NHÌN lên phía trên của nhà thờ tráng lệ ở Istanbul, nay là Bảo tàng Hagia Sophia (xem ảnh), bạn sẽ nhận thấy hai cách tiếp cận thần linh khác nhau hoàn toàn, phản ánh các giai đoạn khác nhau trong lịch sử hình thành và phát triển của tòa nhà. Nằm trong số những bức đẹp nhất từ trước đến giờ, có những bức tranh Ki-tô giáo của Chúa Jesus, Đức Mẹ và những người sùng đạo khác; có thư pháp tinh xảo của Hồi giáo, thể hiện ý tưởng Chúa Jesus nói chuyện với chúng sinh thông qua ngôn ngữ đọc hoặc viết chứ không phải qua hình ảnh hay cử chỉ. Trong suốt giai đoạn lịch sử của tòa nhà, người Hồi giáo có một ác cảm ghê gớm đối với các bức chân dung giống như thật của các sinh vật sống, đặc biệt là hình tượng Muhammad, sứ giả của Chúa – hay hình tượng các nhà tiên tri trước đó, như Nuh (Noah) hoặc Isa (Jesus). Đối với một người nghệ sĩ thì chỉ riêng việc cố gắng khắc họa hình tượng Chúa đã có thể được xem là một hành vi bất kính với Người, bất kính hơn cả vẽ Muhammad. Tại sao vậy?
Những niềm tin như vậy đều bắt nguồn từ sự căm ghét thói sùng bái ngẫu tượng của Hồi giáo, nói chung là về bất cứ điều gì gắn kết Chúa và con người, hoặc làm tổn hại tính độc nhất vô nhị và không thể chia tách của Chúa. Kinh Koran không đặc biệt lên án nghệ thuật hội họa, nhưng lại đề cập nhiều về ngoại giáo và sự sùng bái ngẫu tượng, do đó người Hồi giáo tỏ ra khá thận trọng về bất cứ thứ gì có thể trở thành ngẫu tượng hoặc làm giảm giá trị của việc thờ phụng Chúa. Văn bản thường xuất hiện nhiều nhất trong những tranh biện về lệnh cấm vẽ tranh minh họa là hadith, một trong những bộ sách lớn ghi lại những gì Muhammad đã nói và đã làm. Ông được cho là đã nói những lời cay nghiệt với một người nghệ sĩ. “Bất cứ ai vẽ tranh đều sẽ bị trừng phạt bởi thánh Allah cho đến khi kẻ đó có thể đem lại sự sống cho bức tranh, nhưng hắn sẽ không bao giờ có thể làm được điều đó”. Điều này có nghĩa rằng đối với một con người, việc thử tạo ra một sự sống thể hiện ham muốn chiếm đoạt vai trò của Chúa – và việc cố gắng tạo ra sự sống đó chắc chắn sẽ thất bại.
Những người có niềm tin mạnh mẽ nhất về điều này là những người thuộc dòng Sunni chiếm đại đa số người Hồi giáo trên thế giới, đặc biệt là những nhóm Hồi giáo cực đoan như nhóm Wahhabi thống trị Ả Rập Saudi. Trái lại, Hồi giáo Shia có thái độ cởi mở hơn đối với các bức tranh về con người, bao gồm cả tranh vẽ Muhammad. Tư tưởng khác biệt này đã kích động các phần tử Hồi giáo cực đoan dòng Sunni như Nhà nước Hồi giáo. Họ đã phá hủy đền thờ và các hình tượng của dòng Shia và tuyên bố làm vậy nhằm tẩy uế sự sùng bái ngẫu tượng trong tôn giáo của họ. Trái lại, các nhân vật quan trọng thuộc dòng Shia ở Iraq, Ayatollah Sistani cho rằng các bức tranh vẽ thậm chí khắc họa hình tượng Muhammad đều có thể chấp nhận được, miễn là chúng thể hiện sự tôn kính phù hợp.
Để chứng minh những khiếm khuyết trong lệnh cấm vẽ tranh minh họa, người ta thường chỉ ra rằng theo các nhà lãnh đạo của cả hai dòng Sunni và Shia, các bức chân dung khắc họa hình ảnh con người, bao gồm cả Muhammad, là một nét đặc trưng cơ bản của tiểu họa Ba Tư. Trong thời đại ngày nay, lệnh cấm vẽ tranh về người theo phong cách thần học tại nhiều nước Hồi giáo đang phải đối mặt với nhiều thách thức bởi những hình tượng con người có mặt khắp nơi trong các bộ phim, các chương trình truyền hình và trong các áp-phích tuyên truyền chính trị. Ở các nước Ả Rập, đôi khi người ta phát hiện ra những sự phối hợp khéo léo giữa miêu tả và không miêu tả; trên các biển chỉ đường, chẳng hạn như, hình tượng một người không đầu chỉ đường cho những người đi bộ. Ở mức độ thần học cao hơn một chút, đôi khi người ta khẳng định (ví dụ như, trong quá trình tranh luận giữa Ki-tô giáo và Hồi giáo) rằng ác cảm của Muhammad đối với các hình tượng cũng đã có ngoại lệ. Theo một câu chuyện kể về cuộc đời của ông, ông đã đi đến Ka’aba – nơi thờ phụng đầu tiên ở Mecca – và nhận ra nơi đó có rất nhiều hình tượng, mà sau này đã bị ông phá hủy. Tuy nhiên, ông đã giữ lại hai hình tượng của Chúa Jesus và Đức Mẹ Maria, mặc dù chúng bị che giấu khỏi tầm mắt của công chúng.
Dịch Thuật SMS là công ty dịch thuật chuyên nghiệp, cung cấp hơn 50 ngôn ngữ. Cần dịch tài liệu tiếng Ả Rập chuyên nghiệp và chuẩn xác, dịch tài liệu tôn giáo? Tham khảo bảng giá dịch thuật, gửi yêu cầu báo giá dịch thuật của bạn hoặc liên hệ với chúng tôi qua các số điện thoại 0934436040.