NHỮNG LỄ HỘI ĐÓN NĂM MỚI TRÊN THẾ GIỚI


Khám phá một số nét truyền thống đón năm mới tổ chức trên toàn thế giới, như chiêm ngưỡng màn hạ quả cầu mừng năm mới hay thổi kèn trumpet làm từ sừng cừu.

ĐÊM GIAO THỪA

Ở nhiều nơi, mọi người thức khuya để đón chờ thời khắc năm cũ qua đi và năm mới đến. Tiếng chuông nhà thờ, tiếng còi thổi, tiếng kèn, tiếng còi báo động ngân vang. Quảng trường Trafalgal ở London và quảng trường Thời Đại thành phố New York là nơi tụ họp vui vẻ, đông đúc, nhộn nhịp của nhiều người. Sự ồn ào thể hiện tinh thần hân hoan, phấn khởi của người dân trong kì nghỉ lễ.

Năm mới ở Trung Quốc

Nhiều trẻ em Trung Quốc diện những trang phục đẹp để chào đón năm mới. Mọi người mang theo lồng đèn và hòa mình vào đoàn diễu hành to lớn dẫn đầu là một con rồng làm bằng lụa – biểu tượng sức mạnh của người Trung Quốc. Theo truyền thuyết, con rồng ngủ đông hầu hết trong năm, do đó người ta ném pháo để làm con rồng tỉnh giấc.

Trong lịch âm của Trung Quốc mỗi 12 năm được đạt tên theo một con vật.Tương truyền, Đức Phật yêu cầu tất cả muôn thú đến gặp ông trước khi ông rời khỏi trái đất. Chỉ 12 con vật đến để từ biệt ông, và như là một món quà, ông lấy tên các linh vật ấy đặt tên cho các năm.

Rosh Hashanah, Yom Kippur

Vào tháng 9 hoặc tháng 10, người Do Thái tin rằng Chúa mở ra “cuốn sách của sự sống” trong vòng 10 ngày, bắt đầu từ Rosh Hashanah (năm mới của người Do Thái) và kết thúc với Yom Kippur (Ngày Chuộc Tội). Đây là những ngày thiêng liêng nhất của người Do Thái trong năm, và trong thời gian này, họ cố gắng chuộc mọi lỗi lầm và tha thứ cho người khác. Một cái kèn trumpet làm bằng sừng của con cừu hay được biết đến như kèn Shofar, được thổi trước và trong dịp Rosh Hashanah và một lần nữa được cất tiếng lên ở phần kết của Yom Kippur.

Songkran

Ở Thái Lan, lễ đón chào năm mới của các phật tử là một lễ hội nước đặc biệt diễn ra 3 ngày liên tục từ ngày 13 đến ngày 15 tháng 4 diễn ra ở Songkran . Những đoàn diễu hành nổi bật với những tượng Phật té nước vào người qua đường. Ở những buôn làng nhỏ, những người trẻ tuổi tạt nước vào nhau đùa vui. Người ta cũng phóng sinh cá trở về những con sông như là một hành động nhân đức.

Ở Songkran, người ta buộc những sợi dây vào cổ tay nhau để biểu thị lòng tôn trọng. Một cá nhân có thể nhiều như 25 đến 30 chuỗi sợi dây trên cổ tay, mỗi sợi dây được trao từ một người khác nhau. Những chuỗi sợi dây phải được để lại cho đến khi chúng rơi ra một cách tự nhiên.

Lịch sử của Năm Mới

Người La Mã cổ đại bắt đầu năm mới của họ theo mặt trăng đầu tiên sau ngày 21 tháng 6. Trước thời đại đế La Mã Julius Caesar, năm mới bắt đầu từ ngày 1 tháng 3, ở đa số các nước châu Âu, trong suốt thời Trung Cổ, năm mới bắt đầu từ ngày 25 tháng 3 – hay còn gọi là Ngày Lễ Truyền Tin.

Môt số truyền thống đón năm mới khác

●Indonesia cũng có 2 ngày lễ mừng năm mới – chính thức là vào ngày 1 tháng 1 và ngày còn lại vào ngày năm mới Hồi Giáo, các ngày thay đổi từ năm này sang năm khác.

●Giáo hội Chính thống Nga nhận định năm mới theo lịch Julian, và được xếp vào ngày 14 tháng một.

●Ở Việt Nam, năm mới thường bắt đầu vào tháng 2.

●Iran ăn mừng năm mới vào ngày 21 tháng 3.

●Mỗi nhóm tôn giáo ở Ấn Độ đều có ngày bắt đầu năm mới riêng cho mình. Năm mới của người theo đạo Hindu, hay còn gọi là Baisakhi, được tổ chức vào tháng 4 hoặc tháng 5.

●Những người dân ở Morocco xác định ngày đầu năm mới là ngày thứ 10 của Muharram, vào tháng đầu tiên của năm hồi giáo.

●Người Hàn Quốc tổ chức chào đó năm mới của họ vào 3 ngày đầu tiên trong tháng 1.

(ST)