong thời gian

1 năm (8,760 tiếng) của nhà máy phát điện.

 

Tỷ lệ sử dụng thiết bị là tỷ lệ lượng điện năng được phát ra trên thực tế với công suất quy định của nhà máy phát điện x 8.670 tiếng. Tỷ lệ sử dụng thiết bị cần phải đạt khoảng 70% theo kết quả kiểm tra định kỳ.

 

Urani (uranium ウラン)

 

Là nguyên tố cuối cùng trong các nguyên tố có trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học có trong tự nhiên. Ký hiệu là U, số nguyên tử là 92. Urani tự nhiên trong kim loại có màu bạc

 

 

 

trắng, là kim loại nặng có tỷ trọng 18,8 và có điểm nóng chảy là 1,133. Urani tự nhiên được tạo thành từ 3 đồng vị phóng xạ do tia alpha tạo ra là urani 238 (99,275%), 235 (0,720%), 234 (0,005%). Vì urani 235 dễ hấp thu nơtron nhiệt và gây ra phân hạch hạt nhân nên được sử dụng làm nhiên liệu cho lò phản ứng hạt nhân. Urani 238 hấp thụ nơtron trở thành plutonium 239 có thể sử dụng làm nhiên liệu hạt nhân.

 

Urani 233 không tồn tại trong tự nhiên, nhưng có thể tạo ra bằng cách cho thori 232 hấp thụ nơtron. Vì urani 233 dễ hấp thu nơtron nhiệt và gây ra phân hạch hạt nhân nên có thể sử dụng làm nhiên liệu hạt nhân. Ngoài ra, có thể nhân số lượng lên khi sử dụng nơtron nhiệt vào giai đoàn này. Tuy nhiên, so với urani 235 và plutonium 239, urani 233 có nhiều bức xạ gama hơn, vì vậy cần chú ý phơi nhiễm bức xạ khi sử dụng.

dịch sách  vật lý hạt nhân

 

Urani đioxit (Uranium dioxide 二酸化ウラン)

 

Là oxit của urani, UO2. Các viên nhiên liệu được ép tạo hình từ Urani đioxit dạng bột rồi nung cứng bằng nhiệt độ cao được sử dụng làm nhiên liệu cho lò nước nhẹ. (→ Nhiên liệu hạt nhân)

 

Urani hexaflorua (UF6) (uranium hexafluoride  六フッ化ウラン(UF6))

 

Là một loại flouride của urani ở thể rắn, màu trắng tại nhiệt độ 200C. Urani hexaflorua chuyển thành thể lỏng không màu ở áp suất không khí 1,5, nhiệt độ 640C. Sử dụng thể khí của urani hexaflorua khi làm giàu urani bằng phương pháp khuếch tán hoặc phương pháp tách ly tâm. Nó không phản ứng với oxygen và không khí khô nhưng có phản ứng với một ít nước có trong hơi ẩm và tạo thành hydrogen fluoride. Hydrogen fluoride có tính ăn mòn rất mạnh nên việc ngăn ngừa hơi ẩm cho thùng chứa urani hexaforua (bombe) hay các thiết bị thao tác là rất quan trọng. (→ Làm giàu uranium)

 

Uranium nghèo   (depleted urani   減損ウラン)

 

Khi tái xử lý nhiên liệu đã qua sử dụng thì thu được urani có tỷ lệ urani 235 thấp hơn urani thuần chất trước khi sử dụng. Đây gọi là uranium nghèo. Uranium nghèo được hình thành khi thực hiện làm giàu đồng vị urani, có tỷ lệ urani 235 thấp hơn urani thiên nhiên khoảng 0.7%, nhưng uranium nghèo lại có tỷ lệ urani 235 cao hơn urani thiên nhiên khoảng từ 1~0.8%. (→uranium nghèo)

 

Uranium nghèo (depleted uranium 劣化ウラン)

 

Làm giàu uranium từ nguyên liệu urani tự nhiên đã qua sử dụng sẽ tạo thành urani tự nhiên có hàm lượng thấp hơn urani 235 bên cạnh urani có hàm lượng cao hơn (uranium giàu) hàm lượng của urani 235 (khoảng 0,7%) ở giai đoạn đầu. Đó là uranium nghèo. Trong làm giàu uranium, do lợi nhuận đem lại khi hàm lượng urani 235 nguyên liệu dưới 0,3% – 0,2% thấp nên thường không được sử dụng. Lúc này urani đó được gọi là nồnhg độ chất thải. (→ Uranium nghèo)

 

 

 

Uranium thiên nhiên   (Natural uranium 天然ウラン)

 

Là urani được hòa trộn từ urani 235 và urani 238 với tỷ lệ giữ nguyên trong thiên nhiên (khoảng 0,7% urani 235, khoảng 99,3% còn lại là urani 238). Trong trường hợp lò phản ứng hạt nhân lấy nhiên liệu là urani thiên nhiên thì nước nặng hoặc graphite sẽ được sử dụng làm chất làm chậm. (→ Urani)

 

y ban an toàn bức xạ quốc tế (ICRP) (nuclear safety commission 原子力安全委員会)

 

(Ở Nhật) Là ủy ban phụ trách chuyên môn về cơ chế an toàn trong sử dụng năng lượng nguyên tử kể từ khi thực hiện sửa đổi bổ sung một phần Luật cơ bản về năng lượng nguyên tử, được thành lập vào năm 1978. Ủy ban thực hiện tái kiểm tra (ダブルチェック) thẩm tra an toàn, quy chế an toàn, v.v… do các cơ quan hành chính thực hiện, có thẩm quyền tổ chức những

buổi lắng nghe ý kiến công khai, ngoài ra, ủy ban còn có quyền yêu cầu báo cáo các nội dung quan trọng đến các cơ quan hành chính dựa trên quy chế an toàn và thực hiện đánh giá một cách thống nhất. Ủy ban gồm 5 người do Bộ trưởng bổ nhiệm với sự đồng ý của Quốc hội.

 

y ban Bảo vệ Bức xạ Quốc tế (ICRP) (International Commission on Radiological

Protection  国際放射線防護委員会)

 

Là ủy ban chuyên môn hóa cao mang tầm cỡ quốc tế  (tổ chức phi chính phủ) được thành lập năm 1950 trên cơ sở kế thừa từ Ủy ban quốc tế về an toàn tia X・radium được thành lập và hoạt động từ năm 1928. Từ năm 1956, tổ chức này đã đưa ra những khuyến cáo về các tiêu chuẩn mang tính quốc tế liên quan đến an toàn bức xạ. Những khuyến cáo cơ bản đầu tiên nhất được đưa ra vào năm 1958 (Publication 1) và gần đây nhất là năm 1990 (Publication 60).

 

Những khuyến cáo này không mang tính chất ép buộc, nhưng có ảnh hưởng lớn đối với các quy định có trong luật pháp của các quốc gia và các tổ chức quốc tế. Các hoạt động về an toàn bức xạ hạt nhân trên toàn thế giới đều được thực hiện dựa trên các khuyến cáo của ICRP. Cả những tiêu chuẩn an toàn bức xạ của Nhật cũng được thiết lập và áp dụng dựa trên sự tham khảo và nghiên cứu các khuyến cáo của ICRP.

 

y ban Khoa học Liên hiệp quốc về ảnh hưởng của phóng xạ nguyên tử (UNSCEAR  国連 科学委員会)

 

Là ủy ban điều tra ảnh hưởng của tia phóng xạ được thành lập vào năm 1955 dựa trên nghị

quyết của Đại hội đồng Liên hợp quốc. Ban đầu ủy ban này thực hiện điều tra những ảnh

hưởng của các phân tử phóng xạ rơi xuống mặt đất từ các vụ thử bom nguyên tử đến cơ thể con người, nhưng sau đó mở rộng hoạt động theo hướng điều tra về sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình. Tổ chức này thực hiện gửi báo cáo định kỳ hàng năm và công bố những

báo cáo liên quan đến những chủ đề đặc biệt khác. Đặc biệt, những báo cáo về tiêu chuẩn chất phóng xạ trong môi trường, đánh giá nguy cơ ảnh hưởng (hiệu ứng) cơ thể, gây tổn hại về mặt di truyền, phát sinh ung thư, v.v… từ các tác động của bức xạ của tổ chức này được đánh giá

 

 

 

rất cao. Ngoài ra, ở báo cáo năm 1988 tổ chức này thực hiện đánh giá bức xạ tự nhiên trên toàn thế giới, bao gồm luôn cả ảnh hưởng của radon. Những đánh giá này được tham khảo ở khắp các quốc gia trên toàn thế giới. Hiện tại trên thế giới có 21 quốc gia tham gia tổ chức này, trong đó có cả Nhật bản.

 

y ban Năng lượng Nguyên tử Nhật Bản (Japan Atomic Energy Commission 原子力委員 会)

 

Thực thi theo kế hoạch các chính sách của nhà nước liên quan đến năng lượng nguyên tử dựa trên Luật cơ bản về năng lượng nguyên tử của Nhật Bản. Là cơ quan cố vấn cho Thủ tướng, được thành lập bởi văn phòng thủ tướng vào năm 1956 với mục đích quản lý một cách dân chủ các cơ quan hành chính năng lượng nguyên tử.

 

Có quyền lên kế hoạch, bàn bạc, quyết định các vấn đề nghiên cứu, phát triển và sử dụng năng lượng hạt nhân. Thủ tướng phải tôn trọng các quyết định này. Trên thực tế đây là cơ quan quyết định cao nhất liên quan đến sách chính năng lượng nguyên tử.

 

Van xả áp ( pressure relief value 圧力逃し弁)

 

Là van an toàn dùng để giảm áp lực bên trong lò, van tự động mở ra khi áp lực bên trong lò phản ứng hạt nhân tăng quá cao và tự động đóng lại khi áp lực đã giảm xuống. Ở lò áp lực, van được gắn vào dụng cụ điều áp. Ở lò nước sôi van an toàn xả hơi nước chính được gắn thay thế cho van xả áp lực.

 

Vật liệu chỉ thị sinh học (biological index materials   指標生物)

 

Là những sinh vật đại diện trở thành đối tượng đo phóng xạ cùng với quá trình thực hiện quan trắc môi trường xung quanh cơ sở hạt nhân. Thông thường, những sinh vật tích tụ chất phóng xạ, độ làm giàu lớn và dễ chiết xuất sẽ được chọn để đo chỉ tiêu.

 

Ngoài ra, cả những sinh vật phân bố rộng rãi trên toàn quốc và có ích cho việc so sánh giữa các khu vực với nhau cũng được gọi là vật liệu chỉ thị sinh học. Con trai biển, rong nho hay thông lá kim là những sinh vật thường hay được chọn.

 

Vật liệu phân hạch (fissile material  核分裂性物質)

 

Là những vật liệu dễ bị phân hạch. Phân hạch sinh ra do các phản ứng với nơtron và là nhiên liệu cho lò phản ứng hạt nhân. Urani 233, urani 235, plutonium 239, v.v… là những vật liệu phân hạch.

 

Vật liệu phóng xạ (radioactive material  放射性物質)

 

Có những vật chất phát ra tia phóng xạ khi hạt nhân nguyên tử phân rã và biến đổi thành hạt nhân nguyên tử ổn định hơn trong trường hợp thành phần bên trong của hạt nhân nguyên tử của

 

 

 

nguyên tố đó không ổn định. Những vật chất như thế được gọi là vật liệu phóng xạ. Có những trường hợp các loại hạt nhân nguyên tử (đồng vị) có độ phóng xạ khác nhau về số khối mặc dù nguyên tố là giống nhau, các loại bức xạ, năng lượng, chu kỳ bán rã cũng vì vậy mà rất đa dạng. (→ Đồng vị)

 

Có những vật liệu phóng xạ tồn tại trong tự nhiên và có những loại do con người tạo ra. Trên các tài liệu như báo chí, v.v… thường gọi vật liệu phóng xạ là độ phóng xạ.

 

Vật liệu phóng xạ tự nhiên (natural radioactive materials   自然放射性物質)

 

Còn được gọi là đồng vị phóng xạ tự nhiên hoặc hạt nhân phóng xạ tự nhiên. Là nguyên tố đồng vị phóng xạ tồn tại trên trái đất từ rất lâu. Vì vật liệu phóng xạ tự nhiên tồn tại từ khi trái đất được hình thành và có chu kỳ bán rã tương đương với tuổi của trái đất, nên ngay tại thời điểm hiện tại nó không hề có dấu hiệu giảm đi mà vẫn tiếp tục tạo ra bức xạ không ngừng (urani và kalium 40, v.v…) Ngoài ra, nó còn được gọi là nguyên tố đồng vị phóng xạ được tạo ra bởi phản ứng hạt nhân với tia vũ trụ có ở môi trường xung quanh và trên trái đất (Triti, Cacbon 14, v.v…).

 

Vị trí quan trắc (monitoring post  モニタリングポスト)

 

Là máy dò tia phóng xạ được cố định trên mặt đất, bố trí xung quanh cơ sở năng lượng hạt nhân nhằm giám sát môi trường. (→ Khảo sát điểm cố định)

 

Viên nhiên liệu (Pellet  ペレット) (→核燃料)(→ Nguyên liệu hạt nhân)

 

Vỏ bọc nhiên liệu (Fuel cladding 燃料被覆管)

 

Là vỏ làm bằng kim loại dùng để bít kín các viên nhiên liệu Urani đioxit của nhiên liệu hạt nhân. Được dùng để lấy nhiệt sinh ra từ nhiện liệu hạt nhân với hiệu suất cao, nén Chất làm nhiên liệu hạt nhân hay thành phẩm phân hạch hạt nhân, bảo vệ thực thể (vật liệu và cơ sở hạt nhân) khỏi chất tải nhiệt. Theo đó, vật liệu có các đặc điểm như truyền nhiệt tốt, không hấp thu nơtron, không bị chất tải nhiệt ăn mòn. Zircalloy thường được sử dụng tại lò nước nhẹ. Các kiểm tra nghiêm ngặt được thực hiện nhằm ngăn vật liệu phóng xạ rò rỉ ra bên ngoài cũng như việc xuất hiện các lỗ hổng cực nhỏ (lỗ kim). (→ Zircalloy, nhiên liệu hạt nhân)

 

Xà lim nóng (hot-cell  ホットセル)

 

Là căn phòng hay vật có cấu tạo dạng hộp có tấm chắn dày để thao tác, sử dụng một cách an toàn những vật liệu phóng xạ có độ hoạt độ phóng xạ cao. Việc thao tác, sử dụng vật liệu phóng xạ được thực hiện từ xa bằng thiết bị điều khiển chất phóng xạ từ xa sau khi quan sát bằng mắt thường qua cửa trong suốt làm bằng kính flint trên smặt tường che chắn.

 

Xe giám sát bức xạ di động (carborne survey 走行サーベイ)

 

 

 

Là xe giám sát có trang bị các thiết bị đo lường tia phóng xạ, hoạt động như một thiết bị quan trắc môi trường xung quanh các cơ sở hạt nhân. Thiết bị này vừa di chuyển trong một phạm vi rộng, vừa thực hiện đo tỷ lệ liều chiếu trong không gian (lượng phóng xạ tương ứng với thời gian của không gian). Những phương tiện di chuyển được trang bị các máy móc và thực hiện các phương pháp đo lường như thế này được gọi chung là thiết bị đo lường bức xạ di động.

 

Xenon (xenon  キセノン) (→希ガス)(→rare gas)(→ khí hiếm)

 

Xử lý chất thải lỏng (liquid waste treatment  液体廃棄物の処理)

 

Chất lỏng có nồng độ rất thấp các vật liệu phóng xạ như nước rửa, nước tạp, v.v… trong số các chất thải lỏng thải ra từ nhà máy điện nguyên tử được đo nồng độ vật liệu phóng xạ và xác minh độ an toàn sau khi lọc sẽ được pha loãng với nước biển đã làm mát bình ngưng, rồi cho chảy ra biển. Đa phần các chất lỏng khác, sau khi loại bỏ vật liệu phóng xạ bằng bộ lọc tính năng cao hoặc nhựa trao đổi ion, v.v… sẽ được sử dụng lại ở lò phản ứng hạt nhân. Những chất lỏng có nồng độ vật liệu phóng xạ cao được chưng cất cô đặc bằng thiết bị chưng cất và nước cất sẽ được tái sử dụng. Phần bã còn lại (chất lỏng cô đặc) sẽ được cho vào thùng phuy, làm cứng bằng xi măng và nhựa đường để tạo thành chất thải cứng.

 

Xử lý chất thải rắn   (solid waste treatment    固体廃棄物の処理)

 

Trong số các loại chất thải rắn thải ra từ nhà máy điện hạt nhân, những chất thải có hoạt độ phóng xạ cao như bộ lọc đã qua sử dụng, nhựa trao đổi ion sẽ được dồn vào các thùng phuy sau khi  đã được lưu trữ một khoảng thời gian dài để làm giảm hoạt độ phóng xạ. Những chất thải phóng xạ rắn có chứa tạp chất khác có hoạt độ phóng xạ thấp như giấy, vải, v.v… sẽ thực hiện đốt bằng lửa. Ngoài ra, những chất thải rắn không cháy được như kim loại sẽ được nén lại và dồn vào thùng phuy và được bảo quản trong kho lưu trữ chất thải rắn phóng xạ. (→Xử lý chất thải lỏng)

 

Xử lý chất thải thể khí (off-gas treatment  気体廃棄物の処理)

 

Chất thải khí phát ra từ nhà máy điện nguyên tử qua bộ lọc có tính năng cao (hay bộ lọc HEPA) sẽ loại bỏ được bụi bặm có trong đó. Tuy nhiên, những khí hiếm có tính phóng xạ không thể loại bỏ bằng bộ lọc nên những khí này sẽ được trữ trong một thời gian dài trong các thùng đã được làm suy giảm khả năng phóng xạ để làm suy yếu khả năng phóng xạ bằng thiết

bị giữ lại khí hiếm dạng than hoạt tính trước khi xả ra ngoài. Khí hiếm có tính phóng xạ hầu hết có chu kỳ bán rã ngắn do đó nên chờ phân rã phóng xạ và xả ra khi tính năng phóng xạ đã suy yếu còn 1/10.000. Khi đó, chỉ xả ra sau khi đã đo nồng độ chất phóng xạ và kiểm tra an toàn. (→ xử lý chất thải dạng lỏng)

 

Xử lý địa chất (geological disposal   地層処分)

 

Là một trong những phương pháp xử lý thải phóng xạ hoạt độ cao. Hiện trường xử lý được xây

 

 

 

dựng bên trong lòng đất ổn định, có độ sâu trên 500m so với mặt đất. Chất thải được xử lý và lưu trữ vĩnh cửu cách ly với môi trường sống của con người. Chất thải được thủy tinh hóa và được dồn kín vào các thùng chứa bằng inox và được xử lý bên trong lòng đất. Đây được gọi là rào chắn nhân tạo. Ngoài ra, vì chất thải được chôn sâu trong lòng đất ở những nơi có mạch nước ngầm ít, có đá cứng và đất sét ổn định, nên cho dù chất phóng xạ có rò rỉ cũng sẽ được hấp thụ và phong tỏa bởi lớp đất đá được gọi là lớp bảo vệ tự nhiên này.

 

Y học hạt nhân (nuclear medicine  核医学)

 

Là một bộ môn trong y học sử dụng nguyên tố đồng vị phóng xạ để chẩn đoán bệnh, xét nghiệm dưới nhiều hình thức và điều trị.

 

 

 

Đơn vị và cách sử dụng trị số trong năng lượng nguyên tử

 

 

 

 

Trị số sử dụng trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử thường có giá trị cực nhỏ, và cực lớn. Ví dụ, đường kính của nguyên tử là 0,00000001 cm, tốc độ ánh sáng trong chân không là 300.000.000 m/giây. Vì thế, việc biểu diễn con số với rất nhiều chữ số 0 như như thế này là một việc không có ý nghĩa. Do đó nhằm lược bớt chữ số 0, người ta sử dụng phương pháp biểu thị bằng số mũ như 1.000 biểu diễn là 103 (10 mũ 3), 1/1.000 biểu diễn là 10-3 (10 mũ trừ 3). Khi biểu thị bằng dạng ký hiệu

này đường kính của nguyên tử sẽ là 10-8cm và vận tốc ánh sáng sẽ là 3x108m/giây. Ví dụ:

 

 

 

 

10

= 101 0,1 = 10-1
 

100

 

= 102

 

0,01 = 10-2

 

1.000.000

 

= 106

 

0,000001 = 10-6

 

[/restab]
[restab title=”Chũ viết tắt và ký hiệu”]

Chữ viết tắt và ký hiệu liên quan đến năng lượng nguyên tử

 

 

 

 

ABWR Lò nước sôi tiên tiến
 

Advanced Boiling Water Reactor

 

改良型沸騰水型原子炉

 

AGR

 

Lò phản ứng làm lạnh bằng khí tiên tiến

 

Advanced Gas-cooled Reactor

 

改良型ガス冷却炉

 

ALAP

 

Thấp tới mức có thể

 

As Low As Practicable

 

実用可能な限り低く

 

ALARA

 

Thấp tới mức có thể một cách hợp lý

 

As Low As Reasonably Achievable

 

合理的に達成し得る限り低く

 

ALI

 

Giới hạn hấp thụ hàng năm

 

Annual Limit of Intake

 

年摂取限度

 

ATR

 

Lò phản ứng chuyển đổi nhiệt tiên tiến

 

Advanced Thermal Reactor

 

新型転換炉(日本)

 

APWR

 

Lò áp lực tiên tiến

 

Advanced Pressurized Water Reactor

 

改良型加圧水型原子炉

 

 

 

 

BNFL Công ty nhiên liệu hạt nhân Anh Quốc
 

British Nuclear Fuels Limited

 

英国原子燃料公社

 

BWR

 

Lò nước sôi

 

Boiling Water Reactor

 

沸騰水型原子炉

 

CANDU

 

Lò phản ứng nước nặng CANDU

 

Canadian Deuterium Uranium Reactor

 

カナダ型重水炉

 

CRUD

 

Trầm tích chưa được phát hiện ở Chalk River, Canada

 

Chalk River Unidentified Deposit

 

クラッド

 

DOE

 

Bộ năng lượng (Hoa Kỳ)

 

Department of Energy

 

エネルギー省(アメリカ)

 

ECCS

 

Hệ làm mát vùng hoạt khẩn cấp

 

Emergency Core Cooling System

 

非常用炉心冷却装置

 

EURATOM

 

Cng đồng Năng lượng nguyên tử Châu Âu

 

European Atomic Energy Community

 

欧州原子力共同体(ユーラトム)

 

EPA

 

Cơ quan Bảo vệ Môi sinh (Hoa Kỳ)

 

Environmental Protection Agency

 

環境保護庁(アメリカ)

 

 

 

 

eV Electron Volt (đơn vị năng lượng)
 

Electron Volt

 

電子ボルト(エネルギーの単位)

 

FBR

 

Lò tái sinh nhanh

 

Fast Breeder Reactor

 

高速増殖炉

 

GCR

 

Lò phản ứng làm lạnh bằng khí

 

Gas Cooled Reactor

 

ガス冷却炉

 

HTGR

 

Lò phản ứng làm lạnh bằng khí nhiệt độ cao

 

High Temperature Gas-Cooled Reactor

 

高温ガス冷却炉

 

IAEA

 

Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (Liên Hiệp Quốc)

 

International Atomic Energy Agency

 

国際原子力機関(国連)

 

ICRP

 

y ban quốc tế về Bảo vệ tia phóng xạ

 

 

 

 

JAEA

 

International Commission on Radiological Protection

 

国際放射線防護委員会

 

Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Nhật Bản

 

Japan Atomic Energy Agency

 

日本原子力研究開発機構

 

JAERI

 

Viện nghiên cứu năng lượng nguyên tử Nhật Bản

 

Japan Atomic Energy Research Institute

 

日本原子力研究所

 

 

 

 

JNC Cơ quan phát triển tuần hoàn nhiên liệu hạt nhân
 

Japan Nuclear Cycle Development Institute

 

核燃料サイクル開発機構

 

JPDR

 

Lò phản ứng động lực thử nghiệm Nhật Bản

 

Japan Power Demonstration Reactor

 

日本動力試験炉

 

LET

 

Sự chuyển năng lượng tuyến tính (tia phóng xạ)

 

Linear Energy Transfer

 

線エネルギー付与(放射線)

 

LOCA

 

Sự cố mất nước làm mát

 

Loss of Coolant Accidents

 

冷却材喪失事故

 

LOFT

 

Thí nghiệm tia nạn tổn thất chất làm lạnh (Hoa Kỳ)

 

Loss of Fluid Test

 

冷却材喪失事故実験(アメリカ)

 

LER

 

Lò nước nhẹ

 

Light Water Reactor

 

軽水炉

 

MW(e)

 

Megawat (điện); 1mW = 1.000kW

 

Megawatts (electrical)

 

メガワット(電気出力)

1MW=1000 キロワット
 

MW(t)

 

Megawta (nhiệt); 1MW = 1.000kW

 

Megawatts (thermal)

 

 

 

 

メガワット(熱出力)
1MW=1000 キロワット
 

NaI

 

Natri Iodua (Sodium Iodide) (hợp chất hóa học)

ヨウ化ナトリウム(化合物)
 

NPT

 

Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân

 

Non-Proliferation Treaty of Nuclear Weapons

 

核不拡散条約

 

NRC

 

Uỷ ban quy chế năng lượng nguyên tử (Hoa Kỳ)

 

Nuclear Regulatory Commission

 

原子力規制委員会(アメリカ)

 

OECD / NEA

 

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế/ Cơ quan năng lượng nguyên tử

 

Organization for Economic Cooperation and Development / Nuclear Energy

Agency

 

経済協力開発機構/原子力機関

 

PP

 

Bo vệ thực thể (vật liệu và cơ sở hạt nhân)

 

Physical Protection

 

核物質防護

 

PWR

 

Lò phản ứng nước nén

 

Pressurized Water Reactor

 

加圧水型原子炉

 

RI

 

Đng vị phóng xạ

 

Radioisotope

 

放射性同位体

 

ROSA

 

Thiết bị thí nghiệm tia nạn tổn thất chất làm lạnh

 

 

 

 

 

 

Rig of Safety Assessment

 

冷却材喪失事故試験装置

 

SI

 

Hệ thống đơn vị đo lƣờng quốc tế

 

Le Systeme International d’ Uunites

 

国際単位系

 

SPEEDI

 

Hệ thống dự báo thông tin liều khẩn cấp cho môi trƣờng

 

System For Prediction of Environmental Emergency Dose Information

緊急時迅速放射能影響予測ネットワークシステム
 

TLD

 

Liều kếnhiệt phát quang

 

Thermo luminescent dosimeter

 

熱ルミネセンス線量計

 

WHO

 

Tổ chức y tế thể giới (Liên hiệp quốc)

 

World Health Organization

 

世界保健機構(国連)

 

´

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

[/restab]

[/restabs]


Cần dịch tiếng Anh chuyên ngành vật lý hạt nhân ?

Tại công ty Dịch Thuật SMS chúng tôi có dịch vụ dịch thuật tiếng Anh ngành hạt nhân chuyên nghiệp.

Liên hệ ngay với chúng tôi:

  • Gọi ngay: 0934436040
  • Gửi email đến: baogia@dichthuatsms.com
  • Liên hệ qua Zalo/Viber: 0934436040
  • Hoặc click nút bên dưới để gửi tài liệu online và yêu cầu báo giá nhanh:

GỬI TÀI LIỆU ONLINE & BÁO GIÁ NHANH