Lý thuyết triển vọng: Phân tích quyết định có Rủi ro Daniel Kahneman; Amos Tversky Econometrica, Tập số 47, Số 2 (Tháng 3, Năm 1979), 263-292. URL ổn định: http://links.jstor.org/sici?sici=0012-9682%28197903%2947%3A2%3C263%3APTAAOD%3E2.0.CO%3B2-3 Econometrica hiện đang được phát hành bởi Hội Kinh tế lượng. Việc sử dụng kho lưu trữ JSTOR cho thấy bạn chấp nhận các Điều khoản và Điều kiện Sử dụng của JSTOR có thể được truy cập tại http://www.jstor.org/about/terms.html. Điều khoản và Điều kiện Sử dụng của JSTOR ghi nhận rằng, một phần, trừ khi bạn được cho phép trước đó, bạn không được tải nội dung đầy đủ của một số báo hoặc nhiều bản sao của các bài báo, bạn chỉ có thể sử dụng nội dung trong kho lưu trữ JSTOR vì mục đích cá nhân không thương mại. Xin vui lòng liên hệ nhà xuất bản khi có vấn đề khác liên quan đến việc sử dụng bài báo này. Có thể tham khảo thông tin liên hệ của nhà xuất bản tại http://www.jstor.org/joumals/econosoc.html. Mỗi bản sao của bất kỳ phần nào của việc chuyển giao JSTOR đều phải chứa thông báo về tác quyền xuất hiện trên màn hình hoặc trang in của việc chuyển giao đó. JSTOR là một tổ chức độc lập phi lợi nhuận chuyên lập và duy trì kho lưu trữ kỹ thuật số của các bài báo học thuật. Để biết thêm thông tin về JSTOR, xin vui lòng truy cập contactjstor-info@jstor.org. http://www.jstor.org/ Thứ Ba, ngày 06 tháng 4 05:50:19 2004 ECONOMETRICA TẬP SỐ 47 THÁNG 3, NĂM 1979 SỐ 2 LÝ THUYẾT TRIỂN VỌNG: PHÂN TÍCH QUYẾT ĐỊNH CÓ RỦI RO ĐƯỢC THỰC HIỆN BỞI DANIEL KAHNEMAN VÀ AMOS TVERSKY Bài viết này bình luận về lý thuyết hiệu dụng kỳ vọng với tư cách là mô hình mô tả việc ra quyết định có rủi ro và phát triển một mô hình thay thế được gọi là lý thuyết triển vọng. Các lựa chọn giữa các triển vọng rủi ro thể hiện các tác động lan tỏa không đồng nhất với các nguyên lý cơ bản của lý thuyết hiệu dụng. Cụ thể, con người không xem trọng những kết quả đơn thuần là có khả năng xảy ra bằng những kết quả chắc chắn đạt được. Xu hướng này, tức hiệu ứng chắc chắn, góp phần tăng ác cảm rủi ro đối với các lựa chọn chắc chắn có lợi và tăng tìm kiếm rủi ro đối với các lựa chọn chắn chắn thua lỗ. Thêm vào đó, con người thường loại bỏ những thành phần chung của mọi triển vọng khi xem xét. Xu hướng này, tức hiệu ứng cô lập, dẫn đến những ưu tiên không nhất quán khi cùng một lựa chọn được thể hiện dưới các hình thức khác nhau. Một lý thuyết lựa chọn thay thế được phát triển, trong đó giá trị được gán cho lợi ích và tổn thất thay vì được gán cho tài sản cuối cùng và xác suất được thay thế bằng các trọng số quyết định. Hàm giá trị của lợi ích thường lõm còn hàm giá trị của tổn thất thường lồi, và hàm giá trị của tổn thất thì dốc hơn hàm giá trị của lợi ích. Các trọng số quyết định nhìn chung thấp hơn các xác suất tương ứng, ngoại trừ trường hợp xác suất thấp. Đặt trọng số quá cao cho xác suất thấp có thể góp phần làm tăng tính hấp dẫn của bảo hiểm và cá cược. 1. GIỚI THIỆU LÝ THUYẾT HIỆU DỤNG KỲ VỌNG đã chiếm ưu thế khi phân tích việc ra quyết định có rủi ro. Lý thuyết được chấp nhận như một mô hình chuẩn hóa về lựa chọn hợp lý [24] và được áp dụng rộng rãi như mô hình mô tả hành vi kinh tế, ví dụ [15, 4], Vì vậy, giả định rằng mọi người bình thường đều mong muốn tuân thủ các tiên đề của lý thuyết [47, 36] và gần như trong mọi trường hợp hầu hết mọi người đều làm vậy. Bài báo này mô tả một số loại vấn đề lựa chọn, trong đó các ưu tiên sẽ vi phạm một cách hệ thống các tiên đề của lý thuyết hiệu dụng kỳ vọng. Căn cứ những phát hiện này, chúng tôi cho rằng lý thuyết hiệu dụng, như được giải thích và áp dụng, không phải là một mô hình mô tả đầy đủ và đề xuất một mô hình lựa chọn có rủi ro khác thay thế. 2. BÌNH LUẬN Việc ra quyết định có rủi ro có thể được xem như lựa chọn giữa triển vọng hay cá cược. Một triển vọng (x1, p1;…; xn,pn) là một hợp đồng mang lại kết quả xi với xác suất pi, trong đó p1 +p2+ … +pn = 1. Để đơn giản hóa ký hiệu, chúng ta bỏ qua kết quả bằng không và sử dụng (x, p) để ký hiệu triển vọng (x, p; 0, 1 —p) cho ra kết quả x với xác suất p và 0 với xác suất 1 —p. Triển vọng (không rủi ro) chắc chắn cho ra kết quả x được ký hiệu là (x). Phần thảo luận hiện tại chỉ giới hạn trong các triển vọng có xác suất khách quan hoặc xác suất chuẩn. Việc áp dụng lý thuyết hiệu dụng kỳ vọng cho các lựa chọn giữa các triển vọng dựa trên ba nguyên lý sau đây. (i) Kỳ vọng: U(x1p1;… xn,pn) = p1u(x1)+ ... +pn,u(xn). Tức là, hiệu dụng tổng của một triển vọng, được ký hiệu là U, là hiệu dụng kỳ vọng của các kết quả của nó. (ii) Tích hợp tài sản: (x1,p1;...;xn,pn) được chấp nhận tại vị trí tài sản w khi và chỉ khi U(w+xi,p1;…;w+xn,pn)>u(w). Tức là, một triển vọng được chấp nhận khi hiệu dụng từ tích hợp triển vọng với tài sản vượt quá hiệu dụng của bản thân các tài sản đó. Do đó, miền xác định của hàm hiệu dụng là trạng thái cuối cùng (bao gồm vị trí tài sản của một người) chứ không phải là lợi ích hay tổn thất. Mặc dù miền xác định của hàm hiệu dụng không bị giới hạn bởi bất kỳ loại hệ quả cụ thể nào, hầu hết ứng dụng của lý thuyết đều liên quan đến kết quả tiền tệ. Hơn nữa, hầu hết các ứng dụng kinh tế đều đưa ra giả định bổ sung sau đây. (iii) Ác cảm rủi ro: u lõm (u"<0). Một người có ác cảm với rủi ro nếu người đó thích triển vọng chắc chắn (x) hơn mọi triển vọng rủi ro với giá trị kỳ vọng x. Trong lý thuyết hiệu dụng kỳ vọng, ác cảm rủi ro tương đương với độ lõm của hàm hiệu dụng. Độ phổ biến của ác cảm rủi ro có lẽ là sự khái quát thông dụng nhất liên quan đến các lựa chọn rủi ro. Nó khiến các nhà lý luận quyết định thế kỷ XVIII đề xuất rằng hiệu dụng là hàm lõm của tiền tệ, và quan điểm này vẫn còn được duy trì trong các phương pháp giải quyết thời hiện đại (Pratt [33], Arrow [4]). Ở các phần sau chúng ta sẽ chứng minh một số hiện tượng vi phạm các nguyên lý của lý thuyết hiệu dụng kỳ vọng. Việc chứng minh dựa trên các phản hồi của sinh viên và giảng viên đại học đối với các vấn đề lựa chọn giả thuyết. Chủ thể tham gia sẽ được hỏi những vấn đề như được minh họa dưới đây. Trong những lựa chọn sau đây, bạn thích lựa chọn nào? A: 50% khả năng kiếm được 1,000, B: chắc chắn kiếm được 450. 50% khả năng không kiếm được gì; Các kết quả được tính bằng đơn vị tiền tệ của Israel. Để đánh giá tầm quan trọng của số tiền liên quan, hãy lưu ý rằng mức thu nhập ròng trung bình mỗi tháng của một gia đình là khoảng 3,000 bảng Israel. Chủ thể tham gia được yêu cầu tưởng tượng rằng họ thực sự phải đối mặt với lựa chọn được mô tả trong vấn đề, và đưa ra quyết định mà họ sẽ thực hiện trong trường hợp đó. Các câu trả lời là vô danh, và hướng dẫn đã chỉ ra cụ thể rằng vấn đề này không có câu trả lời ‘chính xác’, mục đích của nghiên cứu là để khám phá cách mọi người lựa chọn giữa các triển vọng rủi ro. Các vấn đề được trình bày dưới dạng bảng câu hỏi, với tối đa là mười hai vấn đề cho mỗi quyển. Câu hỏi được trình bày dưới nhiều hình thức khác nhau để các chủ thể tiếp cận vấn đề theo thứ tự khác nhau. Ngoài ra, hai phiên bản của mỗi vấn đề đã được sử dụng, trong đó vị trí trái-phải của triển vọng bị nghịch đảo. Các vấn đề được trình bày trong bài viết này là các minh họa được lựa chọn từ một loạt hiệu ứng. Mỗi hiệu ứng được theo dõi trong nhiều vấn đề với kết quả và xác suất khác nhau. Một số vấn đề đã được trình bày đến các nhóm sinh viên và giảng viên tại Đại học Stockholm và Đại học Michigan. Mô hình kết quả về cơ bản giống với kết quả thu được từ các chủ thể ở Israel. Sự phụ thuộc vào các lựa chọn giả thuyết đặt ra những câu hỏi rõ ràng về giá trị của phương pháp và tính khái quát của các kết quả. Chúng tôi rất quan tâm đến những vấn đề này. Tuy nhiên, tất cả các phương pháp đã được sử dụng để kiểm nghiệm lý thuyết hiệu dụng khác cũng gặp phải những hạn chế nghiêm trọng. Những lựa chọn thực sự có thể được điều tra hoặc là tại hiện trường, bằng cách quan sát tự nhiên hoặc thống kê về hành vi kinh tế, hoặc trong phòng thí nghiệm. Các nghiên cứu thực địa chỉ có thể cung cấp các kiểm tra sơ bộ về dự báo định tính do xác suất và hiệu dụng không được đo lường một cách phù hợp trong những tình huống đó. Các thí nghiệm trong phòng thí nghiệm được thiết kế để đạt đến phương pháp đo lường hiệu dụng và xác suất chính xác từ những lựa chọn thực tế, tuy nhiên những nghiên cứu thực nghiệm này thường liên quan đến cá cược có tính toán với tiền đặt cược thấp và lặp lại nhiều lần đối với các vấn đề tương tự. Những đặc điểm của cá cược trong phòng thí nghiệm phức tạp hóa việc giải thích kết quả và hạn chế tính khái quát của nó. Mặc định thì, phương pháp lựa chọn giả thuyết xuất hiện như là quá trình đơn giản nhất trong đó nhiều câu hỏi lý thuyết có thể được điều tra. Việc sử dụng phương pháp căn cứ giả định rằng con người thường biết cách hành xử trong các tình huống lựa chọn thực tế và các đối tượng không có lý do đặc biệt để che giấu ý muốn thực sự của họ. Nếu con người có thể dự đoán lựa chọn của mình một cách chính xác thì sự tồn tại các vi phạm phổ biến và hệ thống của lý thuyết hiệu dụng kỳ vọng trong các vấn đề giả thuyết sẽ cung cấp bằng chứng có cơ sở để chống lại lý thuyết đó. Tính chắc chắn, Xác suất và Khả năng Trong lý thuyết hiệu dụng kỳ vọng, các hiệu dụng của kết quả được đặt trọng số theo xác suất. Phần này mô tả một loạt các vấn đề lựa chọn trong đó ưu tiên của con người vi phạm một cách hệ thống nguyên tắc này. Đầu tiên chúng tôi chỉ ra rằng con người thường đặt trọng số lớn đối với các kết quả được cho là chắc chắn so với các kết quả chỉ có khả năng xảy ra-một hiện tượng mà chúng tôi gọi là hiệu ứng chắc chắn. Một phản ví dụ nổi tiếng nhất về lý thuyết hiệu dụng kỳ vọng trong đó khai thác hiệu ứng chắc chắn được nhà kinh tế học người Pháp Maurice Allais đưa ra vào năm 1953 [2]. Ví dụ của Allais đã được nhiều tác giả bàn luận từ góc nhìn chuẩn hóa và góc nhìn mô tả [28, 38]. Cặp vấn đề lựa chọn sau đây là một biến thể từ ví dụ của Allais khác với bản gốc ở chỗ nó đề cập lợi ích vừa phải chứ không phải lợi ích cực lớn. Đối tượng tham gia trả lời mỗi vấn đề được ký hiệu là N, và tỷ lệ phần trăm những người lựa chọn mỗi kết quả sẽ được thể hiện trong dấu ngoặc đơn. VẤN ĐỀ 1: Lựa chọn giữa A: Kiếm được 2,500 với xác suất .33, B: Chắc chắn kiếm được 2,400. Kiếm được 2,400 với xác suất .66, Kiếm được 0 với xác suất .01; N = 72 [18] [82]* VẤN ĐỀ 2: Lựa chọn giữa C: Kiếm được 2,500 với xác suất .33, D: Kiếm được 2,400 với xác suất .34, Kiếm được 0 với xác suất .67; Kiếm được 0 với xác suất .66. N = 72 [83]* [17] Dữ liệu cho thấy 82% đối tượng chọn B trong Vấn đề 1, và 83% đối tượng chọn C trong Vấn đề 2. Mỗi lựa chọn đều có ý nghĩa ở mức .01, như được ký hiệu bằng dấu hoa thị. Hơn nữa, việc phân tích các mô hình lựa chọn cá nhân chỉ ra rằng đa số đối tượng (61%) đã lựa chọn mang tính phương thức trong cả hai vấn đề. Mô hình lựa chọn này vi phạm lý thuyết hiệu dụng kỳ vọng theo cách được Allais mô tả ban đầu. Theo lý thuyết đó, với u(0) = 0, lựa chọn đầu tiên hàm ý rằng u(2,400)>.33u(2,500) + .66u(2,400) hoặc .34u(2,400)>.33u(2,500) còn lựa chọn thứ hai hàm ý bất phương trình nghịch đảo. Lưu ý rằng Vấn đề 2 là kết quả của Vấn đề 1 bằng cách loại bỏ .66 khả năng kiếm được 2400 khỏi cả hai triển vọng đang được xem xét. Rõ ràng là, thay đổi này làm giảm tính hấp dẫn khi biến đặc tính của triển vọng từ lợi ích chắc chắn sang lợi ích có khả năng xảy ra nhiều hơn là khi cả triển vọng ban đầu và triển vọng bị giảm đều không chắc chắn. Một chứng minh đơn giản hơn về hiện tượng tương tự chỉ gồm hai kết quả cá cược được trình bày dưới đây. Ví dụ này cũng dựa trên Allais [2]. VẤN ĐỀ 3: A: (4,000,.80), hoặc B: (3,000). N = 95 [20] [80]* VẤN ĐỀ 4: C: (4,000,.20), hoặc D: (3,000,.25). N = 95 [65]* [35] Trong cặp vấn đề này cũng như trong tất cả các cặp vấn đề khác trong phần này, hơn một nửa số đối tượng đã vi phạm lý thuyết hiệu dụng kỳ vọng. Để chứng minh rằng mô hình phương thức của các lựa chọn trong Vấn đề 3 và Vấn đề 4 không tương thích với lý thuyết, đặt u(0) = 0, ghi nhớ rằng lựa chọn B hàm ý u(3,000)/u(4,000)>4/5, trong khi lựa chọn C hàm ý bất phương trình nghịch đảo.