Description
Xin giới thiệu bản dịch tiếng Anh TCVN 4319:2012 Nhà ở và công trình công cộng – Tiêu chuẩn cơ bản để thiết kế (Public Buildings – Basic rules for design), dịch bởi đội ngũ Dịch Thuật SMS.
Là công ty chuyên dịch văn bản kỹ thuật tiếng Anh, đội ngũ biên dịch viên của Dịch Thuật SMS thường xuyên dịch thuật các tiêu chuẩn Việt Nam và quy chuẩn Việt Nam sang tiếng Anh. Dịch tài liệu kỹ thuật nói chung và dịch tài liệu tiêu chuẩn quốc gia nói riêng là dịch vụ mũi nhọn của chúng tôi.
Xem thêm: Bản dịch tiếng Anh QCVN 04-1:2015/BXD về nhà ở và công trình công cộng
Bản dịch TCVN 4319:2012 Nhà ở và công trình công cộng – Tiêu chuẩn cơ bản để thiết kế sang tiếng Anh
Xin giới thiệu mẫu bản dịch Tiêu chuẩn quốc gia về nhà ở và công trình công cộng – Tiêu chuẩn cơ bản để thiết kế, một sản phẩm từ dịch vụ dịch tài liệu chuyên ngành xây dựng của chúng tôi.
Bản gốc tiếng Việt: TCVN 4319:2012 Nhà ở và công trình công cộng – Tiêu chuẩn cơ bản để thiết kế
TCVN 4319:2012 Nhà ở và công trình công cộng - Tiêu chuẩn cơ bản để thiết kế
Bản tiếng Anh: Vietnamese national standards TCVN 4319:2012 – Public Buildings – Basic rules for design
Vietnamese national standards TCVN 4319:2012 - Public Buildings – Basic rules for design
Tải về tài liệu TCVN 4319:2012 bằng tiếng Anh
Chỉ cần bấm nút “Thêm vào giỏ hàng” ở trên và thanh toán trực tuyến, bạn sẽ nhận được email chứa file Bản dịch tiếng Anh TCVN 4319:2012 ở dạng file word.
- Nhiều cách thức thanh toán: chuyển khoản, thẻ ngân hàng, internet banking, MoMo, ZaloPay, ViettelPay, ShopeePay…
- Gọi ngay 0934436040 (Zalo/Viber/Whatsapp) nếu bạn cần hỗ trợ thêm.
Dịch tiếng Anh tài liệu TCVN, QCVN theo yêu cầu
Không chỉ riêng lĩnh vực xây dựng – kiến trúc, chúng tôi có thể nhận dịch tất cả các loại tài liệu QCVN và TCVN đa dạng như:
- QCVN về công nghiệp (điện, xăng dầu, thuốc nổ, giấy, đường ống dẫn khí, kỹ thuật mỏ…)
- QCVN về giao thông vận tải (tàu biển, tàu thủy, đường sắt…)
- QCVN về xây dựng (quy hoạch xây dựng, công trình ngầm, công trình hạ tầng kỹ thuật…)
- QCVN về nông nghiệp (chế biến nông lâm thủy hải sản, kiểm định gia súc, canh tác và chăn nuôi…)
- QCVN về môi trường (tiêu chuẩn về chất lượng không khí, nước thải, khí thải…)
- QCVN về viễn thông (tiêu chuẩn về thiết bị vô tuyến, thiết bị thu phát, chất lượng tín hiệu đường truyền…)
- QCVN về y tế (phụ gia thực phẩm, sản phẩm dinh dưỡng…)
- QCVN về an toàn lao động
Để được báo giá dịch thuật tiếng Anh chuyên ngành, bao gồm dịch tài liệu quy chuẩn và tiêu chuẩn kỹ thuật từ tiếng Việt sang Anh hoặc từ tiếng Anh sang Việt:
- gọi ngay 0934436040 (có hỗ trợ Zalo/Viber/Whatsapp)
- hoặc gửi tài liệu cần dịch đến email: baogia@dichthuatsms.com
- hoặc bấm vào đây để gửi yêu cầu báo giá trực tuyến.
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 4319:2012
NHÀ VÀ CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG – NGUYÊN TẮC CƠ BẢN ĐỂ THIẾT KẾ
Public Buildings – Basic rules for design
Lời nói đầu
TCVN 4319:2012 thay thế TCVN 4319:1986.
TCVN 4319:2012 được chuyển đổi từ TCXDVN 276:2003 theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm b) khoản 1 Điều 7 Nghị định 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ qui định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.
TCVN 4319:2012 do Viện Kiến trúc, Quy hoạch Đô thị & Nông thôn – Bộ Xây dựng biên soạn, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường – Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
NHÀ VÀ CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG – NGUYÊN TẮC CƠ BẢN ĐỂ THIẾT KẾ
Public Buildings – Basic rules for design
- Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này áp dụng để thiết kế xây dựng mới hoặc cải tạo nhà và công trình công cộng bao gồm các công trình y tế, thể thao, văn hóa, giáo dục, trụ sở cơ quan hành chính các cấp, các công trình dịch vụ công cộng khác.
CHÚ THÍCH: Phân loại nhà và công trình công cộng được lấy theo qui định về phân loại và phân cấp công trình dân dụng, công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật đô thị [1].
- Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau là cần thiết khi áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng theo phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 2622, Phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình – Yêu cầu thiết kế.
TCVN 2737, Tải trọng và tác động – Tiêu chuẩn thiết kế.
TCVN 3890, Phương tiện phòng cháy chữa cháy cho nhà và công trình – Trang bị, bố trí, kiểm tra, bảo dưỡng.
TCVN 4474, Thoát nước bên trong. Tiêu chuẩn thiết kế.
TCVN 4513, Cấp nước bên trong. Tiêu chuẩn thiết kế.
TCVN 4605, Kỹ thuật nhiệt – Kết cấu ngăn che – Tiêu chuẩn thiết kế.
TCVN 5502:2003, Nước cấp sinh hoạt – Yêu cầu chất lượng.
TCVN 5674, Công tác hoàn thiện trong xây dựng. Thi công nghiệm thu.
TCVN 5687:2010, Thông gió-điều hòa không khí – Tiêu chuẩn thiết kế.
TCVN 5738, Hệ thống báo cháy tự động – Yêu cầu kỹ thuật.
TCVN 6160, Phòng cháy chữa cháy – Nhà cao tầng – Yêu cầu thiết kế.
TCVN 6161, Phòng cháy chữa cháy – Chợ và Trung tâm thương mại – Yêu cầu thiết kế.
TCVN 6772:2000, Chất lượng nước. Nước thải sinh hoạt – Giới hạn ô nhiễm cho phép.
TCVN 7447, Hệ thống lắp đặt điện của các tòa nhà.
TCVN 7505:2005, Quy phạm sử dụng kính trong xây dựng – Lựa chọn và lắp đặt.
TCVN 7958:2008, Bảo vệ công trình xây dựng – Phòng chống mối cho công trình xây dựng mới.
TCVN 9385:20121), Chống sét cho công trình xây dựng – Hướng dẫn thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống.
TCVN 9386-1:20121), Thiết kế công trình chịu động đất – Phần 1: Qui định chung, tác động động đất và quy định đối với kết cấu nhà.
TCXD 16:19862), Chiếu ánh sáng nhân tạo trong công trình dân dụng.
TCXD 29:19912), Chiếu sáng tự nhiên trong công trình dân dụng – Tiêu chuẩn thiết kế.
TCXD 230:19982), Nền nhà chống nồm – Tiêu chuẩn thiết kế và thi công.
TCXDVN 264:20022) – Nhà và công trình – Nguyên tắc cơ bản xây dựng công trình để đảm bảo người tàn tật tiếp cận sử dụng.
- Thuật ngữ định nghĩa
3.1. Chiều cao công trình
Chiều cao tính từ cốt mặt đất đặt công trình theo quy hoạch được duyệt tới điểm cao nhất của công trình, kể cả mái tum và mái dốc.
CHÚ THÍCH: Các thiết bị kỹ thuật trên mái (gồm: cột ăngten, cột thu sét, thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời, bể nước kim loại…) không tính vào chiều cao công trình.
3.2. Chiều cao tầng
Chiều cao tầng là khoảng cách giữa hai sàn nhà, được tính từ sàn tầng dưới đến sàn tầng kế tiếp.
3.3. Chiều cao thông thủy
Chiều cao từ mặt sàn hoàn thiện đến mặt dưới của kết cấu chịu lực hoặc trần đã hoàn thiện của tầng đó.
3.4. Số tầng nhà
Số tầng của ngôi nhà bao gồm toàn bộ các tầng trên mặt đất (kể cả tầng kỹ thuật, tầng áp mái, mái tum) và tầng nửa hầm.
CHÚ THÍCH: Các tầng hầm không tính vào số tầng nhà.
3.5. Tầng trên mặt đất
Tầng có cốt sàn cao hơn hoặc bằng cốt mặt đất đặt công trình theo quy hoạch được duyệt.
3.6. Tầng hầm
Tầng có quá một nửa chiều cao nằm dưới cốt mặt đất đặt công trình theo quy hoạch được duyệt.
3.7. Tầng nửa hầm
Tầng có một nửa chiều cao nằm trên hoặc ngang cốt mặt đất đặt công trình theo quy hoạch được duyệt.
3.8. Tầng áp mái
Tầng nằm bên trong không gian của mái dốc mà toàn bộ hoặc một phần mặt đứng của nó được tạo bởi bề mặt mái nghiêng hoặc mái gấp, trong đó tường đứng (nếu có) không cao quá mặt sàn 1,5 m.
3.9. Tầng kỹ thuật
Tầng bố trí các thiết bị kỹ thuật. Tầng kỹ thuật có thể là tầng hầm, tầng nửa hầm, tầng áp mái hoặc tầng thuộc phần giữa của ngôi nhà.
3.10. Diện tích sử dụng
Tổng diện tích làm việc và diện tích phục vụ.
Diện tích các gian phòng, các bộ phận được tính theo kích thước thông thủy tính từ mặt ngoài lớp trát (nhưng không trừ bề dày của lớp vật liệu ốp chân tường) và không tính diện tích các ống rác, ống khói, ống thông hơi, điện, nước… đặt trong phòng hay bộ phận đó.
3.11. Diện tích làm việc
Tổng diện tích các phòng làm việc chính và phòng làm việc phụ trợ.
CHÚ THÍCH: Diện tích làm việc gồm những diện tích sau:
1) Diện tích hành lang kết hợp phòng học trong trường học, chỗ ngồi chơi trong bệnh viện, nhà an dưỡng, nhà hát, rạp chiếu bóng, câu lạc bộ…
2) Diện tích các phòng phát thanh, khối quản lý, phòng bảng điện, tổng đài, phòng phụ của sân khấu, chủ tịch đoàn, phòng kỹ thuật máy chiếu phim…
3.12. Diện tích phục vụ
Tổng diện tích sảnh, hành lang, buồng thang, khu vệ sinh, buồng đệm và các phòng kỹ thuật.
CHÚ THÍCH: Các phòng kỹ thuật là các phòng đặt nồi hơi, phòng đặt máy bơm, máy biến thế, thiết bị thông gió cơ khí, máy điều hòa không khí, phòng để thiết bị máy thang máy chở người, chở hàng hóa.
3.13. Diện tích kết cấu
Tổng diện tích của tường, vách, cột tính trên mặt bằng, bao gồm:
– Tường chịu lực và không chịu lực;
– Tường và vách ngăn;
– Cột;
– Ngưỡng cửa đi, bậu cửa sổ các loại;
– Các ống khói, ống rác, ống thông hơi, ống cấp điện, ống nước đặt ngầm (kể cả phần lỏng ống và bề dày của từng ống);
– Các hốc tường, các khoảng tường trống giữa hai phòng không lắp cửa đi, có chiều rộng nhỏ hơn 1 m và chiều cao nhỏ hơn 1,9m.
CHÚ THÍCH:
1) Diện tích kết cấu của tường, cột đều tính cả lớp trát hoặc ốp tường.
2) Các hốc tường, các khoảng tường trống giữa hai phòng không lắp cửa đi, rộng từ 1,0 m trở lên và cao trên 1,9m (kể từ mặt sàn) thì tính vào diện tích phòng.
3.14. Diện tích sàn của một tầng
Diện tích sàn trong phạm vi mép ngoài của các tường bao thuộc tầng. Phần diện tích hành lang, ban công, logia và các diện tích khác nằm trên sàn cũng được tính trong diện tích sàn.
3.15. Diện tích tầng áp mái
Diện tích đo tại cốt sàn trong phạm vi mép ngoài của các tường bao thuộc tầng áp mái.
3.16. Tổng diện tích sàn của ngôi nhà (công trình)
Tổng diện tích sàn của tất cả các tầng, bao gồm cả các tầng hầm, tầng nửa hầm, tầng kỹ thuật và tầng áp mái.
3.17. Khối tích xây dựng
Tích số của diện tích xây dựng ngôi nhà, diện tích sàn của tầng hoặc phòng nhân với chiều cao của ngôi nhà, tầng nhà và phòng, kể cả tầng kỹ thuật.
3.18. Chỉ giới đường đỏ
Đường ranh giới phân định giữa phần lô đất để xây dựng công trình và phần đất được dành cho đường giao thông hoặc các công trình kỹ thuật hạ tầng.
3.19. Chỉ giới xây dựng
Đường giới hạn cho phép xây dựng nhà, công trình trên lô đất.
3.20. Hệ số mặt bằng K1
Hệ số thể hiện mức độ tiện nghi sử dụng mặt bằng công trình. Hệ số K1 càng nhỏ thì mức độ tiện nghi càng lớn. Hệ số mặt bằng K1 được tính theo công thức sau:
K1 = | Diện tích làm việc | (1) |
Diện tích sử dụng |
CHÚ THÍCH: Hệ số mặt bằng K1 thường lấy từ 0,4 đến 0,6.
3.21. Hệ số khối tích K2
Hệ số thể hiện mức độ tiện nghi sử dụng khối tích công trình. Hệ số mặt bằng K2 được tính theo công thức sau:
K2 = | Khối tích ngôi nhà | (2) |
Diện tích làm việc |
3.22. Mật độ xây dựng
Mật độ xây dựng thuần (net-tô) là tỷ lệ diện tích chiếm đất của các công trình kiến trúc xây dựng trên tổng diện tích lô đất (không bao gồm diện tích chiếm đất của các công trình như: các tiểu cảnh trang trí, bể bơi, sân thể thao ngoài trời (trừ sân ten-nit và sân thể thao được xây dựng cố định và chiếm khối tích không gian trên mặt đất), bể cảnh và các vật thể kiến trúc khác).
Mật độ xây dựng gộp (brut-tô) của một khu vực đô thị là tỷ lệ diện tích chiếm đất của các công trình kiến trúc trên tổng diện tích toàn khu đất (diện tích toàn khu đất bao gồm cả sân đường, các khu cây xanh, không gian mở và các khu vực xây dựng công trình trong khu đất đó).
3.23. Hệ số sử dụng đất HSD
Tỷ số của tổng diện tích sàn toàn công trình trên diện tích khu đất.
HSD = | Tổng diện tích sàn toàn công trình |
Diện tích khu đất |
- Quy định chung
4.1. Thiết kế nhà và công trình công cộng phải đảm bảo an toàn, bền vững, thích dụng, mỹ quan, phù hợp với điều kiện khí hậu tự nhiên và đáp ứng nhu cầu sử dụng.
4.2. Nhà và công trình công cộng trong đô thị khi xây dựng mới, cải tạo, chỉnh trang, nâng cấp phải phù hợp với quy hoạch xây dựng chi tiết hoặc thiết kế đô thị được duyệt, tuân thủ giấy phép xây dựng và các qui định tại quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị của địa phương;
4.3. Không được chiếm dụng trái phép không gian đô thị nhằm mục đích tăng diện tích sử dụng công trình.
4.4. Khi thiết kế nhà và công trình công cộng phải căn cứ vào những điều kiện khí hậu tự nhiên, địa chất thủy văn, các tiện nghi phục vụ công cộng, khả năng xây lắp, cung ứng vật tư và sử dụng vật liệu địa phương.
4.5. Chiều cao nhà và công trình công cộng tùy thuộc vào đồ án quy hoạch được duyệt, tính chất công trình, yêu cầu kỹ thuật và điều kiện kinh tế của từng địa phương để lựa chọn cho phù hợp.
4.6. Nhà và công trình công cộng được thiết kế với cấp công trình theo qui định về phân loại, phân cấp công trình xây dựng dân dụng [1].
4.7. Nhà và công trình công cộng phải đảm bảo an toàn sinh mạng, vệ sinh môi trường, thông gió, chiếu sáng tự nhiên, chiếu sáng nhân tạo [2], đảm bảo an toàn cháy cho nhà và công trình [3].
4.8. Nhà và công trình công cộng được xây dựng ở vùng có động đất hoặc trên nền đất lún phải tuân theo qui định trong TCVN 9386-1:2012.
4.9. Trường hợp nhà và công trình công cộng có chiều dài lớn phải thiết kế khe lún. Khoảng cách giữa các khe lún không lớn hơn 60 m, khoảng cách giữa các khe co giãn trên mái không lớn hơn 15 m.
4.10. Cấu tạo và vật liệu của khe lún phải dựa vào vị trí và yêu cầu để có các biện pháp chống thấm, chống cháy, giữ nhiệt, chống mối mọt phù hợp.
4.11. Mặt ngoài công trình không được sử dụng màu sắc, vật liệu gây ảnh hưởng tới thị giác, sức khỏe con người, yêu cầu về vệ sinh và an toàn giao thông.
Đối với các công trình xây dựng được cấp phép xây dựng mới bên trong khu vực đã được công nhận là di sản văn hóa phải nghiên cứu hình thức kiến trúc phù hợp, sử dụng vật liệu tương đồng về màu sắc, chất liệu với công trình di sản của khu vực;
4.12. Thiết kế, xây dựng nhà và công trình công cộng phải đảm bảo cho người khuyết tật tiếp cận sử dụng như qui định trong TCXDVN 264:2002.
- Yêu cầu về khu đất xây dựng và quy hoạch tổng mặt bằng
5.1. Yêu cầu về khu đất xây dựng công trình
5.1.1. Khu đất để xây dựng nhà và công trình công cộng cần đảm bảo các yêu cầu sau:
- a) Phù hợp với chỉ tiêu sử dụng đất của khu vực được phê duyệt;
- b) Sử dụng đất đai và không gian đô thị hợp lý;
- c) Phù hợp với nhu cầu sử dụng;
- d) An toàn phòng cháy, chống động đất, phòng và chống lũ;
- e) Đạt được hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường;
- f) Phù hợp trình độ phát triển kinh tế của từng địa phương;
- g) Tiết kiệm chi phí, năng lượng, đảm bảo tính năng kết cấu.
CHÚ THÍCH:
1) Nếu trên khu đất xây dựng có các công trình văn hóa, các di tích lịch sử được nhà nước và địa phương công nhận, phải thực hiện theo các qui định có liên quan.
2) Trường hợp chưa có quy hoạch chi tiết, khi xây dựng công trình ở các vùng đất trống, đất mới, cải tạo hoặc xây chen trong khu vực quốc phòng, khu vực thường xuyên có lũ, lụt… cần phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
5.1.2. Khu đất để xây dựng nhà và công trình công cộng phải bố trí sân vườn, cây xanh, bãi đổ xe… và phân khu chức năng rõ ràng, bố trí lối ra vào thuận tiện trong sử dụng và sơ tán khi có tình huống khẩn cấp.
5.2. Yêu cầu về quy hoạch tổng mặt bằng
5.2.1. Thiết kế quy hoạch tổng mặt bằng phải căn cứ vào công năng sử dụng của từng thể loại công trình, dây chuyền công nghệ đã có phân khu chức năng rõ ràng đồng thời phải phù hợp với các quy định có liên quan.
5.2.2. Khoảng cách giới hạn cho phép từ công trình đến chỉ giới đường đỏ và chỉ giới xây dựng tuân thủ quy hoạch chi tiết và thiết kế đô thị của khu vực và phù hợp với qui định về quy hoạch xây dựng [4].
5.2.3. Mặt bằng công trình chỉ được xây dựng sát với chỉ giới đường đỏ khi chỉ giới xây dựng trùng với chỉ giới đường đỏ và được cơ quan quản lý quy hoạch xây dựng cho phép.
5.2.4. Trường hợp nhà và công trình công cộng tập trung nhiều người như rạp chiếu bóng, nhà hát, trung tâm văn hóa, hội trường, triển lãm, hội chợ, ngoài việc tuân theo các qui định có liên quan còn phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- a) Mặt bằng ít nhất phải có một mặt trực tiếp mở ra đường phố;
- b) Tránh mở cổng chính trực tiếp ra trục đường giao thông;
- c) Tại khu vực cổng ra vào công trình cần có diện tích tập kết người và xe trước cổng (còn gọi là vịnh đậu xe). Diện tích này được xác định theo yêu cầu sử dụng và quy mô công trình;
- d) Cổng và phần hàng rào giáp hai bên cổng phải lùi sâu vào so với chỉ giới xây dựng không nhỏ hơn 4 m.
5.2.5. Trường hợp nhà và công trình công cộng đặt trên các tuyến đường giao thông chính thì vị trí lối vào công trình phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- a) Cách ngã tư đường giao thông chính, không nhỏ hơn 70 m;
- b) Cách bến xe công cộng, không nhỏ hơn 10 m;
- c) Cách lối ra của công viên, trường hợp, các công trình kiến trúc cho trẻ em và người khuyết tật, không nhỏ hơn 20 m.
5.2.6. Bố cục và khoảng cách giữa các công trình phải đảm bảo các yêu cầu về phòng chống cháy, chiếu sáng, thông gió, chống ồn, vệ sinh môi trường đồng thời đảm bảo các yêu cầu sau:
- a) Bố trí công trình kiến trúc phải có lợi cho thông gió và chiếu sáng tự nhiên;
- b) Giải quyết tốt mối quan hệ giữa việc xây dựng trước mắt và dự kiến phát triển tương lai, giữa công trình xây dựng kiên cố với công trình xây dựng tạm thời;
- c) Thuận tiện cho việc thiết kế hệ thống kỹ thuật công trình, bao gồm: cấp điện, cấp nước, thoát nước, trang thiết bị kỹ thuật, thông tin liên lạc và các hệ thống kỹ thuật khác;
- d) Thiết kế đồng bộ trang trí nội thất, ngoại thất, đường giao thông nội bộ, sân vườn, cổng và tường rào và các yêu cầu khác (nếu có).
5.2.7. Việc lắp đặt hệ thống kỹ thuật hạ tầng như đường ống cấp thoát nước, thông tin liên lạc, cấp điện, cấp ga không được ảnh hưởng đến độ an toàn của công trình, đồng thời phải có biện pháp ngăn ngừa ảnh hưởng của ăn mòn, lún, chấn động, tải trọng gây hư hỏng.
5.2.8. Đường dành cho xe chữa cháy và xe chữa cháy chuyên dụng phải đảm bảo qui định về an toàn cháy cho nhà và công trình xây dựng [3].
5.2.9. Số tầng hầm trong nhà và công trình công cộng phải tuân theo quy định trong quy hoạch chi tiết khu vực được duyệt và phải đảm bảo yêu cầu sau:
– Phải có tối thiểu 2 lối ra vào tầng hầm.
– Độ dốc của các lối ra vào tầng hầm không lớn hơn 15% và phải được mở trực tiếp ra ngoài, độc lập với lối ra vào của tòa nhà.
5.2.10. Căn cứ vào quy mô và thể loại công trình, số người sử dụng công trình mà tính toán diện tích bãi đỗ xe cho phù hợp. Bãi đỗ xe có thể đặt ngầm hoặc nổi, bên trong hoặc bên ngoài công trình. Tiêu chuẩn diện tích một chỗ đỗ xe được qui định như sau:
- a) Môtô, xe máy: 3,0 m2/xe;
- b) Xe đạp: 0,9 m2/xe;
- c) Ôtô: 25 m²/xe.
5.2.11. Trường hợp chưa có quy hoạch chi tiết được duyệt, khi thiết kế chiều cao của nhà và công trình công cộng phải căn cứ vào các yếu tố sau:
- a) Chiều rộng lộ giới;
- b) Chiều cao của những ngôi nhà xung quanh;
- c) Chiều rộng của bản thân công trình;
- d) Chức năng sử dụng, quy mô và tỷ lệ hình khối, bậc chịu lửa của công trình;
- e) Chiều cao hoạt động của thiết bị chữa cháy của lực lượng phòng cháy chữa cháy đô thị.
CHÚ THÍCH: Các bộ phận không tính vào chiều cao giới hạn của công trình là gian cầu thang, buồng thang máy, bể nước, ống khói cục bộ nhô ra khỏi mặt nhà nhưng tỷ lệ giữa phần nhô ra và công trình phải phù hợp cảnh quan khu vực.
5.2.12. Đối với nhà và công trình công cộng có nhu cầu bảo vệ, ngăn cách với đường phố cần có hàng rào bảo vệ. Hàng rào phải có hình thức kiến trúc thoáng, đảm bảo mỹ quan.
- Yêu cầu về thiết kế kiến trúc
6.1. Chiều cao tầng
6.1.1. Chiều cao thông thủy các phòng trong nhà và công trình công cộng không nhỏ hơn 3,0 m.
6.1.2. Đối với các công trình có các không gian lớn (như hội trường, phòng khán giả, phòng đa năng, giảng đường, các không gian công cộng khác), tùy thuộc yêu cầu sử dụng và kích thước trang thiết bị nhưng chiều cao tầng không nhỏ hơn 3,6m.
6.1.3. Chiều cao thông thủy của tầng hầm, tầng kỹ thuật và tầng áp mái không nhỏ hơn 2,2m.
Trường hợp tầng hầm được sử dụng làm không gian dịch vụ, thương mại thì chiều cao thông thủy không nhỏ hơn 3,0m.
CHÚ THÍCH: Đối với nhà và công trình công cộng có tầng kỹ thuật thì chiều cao của tầng kỹ thuật xác định theo thiết kế, không kể vào chiều cao của tầng nhà, nhưng phải tính vào chiều cao công trình để tính khối tích của ngôi nhà.
6.2. Sảnh, hành lang
6.2.1. Thiết kế sảnh, sảnh tầng, hành lang (giao thông ngang), không gian chuyển tiếp phải đảm bảo lưu thông trong công trình và tính đến khả năng thoát người ra khu vực an toàn khi có sự cố.
6.2.2. Trong nhà và công trình công cộng, sảnh được tính toán theo chỉ tiêu diện tích từ 0,2 m2/người đến 0,3 m2/người.
6.2.3. Chiều rộng hành lang được tính toán theo yêu cầu thoát hiểm, phòng cháy và đảm bảo yêu cầu sau:
– Với hành lang bên: không nhỏ hơn 1,8 m;
– Với hành lang giữa: không nhỏ hơn 2,1 m.
6.3. Khu vệ sinh
6.3.1. Khu vệ sinh phải được ưu tiên chiếu sáng và thông gió tự nhiên trực tiếp.
CHÚ THÍCH: Trường hợp thông gió tự nhiên không đáp ứng yêu cầu thì phải dùng thông gió cơ khí.
6.3.2. Số lượng thiết bị, chiều cao lắp đặt thiết bị trong khu vệ sinh phải phù hợp với yêu cầu kỹ thuật và yêu cầu sử dụng của từng loại nhà và công trình công cộng.
6.3.3. Độ dốc rãnh và độ dốc nền trong các khu vệ sinh không nhỏ hơn 2% hướng về rãnh thoát nước hay phễu thu.
6.3.4. Bề mặt sàn, rãnh trên mặt sàn và bề mặt tiếp xúc của đường ống xuyên qua sàn và sàn với mặt tường phải thiết kế chống thấm, ngăn nước.
6.3.5. Nền và tường khu vệ sinh phải dùng loại vật liệu không trơn trượt, không hút nước, không bám bẩn, chịu xâm thực và dễ làm vệ sinh.
6.4. Bậc thềm, lan can, đường dốc
6.4.1. Bậc thềm ở nơi tập trung đông người có số bậc lớn hơn 3 cần có lan can bảo vệ và bố trí tay vịn hai bên.
6.4.2. Chiều rộng mặt bậc của bậc thềm không nhỏ hơn 0,3m. Chiều cao bậc không lớn hơn 0,15m.
6.4.3. Ở tất cả nơi có tiếp giáp với bên ngoài (như ban công, hành lang ngoài, hành lang bên trong, giếng trời bên trong, mái có người lên, cầu thang ngoài nhà….) phải bố trí lan can bảo vệ và đảm bảo các yêu cầu sau:
- a) Lan can phải làm bằng vật liệu kiên cố, vững chắc, chịu được tải trọng ngang, được tính toán theo qui định trong TCVN 2737;
- b) Chiều cao lan can không nhỏ hơn 1,1m tính từ mặt sàn hoàn thiện đến phía trên tay vịn;
- c) Trong khoảng cách 0,1 m tính từ mặt nhà hoặc mặt sàn của lan can không được để hở;
- d) Khoảng cách thông thủy giữa các thanh đứng không lớn hơn 0,1 m;
- e) Chiều cao tối thiểu của lan can được qui định trong Bảng 1.
Bảng 1 – Chiều cao tối thiểu của lan can
Đơn vị tính bằng milimét
Vị trí | Chiều cao tối thiểu |
1. Lôgia và sân thượng các vị trí cao từ 9 tầng trở lên | 1400 |
2. Vế thang, đường dốc | 900 |
3. Các vị trí khác | 1100 |
6.4.4. Đối với lối vào có bậc cần thiết kế đường dốc đảm bảo người khuyết tật tiếp cận sử dụng với độ dốc từ 1/12 đến 1/20 và tuân theo qui định trong TCXDVN 264:2002.
6.4.5. Đường dốc phải bằng phẳng, không gồ ghề, không trơn trượt và có tay vịn ở cả hai phía.
6.5. Cầu thang bộ
6.5.1. Số lượng, vị trí cầu thang bộ phải đáp ứng yêu cầu sử dụng và thoát người an toàn.
6.5.2. Chiều rộng thông thủy của cầu thang bộ tùy thuộc đặc trưng sử dụng của công trình, tuân theo qui định về an toàn sinh mạng [2], an toàn cháy cho nhà và công trình [3] và các quy định có liên quan.
6.5.3. Khi cầu thang đổi hướng, chiều rộng nhỏ nhất nơi có tay vịn chiếu nghỉ không được nhỏ hơn vế thang. Nếu có yêu cầu vận chuyển những hàng hóa lớn, có thể mở rộng cho phù hợp với yêu cầu sử dụng.
6.5.4. Chiều cao của một đợt thang không nhỏ hơn 2,0 m và phải bố trí chiếu nghỉ. Chiều dài và rộng của mỗi chiếu tới, chiếu nghỉ ít nhất phải bằng chiều rộng nhỏ nhất của vế thang.
1) Các TCVN sắp ban hành
2) Các TCXD và TCXDVN được chuyển thành TCVN
VIETNAMESE NATIONAL STANDARDS
TCVN 4319:2012
2nd edition
PUBLIC BUILDINGS – BASIC RULES FOR DESIGN
Table of contents
5 Requirements for the land and master planning. 11
5.1 Requirements for the land. 11
5.2 Requirements for master planning. 11
6 Requirements for architectural design. 13
6.4 Risers, guardrails, ramps. 14
6.10 Vent pipes and garbage pipes. 19
7 Requirements for technical system design. 21
7.1 Water supply, drainage and environmental sanitation. 21
7.2 Lighting – Power supply – Lightning protection. 21
7.3 Ventilation, air conditioning. 23
7.4 Communication, telecommunication systems. 24
8 Requirements for fire prevention system.. 24
9 Requirements for finishing work. 28
Preface
TCVN 4319:2012 supersedes TCVN 4319: 1986.
TCVN 4319:2012 was changed from TCXDVN 276:2003 in accordance with clause 1 Article 69 of the Law on Standards and Technical Regulations and Point b) Clause 1 Article 7 of the Government’s Decree No. 127/2007/ND-CP dated August 01st, 2007 detailing the implementation of a number of articles of the Law on Standards and Technical Regulations.
TCVN 4319:2012 compiled by Institute of Architecture, Urban & Rural Planning – Ministry of Construction, proposed by Ministry of Construction, verified by General Department of Standards – Measurement – Quality, issued by Ministry of Science and Technology.
Public Buildings – Basic rules for design
1 Scope of application
This standard is applied to design and construct new or renovated public buildings including medical centers, sports, culture, educational facilities, administrative offices at all levels and other public buildings.
NOTE: Classification of public buildings is taken according to regulations on classification and decentralization of civil, industry and urban technical infrastructure [1].
2 References
The following references are necessary for the application of this regulation. For any reference specifying the year of publication, the stated version is applied. For any reference without the year of publication, the latest version, including amendments and additions (if any) is applied.
TCVN 2622, Fire prevention and protection for houses and buildings – Design requirements.
TCVN 2737, Load and impact – Design standards.
TCVN 3890, Fire protection equipment for houses and buildings – Equipment, layout, inspection and maintenance.
TCVN 4474, Internal water drainage. Design standards
TCVN 4513, Internal water supply. Design standards.
TCVN 4605, Thermal engineering – Covering structure – Design standards.
TCVN 5502:2003, Domestic water supply – Quality requirements.
TCVN 5674, Completion in construction. Construction acceptance.
TCVN 5687:2010, Ventilation – air conditioning – Design standards.
TCVN 5738, Automatic fire alarm system – Technical requirements.
TCVN 6160, Fire protection – High-rise buildings – Design requirements
TCVN 6161, Fire protection – Market and Trade Center – Design requirements.
TCVN 6772:2000, Water quality. Domestic wastewater – Permitted pollution limit.
TCVN 7447, Electrical installation system of buildings.
TCVN 7505:2005, Rules for using construction glass – Selection and installation.
TCVN 7958:2008, Protection of construction works – Prevention of termites for new construction works.
TCVN 9385:20121), Lightning protection for construction works – Guidance on system design, inspection and maintenance.
TCVN 9386-1:20121), Earthquake-resistance works design – Part 1: General provision, earthquake impact and regulations for house structures.
TCXD 16:19862), Artificial lighting in civil engineering.
TCXD 29:19912), Natural lighting in civil engineering – Design standards.
TCXD 230:19982), Anti-porous foundation – Design and construction standards.
TCXDVN 264:20022) – Houses and buildings – Basic construction rules for the disabled to access into.
3 Interpretation
3.1 Building height
The height is calculated from the ground elevation of the building under the approved planning to the highest point of the building, including the upper floor or sloping roof.
NOTE: Technical equipment on the roof (antennas, lightning conductors, solar energy equipment, metal water tanks, etc.) are not included in the height of the building.
3.2
Floor height
The floor height is the distance between the two floors, calculated from the floor below to the next floor.
- Vietnam standards to be issued
- Construction standards and Vietnam construction standards changed into Vietnam standards
3.3
Vertical clearance
The height from the finished floor surface to the underside of the finished bearing structure or ceiling of that floor.
3.4
Number of floors
Number of floors of a house includes all floors on and above the ground (including the technical floor, attic floor, upper floor) and semi-basement.
NOTE: The basements are not considered as floors.
3.5
Floor on the ground
A floor with its floor level is higher than or equal to the ground level under the approved planning.
3.6
Basement
A floor with more than half of the height is under the ground level under the approved planning.
3.7
Semi-basement
A floor with half of the height is above or equal to the ground level under the approved planning.
3.8
Attic floor
A floor located inside the space of the sloping roof where all or part of its facade is made up of a sloped or folded roof surface, in which the vertical wall (if any) is not 1.5 m higher than the floor.
3.9
Technical floors
A floor for the arrangement of the building’s technical equipment. The technical floor can be a basement, a semi-basement, an attic floor or a floor in the middle part of the house.
3.10
Area of use
Total working area and service area.
The area of the rooms, the parts are calculated according to the net dimension from the outer plastering layer (including the thickness of the layer of wall lining material) and excluding the area of garbage pipes, chimney, vent pipes, electricity, water pipes, etc. placed in the room or that part.
3.11
Working area
Total area of the main working rooms and auxiliary working rooms.
NOTE: The working area includes the followings:
1) The corridor area incorporates classrooms in schools, waiting rooms, playgrounds in hospitals, sanatoriums, theaters, cinemas, clubs, etc.
2) Area of broadcasting rooms, management block, electrical panel room, switchboard, secondary room of the stage, presidency, technical room of projector, etc.
3.12
Service area
Total area of lobby, hallway, staircase, toilet area, buffer zone and technical departments.
NOTE: Technical departments are boiler room, pump room, transformer room, rooms for mechanical ventilation equipment, air conditioners, elevator equipment rooms for carrying people and goods.
3.13
Structure area
Total area of walls, partitions and columns calculated on the ground, including:
- Bearing and non-bearing walls;
- Walls and partitions;
- Columns;
- Door and window thresholds of all kinds;
- Underground chimneys, garbage pipes, ventilation pipes, power supply pipes and water pipes (including the tube inner section and thickness of each pipe);
- The wall recesses, the empty walls between the two rooms are not fitted with doors, with a width of less than 1 m and a height less than 1.9 m.
NOTE:
- The structural area of walls, partitions, and columns shall include both plastering and lining layers of the wall.
- The wall recesses, the blank walls between rooms are fitted with doors, from 1.0 m wide or more and 1.9 meters high (from the floor) shall be included in the area of the room.
3.14
GFA of a floor
Is the floor area within the outer edge of the floor walls. The area of corridor, balcony, loggia and other areas on the floor are also included in the floor area.
3.15
Area of attic floor
Measured at the floor elevation within the outer edge of the wall of the attic floor.
3.16
GFA of the house (building)
Is the GFA of all floors, including basements, semi-basements, technical floor and attic floor.
3.17
Building volume
The volume of the construction area of the house, the area of the floor or room multiplied by the height of the house, floor and room, including the technical floor.
3.18
Red boundary line
The boundary line delineates the part of the land for the construction of the works and the land area reserved for roads or technical infrastructure works.
3.19
Construction boundary line
The limit line allows the construction of houses and buildings on the land.
3.20
K1 ground coefficient
The coefficient shows the useful rate of using the ground. The smaller K1 coefficient is, the more the useful rate is. The K1 ground coefficient is calculated by the following formula:
(1)
NOTE: The K1 ground coefficient is usually taken from 0.4 to 0.6.
3.21
K2 volume coefficient
The coefficient shows the useful rate of using the work volume. The K2 ground coefficient is calculated by the following formula:
(2)
3.22
Building density
Net construction density (netto) is the ratio of the land occupy area by the construction works on the total area of the land lot (excluding the land occupy area by the works such as decorative landscaping, swimming pools, outdoor sport grounds (except for tennis courts and sport grounds that are fixed and occupy ground space), aquariums and other architectural objects).
Aggregate construction density (brutto) of an urban area is the percentage of land occupy area of buildings on a total area of the whole land (the area of the whole area includes the yard, green areas, open spaces and areas in which the works are not built inside such land).
3.23
Land use coefficient HSD
Ratio of GFA of the entire building on the land area.
(2)
4 General provision
4.1 Design of public buildings must ensure safety, sustainability, proper use, aesthetics, suitable to natural climate conditions and meet the requirements.
4.2 Public buildings in urban areas while new construction, renovation, refurbishment, upgrades must be in line with the detailed construction planning or urban design approved, comply with construction permits and rules in the local regulations on urban planning and architecture management;
4.3 It is not allowed to illegally occupy urban space in order to increase the area to use the project.
4.4 When designing public buildings, it must be based on natural climate conditions, hydrogeological conditions, public service facilities, the ability to build and install, supply materials and use local materials.
4.5 The height of public buildings depends on the approved planning projects, the nature of the works, the technical requirements and the respectful conditions of each locality to choose accordingly.
4.6 Public buildings are designed with construction levels according to regulations on classification and decentralization of civil construction works [1]
4.7 Public buildings to ensure the safety of life, sanitation, ventilation, natural lighting, artificial lighting [2], to ensure fire safety for buildings and structures [3].
4.8 Public buildings built in areas of earthquakes or on subsidence ground must comply with the provisions of TCVN 9386-1:2012.
4.9 Where public buildings have large lengths, it is necessary to design subsidence joints. The distance between subsidence joints is not more than 60 m, the distance between the expansion joints is not more than 15 m.
4.10 The structure and material of settling joints must be based on the location and required to take the proper measures for waterproof, fireproof, heat, resist termite.
4.11 The outside of the building must not use colors and materials to affect the eyesight and human health, and hygiene and traffic safety requirements.
For new licensed construction works within the area that has been recognized as a cultural heritage, it is necessary to study the appropriate architectural form, use similar materials in colors and materials with regional heritage works;
4.12 Design and construction of public buildings must ensure for the disabled to access into as prescribed in TCXDVN 264:2002.
5 Requirements for the land and master planning
5.1 Requirements for the land
5.1.1 The land of public buildings should meet the following requirements:
- In consistency with the land use criteria of the approved area;
- Reasonable use of land and urban space;
- In consistency with the demand for use;
- Safety for fire, earthquake and flood prevention;
- Gaining the economic, social and environmental efficiency;
- In consistency with the level of economic development of each locality;
- Cost and energy saving, ensure structural features.
NOTE:
- If there are cultural constructions, historical sites recognized by the State and local authorities, the relevant regulations must be complied with.
- In case there is no detailed planning, it’s required approval from competent authorities for the construction of works in vacant areas, new land, renovating or building in the defense area, the area often suffers from floods, etc.
5.1.2 The construction land of public buildings must be arranged with gardens, trees, car parking and clear functional areas, convenient entry and exit arrangement for use and evacuation in case of emergency.
5.2 Requirements for master planning
5.2.1 The design of the master planning must be based on the utility of each type of work and the technology transfer line for a clear functional subdivision and must comply with the relevant regulations.
5.2.2 The limited distance allowed from the works to the red boundary line and the construction boundary line is in accordance with the detailed planning and urban design of the area and in accordance with the regulations on construction planning [4].
5.2.3 The construction site is only constructed close to the red boundary line when the construction boundary line coincides with the red boundary line and is permitted by the construction planning management authority.
5.2.4 Where public buildings with many people such as cinemas, theaters, cultural centers, halls, exhibitions, fairs, besides complying with the relevant regulations, the following requirements must be met:
- The site must have at least a side directly open to the street;
- The main gate should not be opened directly to the traffic axis;
- In the entrance area of the building, it is necessary to have a gathering area for people and vehicles in front of the entrance (referred to as a parking bay). This area is determined according to the demand and scale of the works;
- The gate and the part of the barrier adjacent to the two sides of the gate must be deeply set back against the construction boundary line of no less than 4 m.
5.2.5 Where the public buildings are located on the main traffic routes, the location of the construction entrance must ensure the following requirements:
- No less than 70 m from the main traffic crossroads;
- No less than 10 m from public bus station;
- No less than 20 m from the exit of parks, schools, architectural works for children and the disabled.
5.2.6 The layout and distance between works must meet the requirements of fire prevention, lighting, ventilation, noise resistance and environmental sanitation and ensure the following requirements:
- Layout of architectural works must be beneficial for natural ventilation and lighting;
- Good settlement of the relationship between immediate construction and future development, between permanent and temporary construction works;
- Convenient for designing technical systems of works, including power supply, water supply, drainage, technical equipment, communication and other technical systems;
- Synchronous design of interior, exterior, internal roads, garden yard, gate and barrier and other requirements (if any).
5.2.7 The installation of technical infrastructure systems such as water supply and drainage pipelines, communication, electricity and gas supply must not affect the safety of the works, and provide measures to prevent the effects of corrosion, subsidence, shock and load causing damage.
5.2.8 Roads for fire trucks and specialized fire trucks must ensure fire safety regulations for houses and construction works [3].
5.2.9 Number of basements in public buildings must be under the provisions in the approved detailed planning of the area and must ensure the following requirements:
- At least 2 ways to and from the basement.
- The slope of the ways to and from the basement is not larger than 15% and must be opened directly outside, independent of the entrance and exit of the building.
5.2.10 Based on the scale and category of the building, the number of people using the building to calculate the parking lot accordingly. Parking lots can be underground or hidden, inside or outside the building. The standard of a parking space is stipulated as follows:
- Motorcycle and moped: 3.0 m2/pc;
- Bicycle: 0.9 m2/pc;
- Car: 25 m3/pc.
5.2.11 In the event that there is no approved detailed planning, the following factors must be followed for the design of public buildings height:
- Width of the road boundary;
- Height of the surrounding building:
- Width of the building itself;
- Function of use, scale and percentage of blocks and refractory levels of the building;
- Height of operation of firefighting equipment of urban fire protection forces.
NOTE: Parts not included in the height limit of the building are the staircase, elevator, and water tank. The local drainage tube protrudes from the house surface but the ratio between the protruding part and the building must be consistent with the area landscape.
5.2.12 For public buildings that need protection, separate barriers should be protected from the street. The barrier must be open-aired and beautiful.
6 Requirements for architectural design
6.1 Floor height
6.1.1 Vertical clearance of rooms in public buildings is not less than 3.0m.
6.1.2 For buildings with large spaces (such as halls, auditoriums, multipurpose rooms, lecture halls, other public spaces), depending on the requirements of use and size of equipment but the height of the floor is not less than 3.6m.
6.1.3 Vertical clearance of basement, technical floor and attic is not less than 2.2 m
Where the basement is used as a service or commercial space, the vertical clearance is not less than 3.0 m.
NOTE: For public buildings with technical floors, the height of the technical floor is determined by design, regardless of the height of the floor, but it must be included in the building height to calculate the volume of the building.
6.2 Lobby, hallway
6.2.1 Design of lobby, floor lobby, hallway (horizontal traffic), transition space must ensure circulation in the building and take into account the possibility of escaping to safe areas if there is any incident.
6.2.2 In public buildings, the lobby is calculated according to the area norm of 0.2 m2/person to 0.3 m2/person.
6.2.3 The width of the hallway is calculated according to emergency exit requirements, fire prevention and the following requirements:
- For side hallway: no less than 1.8 m;
- For middle hallway: no less than 2.1 m.
6.3 Toilet area
6.3.1 The toilet area must be prioritized for direct lighting and natural ventilation.
NOTE: In case of natural ventilation does not meet the requirements, mechanical ventilation will be used.
6.3.2 Number of equipment and height of equipment installation in toilet areas must conform to technical requirements and use requirements of each type of public buildings.
6.3.3 The slot slope and the ground slope in the toilet areas are not less than 2% towards the drainage ditch or the receiving hopper.
6.3.4 The floor surface, the slot on the floor and the exposed surface of the pipe penetrate the floor and floor with the wall surface to be waterproof, water-prevention.
6.3.5 Toilet grounds and walls must use non-slip materials, do not absorb water, do not stain, are subject to erosion and easy to clean.
6.4 Risers, guardrails, ramps
6.4.1 The risers in the crowded place with the number of risers more than 3 need to have guardrails and handrails arranged on both sides.
6.4.2 The width of a riser is not less than 0.3 m. Height of a riser is not more than 0.15 m.
6.4.3 In all places adjacent to the outside (such as balconies, outside corridors, inside corridors, skylights, roofed houses, stairways outside the building …) must arrange guardrails and ensure the following requirements:
- The guardrail must be made of strong, solid materials, withstand horizontal loads, calculated according to the provisions in TCVN 2737;
- The guardrail height is not less than 1.1m from the finished floor surface to the upper handrail;
- Within a distance of 0.1 m from the building surface or the floor of the guardrail, it must not be exposed;
- Net distance between vertical bars is not more than 0.1 m;
- Minimum height of the guardrail is specified in Table 1.
Table 1 – Minimum height of a guardrail
in millimeters
Location | Minimum height |
1. Loggias and terraces of positions from the 9th floor or higher | 1 400 |
2. Stairs, ramps | 900 |
3. Other positions | 1 100 |
6.4.4 For the entrance with a riser to design a slope, it is necessary to ensure that the disabled have access to the slope from 1/12 to 1/20 and comply with the regulations in TCXDVN 264:2002.
6.4.5 The slope must be flat, not rugged, non-slip and has handrails on both sides.
6.5 Stair
6.5.1 Number and position of stairs must meet the requirements of using and safe escape
6.5.2 Horizontal clearance of a stair depends on the usage characteristics of the building, complying with regulations on life safety [2], fire safety for houses and buildings [3] and related regulations.
6.5.3 When the stair changes its direction, the minimum width of the landing handrail is not less than the run. Any demand in carrying big goods can be expanded to match the requirements of use.
6.5.4 The height of a stair is not less than 2.0 m and a landing must be arranged. The length and width of each projection, the landing must be at least equal to the smallest width of the run.
Hơn 1.000 bản dịch mẫu chất lượng cao từ Kho bản dịch mẫu của chúng tôi:
Thỏa thuận sản xuất theo hợp đồng quốc tế song ngữ Anh Việt (mẫu ITC)
599.000 ₫ Original price was: 599.000 ₫.399.000 ₫Current price is: 399.000 ₫.Add to cart
Mẫu Quy chế kiểm toán nội bộ tiếng Anh và song ngữ Anh Việt
999.000 ₫ Original price was: 999.000 ₫.399.000 ₫Current price is: 399.000 ₫.Add to cart
Bản dịch tiếng Anh TCVN 4319:2012 Nhà ở và công trình công cộng – Tiêu chuẩn cơ bản để thiết kế
699.000 ₫ Original price was: 699.000 ₫.499.000 ₫Current price is: 499.000 ₫.Add to cart
Mẫu Báo cáo tài chính tiếng Anh theo thông tư 200/2014/TT-BTC (File excel)
699.000 ₫ Original price was: 699.000 ₫.399.000 ₫Current price is: 399.000 ₫.Add to cart
Hợp đồng thiết kế thi công hệ thống xử lý nước thải song ngữ Anh Việt
499.000 ₫ Original price was: 499.000 ₫.299.000 ₫Current price is: 299.000 ₫.Add to cart
Mẫu giấy đề nghị thanh toán song ngữ Anh Việt gửi khách hàng
349.000 ₫ Original price was: 349.000 ₫.299.000 ₫Current price is: 299.000 ₫.Add to cart
[Song ngữ Anh Việt] Mẫu cam kết không tiết lộ, không gian lận, không cạnh tranh (NCNDA)
499.000 ₫ Original price was: 499.000 ₫.299.000 ₫Current price is: 299.000 ₫.Add to cart
Mẫu phụ lục Yêu cầu kỹ thuật phần mềm song ngữ Anh Việt (Software Requirements Specification)
599.000 ₫ Original price was: 599.000 ₫.299.000 ₫Current price is: 299.000 ₫.Add to cart